Dấu xưa nơi làng cổ Đông Ngạc
Vẻ đẹp đá ong xứ Đoài Lưu giữ “hồn quê” |
1. “Ðất Kẻ Giàn, quan Kẻ Vẽ”, đó là câu lưu truyền trong dân gian để ca ngợi làng Ðông Ngạc - Kẻ Vẽ xưa. Nhiều người truyền nhau, đất này tụ nhiều vượng khí, chính vì vậy có không ít người đỗ đạt, ra làm quan. Từ thời Trần đến thời Nguyễn, Ðông Ngạc có hàng chục Tiến sĩ, Bảng nhãn, Phó bảng và hàng trăm Cử nhân, Tú tài, trong đó có những danh nhân nổi tiếng như Phan Trọng Phiên, Nguyễn Hữu Tạo, Hoàng Tăng Bí, Phạm Văn Trường, Hoàng Minh Giám... Ngoài ra, trên mảnh đất khoa bảng nổi tiếng này, những năm 40 của thế kỷ 20, Trung ương Ðảng và Xứ ủy Bắc Kỳ đã gây dựng cơ sở an toàn khu để từ đây chỉ đạo phong trào cách mạng, tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội và cả nước.
Nét xưa cũ được lưu giữ ở Đông Ngạc. (Ảnh: Giang Nam) |
Đó là những thông tin mà qua nhiều nguồn giúp tôi hiểu hơn về Đông Ngạc. Kỳ thực, với dải đất này không phải đến bây giờ tôi mới ghé thăm. Đận xuân 2020 tôi cũng từng có may mắn ghé thăm và được trò chuyện với những bậc túc nho nơi đây. Dù vậy, khi ghé lại mảnh đất này thì trong tôi vẫn vẹn nguyên nét mới lạ. Ở Đông Ngạc hôm nay có thể thấy sự phát triển rõ nét của một làng quê thời hiện đại. Những mái nhà cao tầng mọc lên ngày một nhiều, chợ búa ngày càng sầm uất, len lỏi, xen kẽ giữa những nếp nhà xưa… tất cả như hòa quyện như một nét chấm phá xưa cũ trong bức tranh hiện đại.
Đến Đông Ngạc nếu không ghé thăm đình Đông Ngạc, hay còn gọi là đình Vẽ thì chuyến đi đó sẽ không thực sự trọn vẹn. Nghe kể, đình được xây dựng từ cách đây hơn 400 năm, với quy mô to lớn cùng nhiều hạng mục kiến trúc cổ kính. Đình được trùng tu nhiều lần qua nhiều thế kỷ, là nơi thờ ba vị thần tượng trưng cho “thiên, địa, nhân” và thờ Tiến sĩ Phạm Quang Dung, người làng có công trùng tu đình năm 1718 và Phạm Thọ Lý, người cung tiến đất làm đình lần đầu năm 1635.
Cho đến nay, ngoài sự năng động trong phát triển kinh tế, người Đông Ngạc luôn tự hào về truyền thống khoa bảng của mình. Đận gặp mặt, ông Lê Văn Châu - Phó Ban quản lý di tích đình Đông Ngạc quả quyết với tôi rằng, Đông Ngạc là một làng Nho học và cốt cách này đã ngấm vào máu thịt. Thế nên, từ xưa đến nay tất cả các nghi thức tâm linh tín ngưỡng các quan hệ gia đình, tộc họ, xóm làng đều được quy định trên dưới rõ ràng theo văn phép, nhưng vẫn giữ tinh thần dân chủ nên mọi việc liên quan đến lợi ích của đất nước, xóm làng đều được đưa ra chốn đình làng cùng hội đồng bô lão bàn bạc không phân biệt giàu sang nghèo hèn.
2. Cơn lốc đô thị hóa không chỉ tạo ra sự phát triển kinh tế, cải thiện đời sống con người mà còn có những mặt trái của nó. Người Hà Nội sống nhiều năm dường như ai cũng biết đến những làng hoa Ngọc Hà, Nhật Tân hay húng Láng… Thế nhưng, những tên hoa, tên rau ấy giờ chỉ còn trong ký ức. Tương tự như vậy, đã có những lúc và có những thời điểm làng cổ trên địa bàn Hà Nội đứng trước nguy cơ bị xóa sổ. Giống như các làng cổ khác của Hà Nội (Đường Lâm, Cự Đà, Làng Mọc...), những ngôi nhà cổ còn sót lại ở làng Đông Ngạc cũng vậy khi phải đối mặt với sự biến thiên không ngừng nghỉ của thời gian và nhịp đô thị.
