Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng hạ tầng du lịch Thủ đô
Mở rộng cánh cửa thị trường du lịch quốc tế Hà Nội và Quảng Châu tăng cường hợp tác thương mại, du lịch Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch văn hóa |
Báo cáo với đoàn kiểm tra, ông Trần Trung Hiếu - Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho biết, trong những năm vừa qua, ngành Du lịch Thủ đô đã chủ động tham mưu, phối hợp cùng các cấp, ngành, các doanh nghiệp triển khai hiệu quả, phù hợp với tình hình mới trong các hoạt động của ngành; tập trung triển khai đồng bộ nhiều nhóm nhiệm vụ, giải pháp phát triển các điểm đến, xây dựng các tour, nhóm sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm của khách du lịch trong và ngoài nước.
Đồng chí Nguyễn Lan Hương - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Trưởng Ban chỉ đạo Cuộc vận động Thành phố phát biểu tại buổi làm việc. |
Bên cạnh đó, Sở cũng gắn kết chặt chẽ chương trình OCOP với hoạt động du lịch của các đơn vị; khuyến khích sử dụng sản phẩm OCOP với du khách, phát triển các không gian giới thiệu sản phẩm OCOP tại các cơ sở du lịch… Tích cực triển khai công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chuyển đổi số ngành Du lịch.
Nhờ đó, Hà Nội tiếp tục được các chuyên trang, tạp chí du lịch uy tín đánh giá cao về mức độ hấp dẫn du lịch như: Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu Thế giới năm 2022; Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á năm 2022; Hà Nội có 48/103 nhà hàng đạt chuẩn Michelin Guide, trong đó, có 3 nhà hàng được gắn 1 sao Michelin - giải thưởng danh giá trong làng ẩm thực thế giới...
Trong năm 2022, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt 18,7 triệu lượt khách, tăng gấp 4,7 lần so với năm 2021, bằng 64,7% lượng khách năm 2019. Trong đó, khách du lịch quốc tế đạt 1,5 triệu lượt khách, bằng 21,4% lượng khách quốc tế đến Hà Nội năm 2019; khách du lịch nội địa ước đạt 17,2 triệu lượt khách, bằng 78,5%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt trên 60.000 tỷ đồng, tăng 5,3 lần so với năm 2021.
Riêng 9 tháng đầu năm 2023, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 18,9 triệu lượt khách, tăng 36,5% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 69,3 nghìn tỷ đồng, tăng 66,9% với cùng kỳ năm trước.
Năm 2023, Thành phố đặt mục tiêu phục vụ tổng số lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt trên 22 triệu lượt khách, tăng 17,6% so với năm 2022. Tổng thu từ khách du lịch đạt trên 77 ngàn tỷ đồng, tăng 28,2%. Công suất sử dụng phòng trung bình của cơ sở lưu trú, khách sạn đạt trên 45%, tăng hơn 5%.
Đoàn công tác đi khảo sát, nắm tình hình về sản phẩm du lịch trên phố Hàng Gai. |
Để đạt kết quả đó, ngành Du lịch Thủ đô tiếp tục triển khai hiệu quả các hoạt động kích cầu du lịch nội địa: Nghiên cứu đầu tư phát triển, khai thác các tuyến du lịch đường thủy nội địa dọc sông Hồng; phối hợp các địa phương tập trung xây dựng, phát triển một số mô hình thí điểm du lịch nông nghiệp, nông thôn tại các huyện: Đan Phượng, Thạch Thất, Thanh Trì, Mỹ Đức, Thường Tín, thị xã Sơn Tây… Khuyến khích các địa phương xây dựng sản phẩm OCOP lĩnh vực du lịch.
Tập trung nâng cấp, phát triển các tuyến du lịch từ trung tâm thành phố đến: Làng nghề gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm); chùa Hương (huyện Mỹ Đức) kết nối với khu du lịch Tam Chúc (Hà Nam) - Tràng An (Ninh Bình); khu vực Sơn Tây - Ba Vì; Thạch Thất - Quốc Oai; Đông Anh - Sóc Sơn; Hà Đông và phụ cận.
Bên cạnh đó, chủ trì, phối hợp với các đại sứ quán, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tham gia, tổ chức các chương trình xúc tiến thu hút khách quốc tế tại các thị trường trọng điểm như: Đông Bắc Á, Pháp, Nhật Bản, London, Anh, Singapore và một số nước Châu Âu, Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc...
