Đẩy mạnh truyền thông về Luật Thủ đô 2024 bằng nhiều hình thức

(LĐTĐ) Sáng 14/8, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) thành phố Hà Nội tổ chức phiên họp sơ kết 6 tháng đầu năm và định hướng nhiệm vụ trọng tâm công tác PBGDPL 6 tháng cuối năm 2024.
Rà soát văn bản quy phạm pháp luật thực hiện Luật Thủ đô Phải có cơ chế đặc thù để xây dựng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thành hạt nhân đổi mới sáng tạo

Tăng cường tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của người dân

Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND), Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp có Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp Phan Hồng Nguyên và các thành viên Hội đồng phối hợp PBGDPL thành phố Hà Nội.

Báo cáo tại phiên họp, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương cho biết, để triển khai các nhiệm vụ theo Kế hoạch số 325/KH-UBND ngày 29/12/2023 của UBND thành phố Hà Nội về PBGDPL, hòa giải cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn Thành phố năm 2024, Sở Tư pháp đã chủ động và kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến các luật, nghị quyết mới được Quốc hội thông qua, hướng dẫn triển khai thực hiện công tác PBGDPL năm 2024 trên địa bàn Thành phố.

Bám sát sự chỉ đạo của Trung ương và thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố, các ngành, các cấp, tổ chức đoàn thể, Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố đẩy mạnh truyền thông dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) theo tiến trình xây dựng Luật.

Đồng thời tăng cường thông tin, tuyên truyền các văn bản pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người dân và doanh nghiệp được Quốc hội thông qua, phổ biến thực tiễn chấp hành pháp luật, chính sách mới thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, các quy định liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp.

Đẩy mạnh truyền thông về Luật Thủ đô 2024 bằng nhiều hình thức
Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương trình bày báo cáo tại phiên họp. (Ảnh: Khánh Huy)

Tiếp tục giới thiệu các văn bản pháp luật góp phần thực hiện chủ đề công tác của Thành phố năm 2024 “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”; triển khai thực hiện Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ, công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư Dự án đường vành đai 4 trên địa bàn Thành phố, cải cách hành chính, thủ tục hành chính, trật tự văn minh đô thị, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông...

Nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu Lý lịch tư pháp (Phiếu LLTP) tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, Sở Tư pháp Thành phố đã tăng cường tuyên truyền việc triển khai cấp Phiếu LLTP trực tuyến toàn trình qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Thành phố Hà Nội.

Từ ngày 22/4/2024, Sở Tư pháp triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu LLTP trên VNeID. Để kịp thời tuyên truyền đến người dân, Sở Tư pháp xây dựng video tuyên truyền hướng dẫn quy trình cấp Phiếu LLTP trên VNeID. Đồng thời, tham mưu UBND Thành phố trình Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành Nghị quyết hỗ trợ 100% phí cung cấp thông tin LLTP qua VNeID trên địa bàn Hà Nội đến hết ngày 31/12/2024.

Tham mưu tổ chức cuộc thi tìm hiểu Luật Thủ đô 2024

Ngày 28/6/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), Sở Tư pháp đang tham mưu xây dựng chương trình PBGDPL về Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đồng thời phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị liên quan tổ chức các hội nghị, hội thảo, tuyên truyền, tập huấn, phổ biến các quy định của Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật; in ấn và phát hành tài liệu tuyên truyền Luật Thủ đô; tham mưu UBND Thành phố tổ chức cuộc thi tìm hiểu Luật Thủ đô 2024...

Bên cạnh đó, công tác PBGDPL cho các đối tượng đặc thù được các cấp, các ngành của Thành phố quan tâm triển khai với nhiều nội dung, hình thức phù hợp. Các sở, ban, ngành, đoàn thể tổ chức nhiều hội nghị tuyên truyền pháp luật cho chức sắc, tín đồ tôn giáo, thanh thiếu niên, phụ nữ, công nhân, nạn nhân bị bạo lực gia đình, phạm nhân ở trại giam, cơ sở giáo dưỡng, người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người bị phạt tù được hưởng án treo, người cai nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện ma túy của Hà Nội.

