Khám phá làng nghề thúng chai Phú Mỹ

Làng nghề làm thuyền thúng chai truyền thống với hơn 100 năm tại thôn Phú Mỹ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên là một trong số những làng hiếm hoi còn duy trì nghề để phục vụ đi lại và đánh bắt hải sản của ngư dân. Không những thế, thời gian qua sản phẩm của làng nghề còn xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao.
Người nông dân tâm huyết "giữ lửa" nghề truyền thống ở Hạ Mỗ Những nữ nghệ nhân “giữ lửa” làng nghề truyền thống

Một thời vàng son

Là người dân đã gắn bó với nghề làm thúng chai hơn 20 năm tại thôn Phú Mỹ, chị Trương Thị Bích Kiều cho biết, các thế hệ trong gia đình chị đều được ông bà, cha mẹ truyền nghề lại. Sau khi chị lập gia đình, chồng chị đã học làm nghề thúng chai và cùng chị lưu giữ và phát triển nghề truyền thống này suốt bao nhiêu năm qua. Với người phụ nữ này, đằng sau những chiếc thúng chai giản dị đó không chỉ là ánh huy hoàng, tinh hoa một nghề truyền thống, mà còn là ký ức về quê hương và người thân của chị.

Hồi tưởng lại quá khứ, chị Kiều cho biết, thời vàng son, thôn Phú Mỹ có khoảng 50 hộ gia đình mưu sinh bằng nghề đan thúng chai. Nguyên liệu chính để làm thúng chai là tre. Nguyên liệu phụ là phân bò và dầu rái, giúp kết dính, chống thấm nước cho thúng.

Khám phá làng nghề thúng chai Phú Mỹ
Khách du lịch thích thú tham quan làng nghề.

Trong các công đoạn làm thúng chai thì trét dầu rái được coi là công đoạn quan trọng nhất, vì nó quyết định sự thành bại của sản phẩm, giúp nâng tuổi thọ của một chiếc thúng chai lên đến 12-15 năm. Dầu rái là hỗn hợp từ bột cây chai trộn với dầu hỏa (đây chính là nguồn gốc tên gọi của “thúng chai”), được trét lên thúng chai để bảo vệ và chống thấm (trong quét 3 lớp, ngoài 2 lớp).

Qua đôi bàn tay khéo léo của người thợ thủ công, thuyền đan xong phải được chống thấm bằng dầu rái và phân bò tươi. Đây là công đoạn rất quan trọng, vì nếu bôi không khéo thì thúng sẽ bị thấm nước, mỗi lớp bôi trét là mỗi lần phơi nắng. Trọng lượng của mỗi chiếc thúng chai bình quân gần 1 tạ.

"Thời hoàng kim của nghề, gia đình tôi và các hộ dân khác mỗi tháng kiếm được tiền khá lắm. Bây giờ, nghề bị mai một vì cực khổ, thu nhập thấp, nên lớp trẻ không ai theo nghề.Vợ chồng tôi giữ nghề này được chừng nào thì giữ tới chừng đó", chị Kiều nói.

Liên tục bôi lớp dầu rái vào thúng để phơi cho kịp nắng, chị Kiều cười giòn: "Cực vậy đó, mà không bỏ được. Đôi lúc cũng có nhiều du khách đi ngang qua xin chụp ảnh và làm thử vài công đoạn. Thấy họ mê mẩn ngồi xem, chúng tôi vui lắm!".

Chinh phục xứ người

Thôn Phú Mỹ cũng là một trong các thôn ở Huyện Tuy An từng được nhiều doanh nghiệp du lịch đánh giá có sức hút phát triển du lịch cộng đồng, với khung cảnh làng quê bình yên, nên thơ cùng làng nghề đan thúng chai truyền thống đã hàng trăm năm tuổi.

Thời gian gần đây, khi du lịch đang dần phục hồi sau đại dịch Covid-19, nhiều du khách trong và ngoài nước cũng đã tìm về đây thưởng thức không khí trong lành và trải nghiệm nghề đan thúng này.

Theo bà Phan Thị Hồng Tuyết - Phó Chủ tịch UBND xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, hiện nay chỉ còn khoảng 10 hộ dân làm nghề đan thúng chai truyền thống.

Làng nghề đang dần mai một vì sự ra đời của thuyền thúng composite. Tuy nhiên, để lưu giữ và phát triển làng nghề, chính quyền địa phương đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho người dân từng bước xây dựng, phát triển nghề theo hướng khởi sắc hơn.

