Đầu năm mới kiêng kỵ không cho lửa, cho nước để tránh xui xẻo

(LĐTĐ) Theo quan niệm của ông, bà ngày xưa để lại, ngày đầu năm mới (mùng 1 Tết Nguyên đán) để rước lộc vào nhà cho một năm hanh thông, thuận lợi… và mong muốn một năm không gặp xui xẻo, các gia đình nhất định phải kiêng kỵ những điều như: Không cho lửa, không quét nhà đầu năm, không sử dụng kim chỉ…
Tháng đầu năm mới, sản xuất nông, lâm, thủy sản đều tăng Vận động người dân có việc cần thiết mới ra ngoài trong dịp Tết Dương lịch và đầu năm mới 2022

Cụ thể, dưới đây là những điều kiêng kỵ cần tránh làm ngày mùng 1 Tết Nguyên đán:

Không đi chúc Tết sáng sớm mùng 1

Người Việt Nam thường tránh việc đi chúc Tết vào buổi sáng ngày mùng 1, vì không muốn phải xông đất nhà người khác.

Đầu năm mới kiêng kỵ không cho lửa, cho nước để tránh xui xẻo
Theo quan niệm của cha ông để lại, vào đầu năm mới người dân thường kiêng kỵ không cho lửa, cho nước để tránh xui xẻo

Theo phong tục, người xông đất rất quan trọng, sẽ ảnh hưởng đến tài vận của cả gia đình trong suốt một năm. Thế nên ngày mùng 1 Tết, người Việt thường chỉ đến thăm nhà người thân hay họ hàng.

Không quét nhà vào ngày mùng 1

Vào ngày 30 Tết, các gia đình đều sẽ quét dọn nhà cửa sạch sẽ, nên sang ngày mùng 1 thì không cần phải dọn dẹp nữa. Những ngày đầu năm, hầu hết các gia đình Việt đều rất kiêng kỵ việc quét nhà, bởi theo lời ông bà để lại thì quét nhà cũng tức là tự tay hất hết tài lộc ra khỏi cửa.

Không cho lửa đầu năm

Lửa có màu đỏ nên tượng trưng cho sự may mắn, đó là lý do mọi người kiêng kỵ việc cho lửa người khác.

Không cho nước đầu năm

Nước được ví như là nguồn tài lộc trong câu chúc quen thuộc “Tiền vào như nước”, hình ảnh nước đầy ăm ắp cũng tựơng trưng cho sự mát lành, đầy đủ, may mắn. Nên nếu cho nước sẽ khiến tài chính trong năm mới không được thuận lợi, tiền mất tật mang, làm ăn thất bát.

Kiêng để tang vào ngày mùng 1

Ngày mùng 1 là ngày vui của toàn dân khắp cả nước, nên những gia đình có tang sẽ được cất khăn tang trong 3 ngày này. Nếu như có người mất vào đúng ngày mùng 1, người ta sẽ dừng lại việc phát khăn tang và để sang sáng ngày mùng 2.

Còn trường hợp nhà nào mà có người thân chẳng may qua đời ngay ngày 30 thì gia chủ sẽ phải ngay lập tức thực hiện tang lễ trong ngày hôm đó nhằm tránh để sang ngày đầu năm. Đặc biệt, những gia đình có tang tuyệt đối không được đi chúc Tết hay thăm hỏi người khác.

Không sử dụng kim chỉ

May vá trong những ngày đầu năm được cho là sẽ khiến gia chủ phải gánh chịu cảnh khổ sở, khó khăn, vất vả suốt cả năm. Không ít người còn quan niệm rằng, nếu thai phụ vào ngày mùng 1 mà động tới kim chỉ thì khi sinh con, mắt của đứa bé sẽ dẹt như cây kim.

Kiêng vay mượn hoặc trả nợ đầu năm

Ông bà xưa truyền dạy con cháu rằng, không nên cho đồ đạc, tiền bạc hay là vay mượn bất cứ thứ gì vào những ngày đầu năm vì như vậy sẽ làm cho cả gia đình phải rơi vào cảnh túng thiếu suốt cả năm.

Điều kiêng kỵ này có nguồn gốc từ quan niệm, ngày đầu năm mở cửa để đón lộc tài vào nhà, nên trả hoặc cho mượn sẽ giống như “dâng” lộc của mình cho người khác.