Đẩy mạnh truyền thông về Luật Thủ đô 2024 bằng nhiều hình thức
Tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh.

Ngoài ra, Sở tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền pháp luật cho đối tượng đặc thù qua tổ chức hội nghị, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, giao lưu trực tuyến, qua hoạt động điểm sinh hoạt văn hóa, tổ tự quản, câu lạc bộ pháp luật, địa chỉ tin cậy tại cộng đồng...

Trong những tháng cuối năm, Sở Tư pháp sẽ tiếp tục phát huy trách nhiệm hơn nữa của Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố trong tư vấn, tham mưu về công tác PBGDPL; định hướng nội dung và hình thức tuyên truyền phù hợp theo từng giai đoạn.

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của Thành phố về công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật; chỉ đạo các sở, ngành, đoàn thể tăng cường tuyên truyền, truyền thông về Luật Thủ đô 2024 bằng hình thức phù hợp.

Đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền, khai thác có hiệu quả các ứng dụng mạng xã hội trong PBGDPL; tổ chức triển khai vận hành hiệu quả Trang thông tin điện tử tuyên truyền, phổ biến pháp luật; nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật; triển khai thí điểm một số mô hình PBGDPL mới...

Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương cho biết, Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố cũng sẽ đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi việc thực hiện công tác PBGDPL kết hợp với việc xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật; thường xuyên sơ kết, tổng kết nhân rộng mô hình hay, cách làm hiệu quả để động viên, khen thưởng kịp thời.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

(LĐTĐ) Theo báo cáo của quận Long Biên, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), trên địa bàn quận Long Biên có hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ. Hiện công tác thu dọn, khắc phục hậu quả của bão số 3 đang được các lực lượng trên địa bàn quận triển khai quyết liệt, kịp thời.
Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

(LĐTĐ) Trong thời điểm cơn bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng Công an Thủ đô đã không quản ngại khó khăn, vất vả, nguy hiểm bám sát địa bàn ngay cả trong điều kiện thời tiết mưa gió lớn để bảo đảm an toàn cho nhân dân. Nhiều hình ảnh đẹp của lực lượng Công an Thành phố đã được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Ngày 8/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 12/CĐ-UBND về việc tập trung khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông điều phối lực lượng, phương tiện, thiết bị từ các tỉnh lân cận hỗ trợ cho các tỉnh chịu ảnh hưởng lớn của bão. Mục tiêu trong ngày 8/9 sẽ khôi phục thông tin liên lạc, đảm bảo mạng lưới viễn thông trên toàn bộ khu vực chịu ảnh hưởng của bão được hoạt động ổn định và an toàn.
Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

(LĐTĐ) Tối 8/9, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 18h cùng ngày, đơn vị đã huy động 100% quân số phối hợp với các lực lượng chức năng để dọn dẹp cây xanh, cột điện, biển quảng cáo... bị gãy đổ do cơn bão số 3 gây ra. Hiện tại, giao thông tại Thủ đô đã cơ bản thông suốt, sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại.
Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Triển khai công tác phòng, chống bão số 3, huyện Thạch Thất đã chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình diễn biến của cơn bão. Do có sự chủ động của Ban Thường vụ Huyện ủy, các cơ quan, đơn vị, nhân dân trên địa bàn huyện đã tập trung, khắc phục kịp thời, chủ động ứng phó, không để thiệt hại lớn xảy ra.