Tôi từng có dịp ghé qua làng Cựu, xã Vân Từ (huyện Phú Xuyên). Phải thẳng thắn, đây là một trong những ngôi làng cổ mang đậm bản sắc của vùng ngoại thành Hà Nội. Làng Cựu vẫn còn lưu giữ hàng chục ngôi nhà cổ tuổi đời khoảng 100 năm, thậm chí hơn cái độ bách niên. Ngoài ra, nơi đây cũng từng được người dân khắp nơi ca ngợi là “làng thợ may” đệ nhất Hà thành. Cách đây hơn một thế kỷ, những người dân ở làng lên Hà Nội làm ăn, học được nghề may, kinh doanh phát đạt rồi trở lại quê hương xây dựng những ngôi nhà khang trang và nghề may từ đó cũng trở thành nghề truyền thống của dân làng. Người làng giàu vì nghề, có điều kiện để xây dựng nên những căn nhà bề thế. Dễ thấy, nơi đây, dù màu thời gian đã phủ lên những nếp nhà xưa cũ nhưng vẫn không khỏa lấp được những nét kiến trúc độc đáo, đan xen hài hòa của văn hóa Ðông - Tây. Tuy nhiên, qua thời gian, không ít nhà cổ cũng đã bị xuống cấp. Đất không rộng ra thêm nhưng người thì cứ nảy nở, bởi thế có không ít ngôi nhà mới khang trang được dựng lên. Những con đường lát đá xanh của quá khứ đã dần nhường chỗ cho các con đường bê tông kiên cố.
Trong hoàn cảnh tương tự, nhưng lại có phần khởi sắc hơn làng Cựu đó là Đường Lâm. Nhắc đến Sơn Tây, hẳn không ít người sẽ nghĩ ngay đến ngôi làng cổ mang tên Đường Lâm với những di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật như Đình Mông Phụ, Chùa Mía, nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh, đình Cam Thịnh, lăng Phùng Hưng, Ngô Quyền, giếng cổ…
Đường Lâm cũng là quê hương của các danh nhân nổi tiếng như: Vua Ngô Quyền, Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, Giang Văn Minh, bà Man Thiện (mẹ của Hai Bà Trưng), bà chúa Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Phan Kế Toại, Hà Kế Tấn, Kiều Mậu Hãn, Phan Kế An. Chỉ chừng ấy thôi cũng đủ để khiến bất kỳ ai khi đến với vùng đất này cũng đều như lạc vào vùng không gian của vài trăm năm, thậm chí cả nghìn năm trước đó.
Đông Ngạc hoàn toàn có thể trở thành điểm du lịch “hút khách” khi mang trong mình những giá trị kiến trúc, lịch sử, văn hóa. (Ảnh: Giang Nam) |
Đường Lâm nay đã trở thành điểm du lịch được gần xa biết đến. Có những dịp cao điểm khi chưa có dịch Covid-19 bủa vây, trên mảnh đất này bóng dáng của những tốp khách nước ngoài thong dong dạo chơi khắp làng bằng xe đạp hay tản bộ không hiếm. Đấy là một thành công khi Đường Lâm tận dụng được tiềm năng và lợi thế của mình. Thế nhưng, theo tìm hiểu cũng từng có thời điểm Đường Lâm đứng giữa mâu thuẫn giữa việc gìn giữ nhà cổ, làng cổ và phát triển, cải thiện đời sống người dân. Vì sao ư? Bởi sự gia tăng dân số tự nhiên và nhu cầu cải thiện điều kiện chỗ ở của người dân làng cổ là áp lực rất lớn, điều này trực tiếp mâu thuẫn với yêu cầu bảo tồn di tích trong làng cổ. Rất may, đến thời điểm này các nút thắt của vấn đề đã từng bước được tháo gỡ. Hơn hết, các cấp chính quyền thị xã Sơn Tây cũng xác định rõ khi đặt du lịch là ngành kinh tế quan trọng, từ đó có những chính sách quan tâm phát triển.