Không làm đổ vỡ đồ dùng

Đổ vỡ đồ dùng trong nhà như gương, bát, chén, đĩa, ly, tách vào ngày Tết tức là báo hiệu cho sự đổ vỡ, chia lìa, rất xấu nên phải kiêng kỵ.

Không bất hòa, tranh cãi

Trong ba ngày Tết, mọi người thường cố gắng giữ hòa khí, dù cho có khó chịu như thế nào thì cũng tránh không gắt gỏng hay tranh cãi.

Trẻ con không khóc lóc, người lớn không quát mắng để giữ cho không khí trong suốt một năm luôn được hòa thuận, vui vẻ.

Đây chính là một trong những điều kiêng kỵ ngày Tết mà bạn nên tránh trong những ngày đầu năm này.

Kiêng ăn món xui

Mùng 1, mùng 2, mùng 3 người Việt Nam có quan niệm không ăn những món như thịt chó, thịt mèo, cá mè, thịt ngỗng, thịt vịt vì theo dân gian thì đó chính là những món ăn rất không tốt cho ngày đầu xuân.

Thậm chí có một số vùng còn không ăn tôm, vì sợ đi giật lùi như tôm, còn nếu ăn chúng trong ngày Tết công việc trong năm sẽ không thể tiến tới mà toàn bị thụt lùi lại.

Kiêng trượt chân, vấp ngã

Trẻ con và thanh niên trong những ngày đầu năm thường được người lớn tuổi trong gia đình dặn dò phải đi đứng thật cẩn thận, tránh trượt chân vấp ngã vì như vậy sẽ bị xui xẻo cả năm. Vấp ngã hay trượt chân tượng trưng cho trục trặc, cản trở, không thuận lợi.

Kỵ xông nhà khi không hợp tuổi

Xông nhà hay còn được gọi bằng một cái tên khác là xông đất, đây là một trong những phong tục đã tồn tại từ rất xa xưa của dân tộc Việt chúng ta. Vị khách đầu tiên đến chúc Tết gia đình bạn trong những ngày đầu năm mới thì người đó sẽ được xem là người xông đất cho gia đình của bạn.

Nếu như đó là một người luôn gặp nhiều điều may mắn trong cuộc sống hoặc hợp tuổi với gia chủ thì gia đình bạn sẽ có được nhiều vận may trong suốt năm.

Nhưng ngược lại, những người không hợp tuổi hoặc “nặng vía” thì tuyệt đối không nên đến xông nhà người ta trong ngày đầu năm.

Người có tang cũng không nên đến xông đất nhà người khác nhằm tránh mang vận xui đến với gia đình người ta, đây chính là một trong những điều kiêng kỵ ngày tết mà bạn tuyệt đối tránh.

Tắm rửa, gội đầu hao mòn kiến thức, phúc lành

Có một số nơi, trong những ngày đầu năm mới người ta sẽ kiêng kỵ việc tắm rửa, gội đầu, bởi họ e ngại thần tướng sẽ bị hao mòn đi, tức là tài năng cùng với kiến thức đã tích lũy trong năm cũ sẽ bị trôi sạch.

Ngoài ra cũng không nên giặt giũ vào ngày mồng 1 vì nó ứng với ngày Thủy bá, là vị thần cai quản sự thịnh vượng, sinh sôi, việc xả đi nhiều nước sẽ dẫn đến hao tổn phúc lộc của bản thân.

Kiêng ngồi hoặc đứng trước cửa

Ngồi hay đứng trước cửa chính trong ngày đầu năm không chỉ bị xem là vô duyên mà còn là hành động gây hại đến vượng khí của gia đình.

Luồng khí tốt lành của năm mới trên đường đi vào nhà sẽ bị ngăn lại, làm cho hao tán đi, khiến gia đình đó trong năm mới không được hạnh phúc, thành công, may mắn.

Kiêng vỗ vai, quàng vai người khác

Hành động thân mật này nếu được thực hiện trong những ngày Tết thì rất có khả năng là sẽ gây khó chịu, thậm chí là phản ứng tiêu cực. Vì nhiều người quan niệm rằng vào dịp Tết mà bị vỗ vai hoặc quàng vai thì sẽ bị xui xẻo, gặp chuyện buồn về hạnh phúc.