Hiện nay, địa phương phối hợp với các hộ dân tiến hành xúc tiến, quảng bá các sản phẩm thúng chai đến gần người tiêu dùng và du khách hơn.

Nếu như trước đây, thuyền thúng chủ yếu phục vụ ngư dân đi biển câu mực, khai thác, đánh bắt hải sản thì hiện nay, loại phương tiện này còn được nhiều nơi đưa vào khai thác du lịch. Nhờ vậy, đầu ra của người làm nghề cũng hứa hẹn hơn.

Chia sẻ trong hào hứng, chị Trương Thị Bích Kiều cho hay, từ khi được chính quyền địa phương quan tâm, gia đình chị và các hộ dân làm nghề khác đã vững tin tìm đường xuất ngoại: "Gia đình chúng tôi đã ký hợp đồng với một số công ty chuyên xuất khẩu đồ truyền thống, trong đó có thúng chai, chủ yếu phục vụ cho ngành du lịch sang các nước Hà Lan, Trung Quốc, Singapore, Úc. Trung bình mỗi tháng cơ sở vừa cung cấp cho công ty xuất khẩu, vừa bán khách hàng lẻ trong nước dao động từ 20 - 40 chiếc, với giá dao động từ 1,3 - 5 triệu đồng/thúng (tùy loại).

Chị Kiều cho biết thêm, mỗi lần đến, sau khi trải nghiệm, khách du lịch cũng biếu các hộ dân giữ nghề vài trăm nghìn. Chị Kiều cho rằng, đây có thể là tín hiệu tốt về việc gìn giữ nghề cổ truyền của cha ông để phục vụ du lịch.

Hy vọng trong tương lai gần, người dân thôn Phú Mỹ nhận thức thực sự được giá trị nguyên bản cổ truyền của nghề đan thúng chai truyền thống để có biện pháp kịp thời nhằm tôn vinh giá trị nghệ thuật của loại sản phẩm độc đáo này. Bởi vì, biển ở đó, nghề biển vẫn còn, ngư dân tiếp tục bám biển, thì nghề đan thúng chai sẽ vẫn hoạt động ở những làng biển.

Cũng theo các ngư dân, thúng chai gắn bó với ngư dân từ bao đời nay. Đó là phương tiện đi lại trên đầm, vịnh và vùng biển ven bờ để ném chài, giăng lưới đánh cá, chuyển tải vật dụng từ bờ ra tàu đánh cá và là ngư cụ hỗ trợ trên những chuyến tàu vươn ra khơi xa để ngư dân câu mực làm mồi câu cá, câu tôm…

Đến thời điểm hiện tại, huyện Tuy An đã xây dựng và phát triển được 12 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm 4 sao và 11 sản phẩm 3 sao. Qua quá trình khảo sát, huyện Tuy An đang lên kế hoạch đưa sản phẩm thúng chai tiếp tục trở thành sản phẩm OCOP của địa phương. Việc đưa sản phẩm OCOP vào giới thiệu tại các sự kiện văn hóa, du lịch sẽ kết nối trực tiếp từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng cũng như nâng tầm giá trị cho sản phẩm.

Để chắp cánh cho làng nghề vươn xa, vươn cao, vẫn cần có sự quan tâm, liên kết chặt chẽ giữa chính quyền địa phương với cá nhân, tổ chức kinh doanh và người thợ sản xuất thúng chai.

Hương Thảo

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

Vốn đầu tư tư nhân vẫn đang đổ vào Việt Nam với sức nóng chưa từng có, bất chấp các cú sốc kinh tế toàn cầu. Đây không chỉ là dấu hiệu của niềm tin, mà còn là động lực mới cho khát vọng chuyển mình của một quốc gia đang đi tới giai đoạn phát triển cao hơn.
Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Với tinh thần nhiệt huyết, cao thượng, trung thực và đoàn kết, các đội bóng đã cống hiến cho khán giả những trận cầu kịch tính, hấp dẫn, tạo nên một sân chơi lành mạnh, bổ ích và tạo cơ hội giao lưu học hỏi lẫn nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các cơ quan, đơn vị. Kết thúc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, đội bóng Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm đã xuất sắc giành Cúp vô địch.
Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Khu phát triển thương mại và văn hóa Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng được đánh giá là một mô hình điển hình để hiện thực hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô về xây dựng Khu phát triển thương mại và văn hóa.
Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Trong không khí phấn khởi của những ngày tháng Tư lịch sử, ngày 22/4, UBND quận Tây Hồ long trọng tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025. Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 1.000 người là giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh và cựu chiến binh trên địa bàn quận.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Ngày 22/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử bị cáo Hoàng Quốc Vượng - cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương cùng 11 bị cáo trong vụ án vi phạm tại Bộ Công Thương và một số tỉnh thành. Tại phiên tòa, bị cáo khai việc xây dựng dự thảo Quyết định số 13 mở rộng đối tượng được ưu đãi giá điện, song không vụ lợi.
Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Quận ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ, Hà Nội đã tập trung toàn lực để triển khai thực hiện dự án, nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ và vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong công tác dân vận, GPMB.
Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 33/2025/QĐ-UBND ngày 21/4/2025 về việc ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin khác

