Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn

(LĐTĐ) Đào tạo nghề cho lao động nông thôn có vai trò rất quan trọng, nếu không có chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn thì tiêu chí về tỷ lệ lao động và tiêu chí tăng thu nhập cho người nông thôn rất khó có thể đạt được.
Thêm cơ hội, tăng thu nhập nhờ được đào tạo nghề
Ổn định cuộc sống nhờ có nghề
Kiểm tra công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Phúc Thọ
Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Ảnh minh họa.

Theo báo cáo của Tổng Cục giáo dục Nghề nghiệp, hết tháng 9/2019 đã có trên 9,2 triệu lao động nông thôn được học nghề các trình độ; trong đó có 5,3 triệu người được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng theo chính sách của Đề án 1956. Ước tính đến hết năm 2019, có khoảng 9,6 triệu lao động nông thôn được học nghề các cấp trình độ, đạt 87% mục tiêu của Đề án (11,03 triệu người).

Trong đó số lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng là 5,59 triệu người. Sau khi học nghề, số người có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn. Lao động nữ nông thôn được hỗ trợ học nghề chiếm 59,4%, vượt mục tiêu đề ra. Gần 65% lao động nông thôn học nghề phi nông nghiệp để chuyển nghề; trên 35% lao động nông thôn được học nghề nông nghiệp để tiếp tục làm nghề nông nghiệp có năng suất, thu nhập cao hơn.

Các địa phương đã thống kê có gần 350 ngàn hộ nghèo có người tham gia học nghề có việc làm đã thoát nghèo, chiếm 61,5% số người nghèo tham gia học nghề; gần 300 ngàn hộ có người tham gia học nghề, có việc làm, thu nhập cao hơn mức thu nhập bình quân tại địa phương và trở thành hộ có thu nhập khá; gần 200 ngàn người sau học nghề đã thành lập tổ hợp tác, doanh nghiệp, hợp tác xã. Nhiều mô hình đào tạo nghề có hiệu quả, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp, thực hiện mỗi làng một sản phẩm và tiêu chí xã nông thôn mới, huyện nông thôn mới.

Trên địa bàn Hà Nội, công tác hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng được triển khai sâu rộng, đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao tay nghề, thu nhập cho một bộ phận người lao động. Đây cũng là giải pháp thúc đẩy cơ cấu lao động, việc làm của thành phố chuyển dịch theo hướng tích cực. Tại thị xã Sơn Tây, nhiều hộ chính sách được tham gia đào tạo, phát huy được nghề học ngay tại địa phương hoặc được tuyển dụng vào làm tại doanh nghiệp.

Theo báo cáo kết quả thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của thị xã Sơn Tây, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn được địa phương xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng giúp người dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn thị xã được nâng lên qua từng năm (trước khi thực hiện Đề án năm 2010 là 22% và đến năm 2018 tăng lên 60,3%).

Từ các lớp dạy nghề đã tạo thêm nhiều việc mới, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người lao động. Ngoài ra, các quy mô lớp học cũng được thị xã mở rộng, ngành nghề đào tạo gắn với nghề truyền thống và nhu cầu của bà con. Năm 2018, thị xã Sơn Tây đã tổ chức 57 lớp dạy nghề cho 1.984 học viên; trong đó, nhóm nghề nông nghiệp thu hút 1.494 học viên, tổ chức thành 43 lớp; nhóm nghề phi nông nghiệp cũng thu hút 490 học viên, tổ chức thành 14 lớp. Tỷ lệ học viên có việc làm sau học nghề đạt tỷ lệ 83,2%.

Huyện Chương Mỹ cũng là một trong số những huyện đi đầu và áp dụng thành công mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Hoàng Minh Hiến: “Thực hiện mục tiêu 80% số lao động sau học nghề gắn với việc làm hoặc có việc làm mới, trước khi tổ chức lớp, huyện đã rà soát, khảo sát nhu cầu học nghề để xây dựng kế hoạch trên địa bàn các xã, thị trấn.

