Đẩy mạnh phòng chống vi phạm trong lĩnh vực BHXH

(LĐTĐ) Thời gian qua, các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an, Công an các địa phương và ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phối hợp thường xuyên, hiệu quả trên nhiều lĩnh vực có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của hai ngành, đặc biệt trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Tăng cường đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT 150 doanh nghiệp nợ hơn 40 tỷ đồng BHXH Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Hiệu quả từ phối hợp liên ngành

BHXH Việt Nam cho biết, trước bối cảnh tình hình vi phạm pháp luật ở lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN có chiều hướng gia tăng, diễn biến ngày càng phức tạp, trên cơ sở hiệu quả đạt được trong công tác phối hợp thời gian qua, ngày 21/1/2022, Bộ Công an và BHXH Việt Nam đã ký Quy chế phối hợp số 01/QCPH-BCA-BHXHVN về thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN.

Đẩy mạnh phòng chống vi phạm trong lĩnh vực BHXH
BHXH thành phố Hà Nội và Thanh tra Hà Nội công bố quyết định thanh tra tới các đơn vị nợ đọng tiền BHXH, BHYT, BHTN kéo dài. Ảnh: B.D

Theo đó, thời gian qua, cơ quan Công an và cơ quan BHXH các địa phương đã nghiêm túc triển khai Quy chế số 01/QCPH-BCA-BHXHVN, ký ban hành các Quy chế phối hợp, Kế hoạch liên ngành nhằm bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất giữa hai ngành trong công tác phối hợp và tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Việc triển khai phối hợp giữa cơ quan Công an và cơ quan BHXH được thực hiện thông qua nhiều hình thức, nội dung phong phú, trong đó tập trung: Trao đổi, cung cấp thông tin, số liệu, tình hình nợ BHXH, BHYT, nhất là các đơn vị có số tiền chậm đóng BHXH, BHYT lớn và kéo dài; các thông tin về các vụ việc, hành vi vi phạm pháp luật (trốn đóng, gian lận, trục lợi…) trong lĩnh vực BHXH, BHYT của các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan. Từ đó, nhận định tình hình, tìm ra những giải pháp tối ưu trong việc xử lý và hạn chế các hành vi vi phạm.

Cụ thể, tính đến hết tháng 9/2022, cơ quan Công an và cơ quan BHXH ở tất cả các tỉnh, thành phố đã phối hợp chặt chẽ trong việc đôn đốc thu hồi nợ đọng, số tiền nợ thu hồi thông qua công tác phối hợp đạt gần 500 tỷ đồng. Trong đó, tại một số tỉnh, thành phố thực hiện rất hiệu quả việc phối hợp như: Bình Dương, 9 tháng đầu năm 2022 BHXH tỉnh đã phối hợp với cơ quan Công an đôn đốc thu hồi nợ BHXH của 88 đơn vị, với số tiền đã thu hồi hơn 30 tỷ đồng; BHXH thành phố Đà Nẵng và Công an thành phố Đà Nẵng đã phối hợp chặt chẽ trong việc cung cấp thông tin, tài liệu liên quan doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn để phát hiện và xử lý vấn đề liên quan đến chủ doanh nghiệp bỏ trốn…

Bên cạnh đó, việc phối hợp giữa cơ quan BHXH và cơ quan Công an thực hiện theo Quy chế đã có tác dụng và chuyển biến rõ rệt. Cụ thể, trước đây, các đơn vị sử dụng lao động thường né tránh làm việc với cơ quan BHXH hoặc cử người đại diện không có thẩm quyền giải quyết công việc, khi có sự phối hợp của cơ quan Công an, các đơn vị sử dụng lao động đã cam kết, khắc phục hậu quả và phối hợp với cơ quan BHXH để thực hiện đúng quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN.

Đối với việc kiến nghị khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Điều 216 Bộ luật Hình sự, thực tế có nhiều vướng mắc về chính sách, thẩm quyền trong việc phát hiện, áp dụng hành vi vi phạm, do vậy, việc khởi tố vụ án hình sự đối với tội danh trốn đóng BHXH còn gặp một số khó khăn, cần sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật để tạo sự đồng bộ giữa pháp luật hành chính và pháp luật hình sự, bảo đảm cho quá trình kiến nghị khởi tố, tiếp nhận điều tra, khởi tố vụ án hình sự liên quan đến tội danh trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN.

Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp

Tại Hội nghị cung cấp thông tin định kỳ về BHXH, BHYT, BHTN quý III/2022 diễn ra mới đây, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Lê Hùng Sơn cho biết: Hiện nay, với sự nỗ lực của ngành BHXH Việt Nam và sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ban, ngành liên quan, tình trạng nợ đọng, chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN đang có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, việc chậm đóng vẫn còn diễn ra tương đối phổ biến ở tất cả các loại hình doanh nghiệp.