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025

Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025

Tối ngày 19/4, tại Quảng trường Bình Minh, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Cửa Lò năm 2025.
Quảng bá du lịch độc đáo thông qua dự án “Yêu lắm Việt Nam”

Quảng bá du lịch độc đáo thông qua dự án “Yêu lắm Việt Nam”

Hướng tới Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Nhân Dân và đối tác công nghệ Phygital Labs đã triển khai lắp đặt miễn phí gần 200 bảng gắn chip NFC tại các địa danh nổi tiếng ở hơn 60 tỉnh, thành phố nhằm tạo trải nghiệm khám phá độc đáo cho du khách, hỗ trợ, thúc đẩy du lịch các địa phương.
Thị trường Halal - Cơ hội vàng cho du lịch Thủ đô

Thị trường Halal - Cơ hội vàng cho du lịch Thủ đô

Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng ngày càng là điểm đến hấp dẫn với du khách, trong đó có du khách đến từ các nước Hồi giáo. Vì vậy, phát triển các sản phẩm, dịch vụ Halal để nâng cao giá trị của ngành Du lịch Thủ đô là vấn đề thời sự.
Du lịch Tây Ninh: Hút khách ngay từ đầu năm và kỳ vọng lớn với Vesak 2025

Du lịch Tây Ninh: Hút khách ngay từ đầu năm và kỳ vọng lớn với Vesak 2025

Với 2 triệu lượt khách đến núi Bà Đen trong 2 tháng đầu năm, Tây Ninh tiếp tục hứa hẹn trở thành một trong những địa phương dẫn đầu trong ngành Du lịch tại khu vực Nam Bộ.
Xây dựng “Quà tặng du lịch Hà Nội” trở thành thương hiệu mạnh

Xây dựng “Quà tặng du lịch Hà Nội” trở thành thương hiệu mạnh

Hàng trăm món quà đậm đà bản sắc văn hóa Thủ đô đã tạo nên một bức tranh đa sắc màu tại Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025. Trong ba ngày từ 11-13/4, không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng) trở thành nơi hội tụ tinh hoa nghề thủ công truyền thống, đây là cơ hội để du khách trong và ngoài nước khám phá chiều sâu di sản văn hóa Hà Nội.
Khai mạc Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2025

Khai mạc Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2025

Tối ngày 11/4, Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2025 đã khai mạc tại Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và phụ cận, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Vinh danh 69 cá nhân và 155 tổ chức tiêu biểu ngành Du lịch

Vinh danh 69 cá nhân và 155 tổ chức tiêu biểu ngành Du lịch

Chiều 10/4, trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2025, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tổ chức Lễ vinh danh và trao Giải thưởng VITA AWARDS năm 2025.
Doanh nghiệp du lịch Hà Nội mang đến VITM 2025 hàng trăm ưu đãi "khủng"

Doanh nghiệp du lịch Hà Nội mang đến VITM 2025 hàng trăm ưu đãi "khủng"

Ngày đầu tiên của Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hanoi 2025 đã diễn ra sôi động tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE với sự tham gia của hàng trăm đơn vị du lịch trong và ngoài nước. Gian hàng của Sở Du lịch thành phố Hà Nội nổi bật với thiết kế mô hình không gian mở và biểu tượng Khuê Văn Các đã thu hút đông đảo khách tham quan ngay từ những giờ đầu khai mạc.
Địa chỉ đỏ không thể bỏ qua sau khi xem diễu binh tại TP. Hồ Chí Minh dịp 30/4

Địa chỉ đỏ không thể bỏ qua sau khi xem diễu binh tại TP. Hồ Chí Minh dịp 30/4

Loạt sự kiện quy mô chưa từng có nhằm hướng về 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sẽ được tổ chức tại Nam bộ. Sau Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Tây Ninh là điểm đến không thể bỏ lỡ trong dịp 30/4 năm nay.
Xem thêm
Phiên bản di động