Để việc tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt hiệu quả cao nhất, huyện đã đẩy mạnh xây dựng nội dung, chương trình tuyên truyền trên các phương tiện thông tin cấp huyện và cấp xã. Đồng thời, huy động sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp ở địa phương vào công tác dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn. Huyện đã lựa chọn những cơ sở dạy nghề có đủ năng lực, uy tín để tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt chất lượng”.

Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, năm 2019, toàn thành phố hỗ trợ đào tạo nghề cho hơn 16.000 lao động nông thôn, nâng tổng số người được hỗ trợ đào tạo nghề lên khoảng 200.000 người trong giai đoạn 2009-2019. Sau học nghề, hơn 80% người lao động có việc làm, thu nhập cao hơn. Kết quả này cũng góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thành phố từ 8,43% vào cuối năm 2009, xuống còn dưới 0,5% vào cuối năm 2019; tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 31,4% cuối năm 2009, lên 67,5% vào cuối năm nay.

So với những mục tiêu đề ra tại Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/ 2009, có thể khẳng định, chính sách này được thành phố Hà Nội triển khai linh hoạt, hiệu quả, nhiều chỉ tiêu đã đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tế, công tác hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn có chỗ, có nơi chưa đạt kết quả như mong muốn. Dễ nhận thấy là lượng lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề chiếm tỷ lệ khá cao, nhưng tính ổn định cũng như chất lượng của việc làm chưa cao.

Ông Đỗ Mạnh Hưng – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì cho biết, năm 2018, toàn huyện có 1.710/1.779 lao động nông thôn có việc làm sau khi tốt nghiệp, đạt 96%. Thế nhưng, đại đa số lao động có việc làm do họ tự tạo tại gia đình, nên rất hiếm trường hợp có thu nhập vượt trội so với nghề cũ. Thậm chí, không ít trường hợp theo học nghề này, nhưng lại đi làm nghề khác, gây lãng phí. Năm 2019, kết quả cũng không khả quan hơn.

Từ kinh nghiệm thực tế, ông Đỗ Mạnh Hưng đề nghị, các cơ quan chức năng nghiên cứu giảm thời gian đào tạo đối với một số nghề nông nghiệp, tăng thời gian đào tạo đối với một số nghề phi nông nghiệp, nhằm bảo đảm chất lượng đầu ra cho người học. Cùng với đó là tiếp tục nghiên cứu các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào quá trình tuyển sinh, đào tạo nghề, để người học có việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho họ được tiếp cận với nguồn tín dụng ưu đãi để đầu tư sản xuất, chăn nuôi theo chuỗi.

Nhiều năm tiến hành khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Xuân Thu (huyện Sóc Sơn) Phan Văn Hùng cho rằng, đối với những địa phương có làng nghề, đa số người lao động có nhu cầu học nghề truyền thống của quê hương. Do đó, việc đào tạo nghề cho người lao động tại làng nghề cần thực hiện theo hình thức truyền nghề trực tiếp, thay vì mở lớp tập trung để bảo đảm hiệu quả thực chất.

Về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Nguyễn Thanh Nhàn cho biết, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg sẽ hết hạn vào năm 2020. Bởi vậy, hiện nay, các sở, ngành chức năng và địa phương đang tiếp tục kiểm tra, rà soát nhu cầu học nghề của từng đối tượng, nhu cầu sử dụng lao động của thị trường, từ đó mở các lớp dạy nghề phù hợp với cung – cầu lao động.

Thời gian tới, các cơ quan hữu quan sẽ có đánh giá tổng thể về chính sách nhân văn này nhằm nhìn nhận rõ hơn những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế, để đưa ra các giải pháp hỗ trợ phù hợp hơn trong giai đoạn tiếp theo. Trong trường hợp Quyết định số 1956/QĐ-TTg dừng lại, Sở sẽ tham mưu, đề nghị thành phố ban hành chính sách phù hợp, bảo đảm cho người lao động nông thôn có cơ hội nâng cao năng lực chuyên môn, tay nghề, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của Thủ đô và đất nước.