Nguyên nhân của tình trạng chậm đóng từ nhiều yếu tố khách quan, chủ quan, nhưng chủ yếu vẫn là do ý thức chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN của một số doanh nghiệp chưa cao; cố tình dây dưa, chây ỳ để nợ kéo dài làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động trong việc thụ hưởng các chính sách an sinh.

Cũng theo Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, thời gian qua, bên cạnh việc áp dụng các giải pháp đôn đốc thu, thu nợ BHXH, BHYT, BHTN thì công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm được xác định là giải pháp tích cực trong việc tăng thu, giảm tình trạng chậm đóng và răn đe, phòng ngừa, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các chủ thể tham gia BHXH, BHYT, BHTN góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, đồng thời thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

Kết quả đạt được từ công tác thanh tra chuyên ngành đóng và xử lý vi phạm đã góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức của các tổ chức, cá nhân về vai trò, trách nhiệm, mục đích, ý nghĩa của việc tham gia BHXH, BHYT, từ đó củng cố niềm tin vững chắc trong toàn xã hội về các chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước nói chung và chính sách BHXH, BHYT nói riêng.

Theo đó, trong năm 2021 và 9 tháng đầu năm 2022, thông qua công tác thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BHTN, ngành BHXH đã thu hồi 4.383 tỷ đồng tiền chậm đóng BHXH, BHTN, BHYT (trong đó năm 2021 là 2.445 tỷ đồng, 9 tháng năm 2022 là 1.938 tỷ đồng).

Đặc biệt, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN những tháng cuối năm 2022, BHXH Việt Nam đã quyết liệt chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố áp dụng triệt để các giải pháp thu hồi nợ, trong đó là giải pháp tổ chức các đoàn thanh tra chuyên ngành tập trung thanh tra phương thức đóng, linh hoạt trong việc lựa chọn địa điểm thanh tra bằng việc mời đơn vị đến làm việc tại cơ quan, rút gọn thời gian thanh tra…

Nhờ việc triển khai đồng bộ các nội dung trên, chỉ trong tháng 8 và tháng 9/2022, ngành BHXH Việt Nam đã thực hiện thanh tra chuyên ngành đột xuất tại 2.233 đơn vị chậm đóng từ 3 tháng trở lên và có số nợ lớn, sau thanh tra ngoài việc yêu cầu các đơn vị sử dụng lao động thực hiện kịp thời nghĩa vụ phải đóng BHXH, BHTN, BHYT mới phát sinh còn thu hồi hơn 250 tỷ đồng tiền nợ BHXH, BHTN, BHYT cũ. Dự kiến trong những tháng còn lại của năm 2022 số tiền chậm đóng được thu hồi qua thanh tra sẽ đạt khoảng 200 tỷ đồng/tháng.

Cùng với việc tăng cường thu hồi nợ, giảm tình trạng chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, năm 2021 và 9 tháng năm 2022, qua công tác thanh tra, cơ quan BHXH đã phát hiện 92.380 người chưa tham gia (năm 2021 là 42.000 người, 9 tháng năm 2022 là 50.380 người); đóng thiếu thời gian, đóng thiếu mức đóng với số tiền truy đóng là 246,6 tỷ đồng (trong đó năm 2021 là 127,5 tỷ đồng, 9 tháng năm 2022 là 119 tỷ đồng), qua đó đã góp phần vào việc tăng thu, phát triển người tham gia của ngành.

Lãnh đạo BHXH Việt Nam cho biết: Thời gian tới, ngành sẽ tiếp tục chủ động phối hợp chặt chẽ, tích cực hơn với cơ quan Công an trong việc ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm về BHXH, BHYT, BHTN thông qua việc: Đẩy mạnh trao đổi thông tin liên quan đến lĩnh vực BHXH, BHYT; tăng cường phối hợp thanh tra, kiểm tra đối với những đơn vị, doanh nghiệp có dấu hiệu trốn đóng, nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN. Đặc biệt, sẽ chủ động thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện, điều tra, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH, BHYT; đồng thời, chú trọng thực hiện tốt việc kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.

Hai bên cũng sẽ chủ động tăng cường xây dựng kế hoạch thanh tra liên ngành Công an và BHXH đối với đơn vị có dấu hiệu vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN; nghiên cứu củng cố, hoàn thiện hồ sơ để khởi tố một số đơn vị có hành vi vi phạm về BHXH, BHYT, BHTN; qua đó nâng cao tính răn đe, ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH, BHYT./.