Tin khác

Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Chiều 5/9, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn - Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô đã chủ trì phiên họp của Tổ công tác.
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống

Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 gồm 7 chương, 54 điều, với hàng loạt chính sách, cơ chế đặc thù vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Hiện nay, các cơ quan, đơn vị của thành phố Hà Nội đang vào cuộc đồng bộ, rà soát, xác định nhiệm vụ cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ được giao để Luật sớm đi vào cuộc sống, từ đó góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng “văn hiến - văn minh - hiện đại”.
Triển khai Luật Thủ đô: Ưu tiên những nội dung có lợi cho người dân, doanh nghiệp

Triển khai Luật Thủ đô: Ưu tiên những nội dung có lợi cho người dân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Để đưa Luật Thủ đô đi vào cuộc sống, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn cho rằng, việc rất nhiều, thời gian thì gấp, nên các sở ngành, đơn vị phải xác định rõ lộ trình, nỗ lực vào cuộc một cách kỹ càng và chắc chắn.
Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô

Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội khoá 15 thông qua tại Kỳ họp thứ 7 gồm 7 chương, 54 điều, với hàng loạt chính sách, cơ chế đặc thù vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội, sẽ tạo động lực, không gian mới để Thủ đô bứt phá phát triển. Để triển khai thi hành Luật (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025), thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch, phát động thi đua và đang khẩn trương, gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết.
Các cơ quan báo chí đã truyền thông hiệu quả về xây dựng Luật Thủ đô

Các cơ quan báo chí đã truyền thông hiệu quả về xây dựng Luật Thủ đô

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND), Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục (PBGDPL) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn ghi nhận sự vào cuộc của các cơ quan báo chí trong truyền thông dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), góp phần quan trọng vào việc dự thảo Luật được thông qua.
Phải có cơ chế đặc thù để xây dựng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thành hạt nhân đổi mới sáng tạo

Phải có cơ chế đặc thù để xây dựng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thành hạt nhân đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Chiều 9/8, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn đã chủ trì buổi làm việc với Sở Khoa học & Công nghệ (KH&CN) Hà Nội và Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc về việc tổ chức thực hiện kế hoạch của UBND Thành phố về triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024.
Sở Nội vụ Hà Nội thành lập 3 Tổ biên tập, chủ trì xây dựng 12 văn bản thi hành Luật Thủ đô

Sở Nội vụ Hà Nội thành lập 3 Tổ biên tập, chủ trì xây dựng 12 văn bản thi hành Luật Thủ đô

(LĐTĐ) Sở Nội vụ Hà Nội được giao chủ trì tham mưu xây dựng 12 văn bản và phối hợp xây dựng 1 văn bản thi hành Luật Thủ đô.
Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị điều kiện thi hành Luật Thủ đô 2024

Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị điều kiện thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Hiện nay, các cơ quan chức năng của Chính phủ và thành phố Hà Nội đang nỗ lực xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh cho biết, Sở Tư pháp đã xây dựng kế hoạch chi tiết thi hành luật ngay từ khi diễn ra Kỳ họp thứ 7.
Luật Thủ đô 2024: Thúc đẩy chuyển đổi số của Hà Nội nhanh hơn

Luật Thủ đô 2024: Thúc đẩy chuyển đổi số của Hà Nội nhanh hơn

(LĐTĐ) Luật Thủ đô rất quan trọng với thành phố Hà Nội, giúp Thủ đô phát triển bứt phá nhanh hơn trong chuyển đổi số như: Xây dựng cơ chế để thúc đẩy chuyển đổi số của Hà Nội nhanh hơn; sử dụng tài sản công để ứng dụng công nghệ tiến tới Thành phố thông minh.
Luật Thủ đô 2024, gỡ vướng thể chế cho Hà Nội bứt phá

Luật Thủ đô 2024, gỡ vướng thể chế cho Hà Nội bứt phá

(LĐTĐ) Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh cho hay, để triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024, nội dung giao cho Chính phủ quy định chi tiết là 6 nội dung, giao thành phố Hà Nội là 52 nội dung; cùng với đó là rất nhiều đề án, các quyết định cụ thể, dự án, đề án…
Xem thêm
Phiên bản di động