…Những nỗ lực và giải pháp phát triển du lịch tại Đường Lâm đã dần dần phát huy hiệu quả. Dễ thấy nhất, hiện bất kỳ ai khi đến du lịch Làng cổ Đường Lâm đều có thể thưởng thức những thức quà quê dân dã là “của hiếm” từng thịnh hành thuở xưa cũ như: Kẹo dồi, kẹo vừng, kẹo lạc và chè lam. Nghề làm “quà quê” đã giúp nhiều gia đình làng cổ có điều kiện phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương.
3. Cơn lốc đô thị hóa là thách thức song nó cũng không hẳn là xấu nếu biết tận dụng những tiềm năng sẵn có để phát triển. Với Đông Ngạc cũng vậy. Theo tìm hiểu, nơi đây không chỉ có truyền thống hiếu học mà mảnh đất này hiện còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa, di tích lịch sử có giá trị.
Theo tìm hiểu, Đông Ngạc hiện có hàng chục di tích bao gồm: Đình, đền, chùa, nhà thờ họ… và khá nhiều kiến trúc nhà cổ. Hơn nữa, Đông Ngạc cũng nổi tiếng là một làng ven đô mà nét cổ xưa còn lưu lại trên lối mòn gạch nghiêng in dấu chân gái làng xuất giá, trên rêu phong cổng ngõ gió lùa, trên bia đá chùa xưa và trong cả nét đẹp tảo tần chăm chỉ trong nếp sống từ ngàn xưa truyền lại.
Gần đây, đại dịch Covid-19 làm thay đổi nhu cầu tiêu dùng và khám phá của khách du lịch. Họ có xu hướng tự tìm kiếm địa chỉ du lịch, tự khám phá thay vì tham gia các tour du lịch đông người. Đây là cơ hội tốt với du lịch cộng đồng. Với sự yên bình của một ngôi làng nằm ngay nội thành cùng những giá trị văn hóa, lịch sử vốn có, Đông Ngạc hoàn toàn có thể phát triển về du lịch, trở thành điểm đến cho những người muốn tìm hiểu về lịch sử hoặc tham quan những không gian cổ kính của một ngôi làng cổ, khám phá những nếp nhà với kiến trúc truyền thống./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bão lũ đi qua, tình người ở lại
Chuẩn bị ngân sách khắc phục hậu quả bão số 3
Hà Nội: Cấm các phương tiện lưu thông qua cầu Trung Hà
Sự cố sập cầu Phong Châu xảy ra do đâu?
Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”
Phân luồng giao thông các vị trí úng ngập tại huyện Quốc Oai và Hoài Đức
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 10/9: Trời nhiều mây, có mưa vừa, mưa to và dông
Tin khác
Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”
Chỉ đạo - Điều hành 10/09/2024 06:19
Hà Nội kêu gọi nhân dân Thủ đô tham gia ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ
Thủ đô 09/09/2024 21:22
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm, động viên các hộ dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Nhịp sống Thủ đô 09/09/2024 19:43
Quận Hai Bà Trưng: Giải quyết thủ tục hành chính tại nhà cho người có công, người yếu thế
Nhịp sống Thủ đô 09/09/2024 19:38
Hà Nội yêu cầu rà soát các cầu vượt sông và cấm xe qua các cầu yếu
Chỉ đạo - Điều hành 09/09/2024 18:13
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội tiếp Đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn Thủ đô Viêng Chăn
Nhịp sống Thủ đô 09/09/2024 17:33
Hà Nội: Mực nước sông Bùi, sông Tích trên mức báo động 3
Nhịp sống Thủ đô 09/09/2024 16:21
Chương Mỹ dồn lực khắc phục hậu quả sau bão số 3
Nhịp sống Thủ đô 09/09/2024 15:52
Quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi ảnh nghệ thuật “Đất và người Tây Hồ”
Nhịp sống Thủ đô 09/09/2024 15:08
Quận Bắc Từ Liêm: 23.800 công dân dưới 14 tuổi được cấp căn cước
Nhịp sống Thủ đô 09/09/2024 14:16