Bảo Duy

Nên xem

Trao đổi kinh nghiệm, giải pháp thu hút lao động khu vực phi chính thức vào tổ chức Công đoàn

Trao đổi kinh nghiệm, giải pháp thu hút lao động khu vực phi chính thức vào tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Đoàn công tác Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có buổi học tập, trao đổi kinh nghiệm với LĐLĐ quận Bình Tân và LĐLĐ Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
LĐLĐ quận Ba Đình: Đồng hành chăm sóc sức khỏe cho người lao động

LĐLĐ quận Ba Đình: Đồng hành chăm sóc sức khỏe cho người lao động

(LĐTĐ) 100 người lao động thuộc Công đoàn cơ sở khối Doanh nghiệp quận Ba Đình đã được khám sức khỏe sinh sản và tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí.
Công an quận Nam Từ Liêm đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất

Công an quận Nam Từ Liêm đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất

(LĐTĐ) Mới đây, Công an quận Nam Từ Liêm trang trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất và chào mừng 10 năm ngày thành lập Công an quận (1/4/2014 - 1/4/2024).
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Sau khi thực hiện sắp xếp Công đoàn Cơ quan Dân Đảng và Công đoàn Cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Gia Lâm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã ra quyết định thành lập 8 Công đoàn cơ sở trực thuộc.
Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn tại các khu công nghiệp

Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn tại các khu công nghiệp

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động công đoàn tại Công đoàn các Khu chế xuất và công nghiệp (KCX&CN) Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.
Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

(LĐTĐ) Rạng sáng 29/3, xe buýt tuyến 101B đã kịp thời đưa 2 người bị thương do tai nạn giao thông vào bệnh viện cấp cứu.

Tin khác

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
Đề xuất bổ sung 3 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm

Đề xuất bổ sung 3 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm

Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đang được lấy ý kiến, cho rằng điều kiện kinh tế - xã hội, thị trường lao động có nhiều thay đổi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã đề xuất bổ sung thêm một số hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm.
Đề nghị cân nhắc bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất

Đề nghị cân nhắc bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất

(LĐTĐ) Đại biểu Ma Thị Thúy đề nghị Chính phủ cân nhắc khi bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất, được quy định tại khoản 5 Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Để không ai muốn rút bảo hiểm xã hội một lần

Để không ai muốn rút bảo hiểm xã hội một lần

(LĐTĐ) “Sẽ không ai muốn rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần nếu như việc để lại có lợi cho họ. Đó là điều mà Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) chưa nêu ra được”… Đây là khẳng định của bà Ngô Thị Liên - Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội khi góp ý vào Dự thảo Luật.
Những góp ý thấu tình, đạt lý

Những góp ý thấu tình, đạt lý

(LĐTĐ) Phản biện về Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội về Quy định danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo tại cơ sở giáo dục công lập của thành phố Hà Nội, nhiều ý kiến khẳng định việc sớm ban hành Nghị quyết là rất cần thiết, bởi đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng, thực hiện công khai, minh bạch các khoản thu - chi, tránh được tình trạng lạm thu vào mỗi đầu năm học.
Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng mức lương hưu tối đa?

Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng mức lương hưu tối đa?

(LĐTĐ) Theo công thức tính mức lương hưu hằng tháng đối với người đóng bảo hiểm xã hội được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nam muốn hưởng lương hưu tối đa phải đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 35 năm; lao động nữ phải đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 30 năm để hưởng mức lương hưu tối đa.
Học sinh khó khăn, có được hỗ trợ mức đóng BHYT?

Học sinh khó khăn, có được hỗ trợ mức đóng BHYT?

(LĐTĐ) Bà Nguyễn Hồng Trang (huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) hỏi: Nhà tôi thuộc diện có hoàn cảnh khó khăn. Tôi muốn hỏi, Nhà nước có chính sách hỗ trợ gì cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn khi tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) không?
6 quyền lợi người lao động được hưởng khi tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

6 quyền lợi người lao động được hưởng khi tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

(LĐTĐ) Khi lương tối thiểu tăng, ngoài việc được tăng tiền lương hàng tháng, người lao động sẽ được tăng một số quyền lợi như: Tăng tiền lương ngừng việc; tăng tiền lương tối thiểu khi chuyển công việc; tăng mức đóng bảo hiểm xã hội; tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp; tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa.
Muốn hưởng lương hưu 75%, phải đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm?

Muốn hưởng lương hưu 75%, phải đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm?

(LĐTĐ) Để được hưởng lương hưu với tỷ lệ tối đa (75%), người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm?
Phạt tiền từ 500 đến 1 triệu đồng đối với công dân không đăng ký tạm trú

Phạt tiền từ 500 đến 1 triệu đồng đối với công dân không đăng ký tạm trú

(LĐTĐ) Theo Điều 27 Luật Cư trú, công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú từ 30 ngày trở lên thì phải đăng ký tạm trú.
Xem thêm
Phiên bản di động