H. Phong – C. Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

(LĐTĐ) Tối 21/11, tại Philippines, đội tuyển Việt Nam đã có trận tranh ngôi vô địch giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024 với Thái Lan ở trận chung kết.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

(LĐTĐ) Khoảng 150 tiểu quách, bên trong có hài cốt, được phát hiện tại ngõ 167 Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Theo lãnh đạo địa phương, việc phát hiện hài cốt vô danh ở khu vực này đã được dự đoán từ trước. Hiện toàn bộ số tiểu vô danh đang được làm các thủ tục cần thiết để di chuyển về nghĩa trang Yên Kỳ của Thành phố.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

(LĐTĐ) Chỉ với vài thao tác đặt câu hỏi, AI (trí tuệ nhân tạo) hoàn toàn có thể cung cấp và lý giải kiến thức mới, mở ra cơ hội học tập nhanh hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng này khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu AI có thể thay thế vai trò người thầy, người cô trên lớp, đặc biệt trong việc học ngoại ngữ?

Tin khác

Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội (215 Trung Kính, Hà Nội), đã diễn ra Phiên giao dịch việc làm lần thứ hai năm 2024, kết hợp tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Sự kiện do Trung tâm Dịch vụ Việc làm phối hợp với Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức.
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 21/11/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép, tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm

Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm

(LĐTĐ) Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp tại Hà Nội có xu hướng tăng cường tuyển dụng lao động, nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh dịp cao điểm lễ Tết. Dự báo, một số ngành có nhu cầu tuyển dụng tăng cao như: Bán buôn, bán lẻ; công nghiệp chế biến, chế tạo; hoạt động kinh doanh bất động sản…
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) 10 tháng qua, cả nước đã đưa được hơn 130.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt so với mục tiêu đặt ra cho năm 2024 là đưa từ 125.000 lao động trở lên đi làm việc ở nước ngoài.
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!

Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từng là nơi thu hút đông đảo lực lượng lao động từ mọi miền Tổ quốc đổ về. Do tác động của đại dịch Covid-19, đến nay cộng đồng doanh nghiệp vẫn chưa lấy lại phong độ, song nguồn nhân lực xem ra ngày một “hụt hơi”. Đặc biệt, do nhu cầu dịch chuyển lao động từ TP.HCM về quê, nên đến cuối năm thị trường rộng lớn này đang thiếu hụt lượng lao động tương đối lớn.
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai

Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai

(LĐTĐ) Căn cứ trên xu hướng phát triển, sự đầu tư và nhu cầu con người, các chuyên gia đã lựa chọn 10 nhóm ngành nghề được dự đoán có triển vọng trong tương lai.
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024

Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024

(LĐTĐ) Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp, giải pháp thúc đẩy giải quyết việc làm, nên công tác giải quyết việc làm của thành phố Hà Nội ngày càng hiệu quả. Đến hết tháng 10/2024, Thành phố đã thực hiện vượt chỉ tiêu về giải quyết việc làm của năm 2024.
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến

Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến

(LĐTĐ) Nhận thức rõ sức sáng tạo, tinh thần cống hiến của người lao động chính là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, Ban lãnh đạo và Công đoàn Công ty TNHH Hanwha Aero Engines (Thạch Thất, Hà Nội) đã chú trọng đẩy mạnh phong trào sáng kiến cải tiến, kịp thời động viên, khen thưởng người lao động có đề xuất, ý tưởng cải tiến. Từ đó, thúc đẩy phong trào ngày càng phát triển với sự tham gia hưởng ứng của đông đảo người lao động trong Công ty.
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế vượt trội để phát triển nhanh, bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng thực sự là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước. Trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội đã nỗ lực phát huy vai trò của phụ nữ trong việc nâng cao quyền năng kinh tế, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng.
Cơ hội tiếp cận việc làm tốt, thu nhập hấp dẫn

Cơ hội tiếp cận việc làm tốt, thu nhập hấp dẫn

(LĐTĐ) Với gần 1.400 chỉ tiêu tuyển dụng, đa dạng lĩnh vực ngành nghề của các doanh nghiệp đăng ký tham gia, Hội chợ việc làm cho người lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước đã tạo cơ hội việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc và thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản về nước nói riêng.
Xem thêm
Phiên bản di động