Tổ chức các sự kiện, chương trình, lễ hội quảng bá du lịch chuyên nghiệp, hấp dẫn, đặc sắc, đặc biệt là các sự kiện thường niên, mang dấu ấn thương hiệu du lịch Thủ đô như: Cuộc thi ảnh du lịch (Thủ đô Hà Nội chào đón bạn - Welcome Ha Noi City); Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2023; Liên hoan làng nghề, phố nghề Hà Nội năm 2023; Festival Áo dài Hà Nội 2023….
Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang đề xuất, Thành phố hỗ trợ các làng nghề khâu thiết kế để sản xuất ra các sản phẩm quà tặng hấp dẫn, hướng tới phát triển ngành công nghiệp quà tặng; đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hóa, quà tặng, sản phẩm du lịch, bảo đảm nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đặc biệt đối với hàng hóa Việt Nam.
Thời gian qua, xuất hiện nhiều trường hợp lừa đảo tour du lịch trong và ngoài nước gây bức xúc cho du khách, làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh du lịch của Thủ đô nói riêng, cả nước nói chung. Vì vậy, rất cần sự vào cuộc của các lực lượng chức năng để làm minh bạch, trong sạch thị trường du lịch. Các doanh nghiệp du lịch Hà Nội phải đoàn kết hơn nữa, cùng nhau bảo hộ các sản phẩm du lịch, nhằm phát triển tốt ngành kinh tế du lịch, xây dựng thương hiệu ngành Du lịch Thủ đô, tránh để đánh mất mình trên sân nhà.
Phát biểu kết luận tại buổi kiểm tra, đồng chí Nguyễn Lan Hương đánh giá cao công tác triển khai thực hiện cuộc vận động của Sở Du lịch Hà Nội và thành tựu của ngành Du lịch Thủ đô trên nhiều lĩnh vực, hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch...
Đoàn công tác đi khảo sát, nắm tình hình về sản phẩm du lịch. |
Để công tác triển khai Cuộc vận động đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tới, đồng chí Nguyễn Lan Hương đề nghị ngành Du lịch cần triển khai tốt Nghị quyết 06 về du lịch và Nghị quyết 09 về văn hóa, đây là cơ hội thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của ngành Du lịch với tư cách là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào sự phát triển bền vững của Thủ đô.
Vì vậy, đòi hỏi sự vào cuộc tích cực của Sở Du lịch làm tốt vai trò là thành viên của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động Thành phố; tiếp tục làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, truyền thông về du lịch Hà Nội tương xứng với tiềm năng của Thủ đô đến với các sở, ngành.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại ngành Du lịch, nâng cao chất lượng hạ tầng du lịch; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư liên quan đến du lịch, đòi hỏi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp ngành Du lịch.
Chủ động gắn kết, tham mưu cho Thành phố trong việc thực hiện tốt trách nhiệm quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh giữa các doanh nghiệp du lịch...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai
Chỉ đạo - Điều hành 04/11/2024 13:36
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam tại Cuba
Chỉ đạo - Điều hành 04/11/2024 11:03
Hà Nội: Trích 7 tỷ đồng hỗ trợ 3 tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả cơn bão số 6
Chỉ đạo - Điều hành 01/11/2024 21:41
Các cơ quan báo chí Hà Nội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng thông tin
Chỉ đạo - Điều hành 01/11/2024 17:51
Hà Nội xem xét, thông qua đề án về giao thông thông minh
Chỉ đạo - Điều hành 01/11/2024 17:31
Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn trao Huy hiệu Đảng tặng đảng viên quận Đống Đa
Chỉ đạo - Điều hành 01/11/2024 13:51
Hà Nội đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu đạt 95%
Chỉ đạo - Điều hành 30/10/2024 17:21
Hà Nội tháo gỡ vướng mắc dự án chậm triển khai
Chỉ đạo - Điều hành 30/10/2024 14:07
Hà Nội nâng cấp, mở rộng nền tảng ứng dụng iHanoi
Chỉ đạo - Điều hành 29/10/2024 18:02
Khơi dậy khát vọng cống hiến vì Hà Nội xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại của thanh niên
Chỉ đạo - Điều hành 29/10/2024 18:01