Thật ra ngay cả những ngày bình thường, vẫn có không ít người kiêng kỵ việc bị người khác vỗ vai hay quàng vai.

Kiêng mặc quần áo màu trắng, đen

Theo quan niệm thì màu trắng và màu đen là hai màu tượng trưng cho tang lễ, chết chóc, nên những ngày đầu năm thì phải mặc quần áo có màu sắc sặc sỡ như màu đỏ, màu vàng, màu hồng, màu xanh… như vậy mới tạo được sự vui vẻ, hưng phấn.

Kiêng giặt giũ

Theo một chuyên gia về văn hóa học, người Việt nên kiêng giặt giũ vào đầu năm vì ngày 1, 2 tháng giêng âm lịch là ngày sinh của thần Thuỷ. Vậy nên việc tránh giặt giũ cũng là cách giúp bạn tránh khỏi những điều xui xẻo.

Kiêng động thổ, đào đất

Khi chưa làm lễ động thổ, kiêng đào đất, giã chày cối, sợ cả năm làm ăn không thuận lợi.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

(LĐTĐ) Với mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, những năm qua, cùng với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, Trường THPT Quang Trung (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm và đồng lòng của tập thể thầy và trò, số lượng và chất lượng giải tại các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp của nhà trường ngày càng tăng, nhiều năm liền nằm trong Top 10 của thành phố.
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

(LĐTĐ) Tại Quyết định phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ có đề cập tới nhiệm vụ của Hà Nội trong việc cải tạo các khu chung cư cũ, các khu nhà ở không bảo đảm tiêu chuẩn. Nhằm hiện thực hoá mục tiêu này, ngay trong năm 2024 Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có nhiều hành động thể hiện quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố, đảm bảo chỗ ở cho người dân, góp phần hạ nhiệt giá chung cư.
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, mô hình nông nghiệp sinh thái đang giúp gắn kết chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên, mang lại giải pháp phát triển bền vững cho khu vực miền núi. Nhờ áp dụng các kỹ thuật nông lâm kết hợp, canh tác hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, người dân không chỉ cải thiện năng suất cây trồng mà còn bảo vệ đất đai, giảm thiểu ô nhiễm và bảo tồn đa dạng sinh học.
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ

(LĐTĐ) Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội cho biết, đơn vị vừa xử lý và yêu cầu tài xế xe buýt nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ, vận hành xe buýt an toàn cho hành khách.
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam

Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam

(LĐTĐ) Mới đây, tại TP. Đà Nẵng, Doanh nhân văn hóa, Nghệ nhân quốc gia Vũ Minh Châu - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu đã vinh dự được Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam và nhiều giải thưởng cao quý khác.
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê

Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, sẽ cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú, Hà Đông) trong khung giờ từ 23h ngày 22/12.
Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé

Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé

(LĐTĐ) Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) xác nhận toàn bộ hạng vé xem trận đấu giữa Việt Nam và Singapore phát hành qua đường online đã được bán hết trong 15 phút.

Tin khác

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong

(LĐTĐ) Sau một thế kỷ đầy biến động, đám cưới của thế kỷ 21 đã mang dáng vẻ rất khác khi xưa. Nhiều gia đình chuộng việc tổ chức đám cưới ở các trung tâm tiệc cưới, các dịch vụ như chụp ảnh, quay phim, trang trí đám cưới mọc lên như nấm. Sự phát triển của kinh tế kéo theo quy mô của tiệc cưới cũng to hơn. Các gia đình cầu kỳ hơn trong các tiểu tiết như hoa trang trí, trang điểm, tráp cưới,..
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đạt được những kết quả quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực hoạt động. Với phương châm “Tăng tốc, sáng tạo, về đích”, ngành đã bám sát và triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng

"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng

(LĐTĐ) Tối 21/12 tới, tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt "Con đường lịch sử" với quy mô hoành tráng, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1. Chương trình do Bộ Quốc phòng và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”

Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa chấp thuận đề xuất của Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố về thiết kế Hội Hoa xuân Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người

(LĐTĐ) Ba tháng cuối năm luôn là mùa cao điểm cưới hỏi. Người người nhà nhà nhộn nhịp chuẩn bị lễ cưới, cỗ cưới, ảnh cưới, mừng cưới,... Trong những sự tất bật và không khí náo nức của những đám cưới, chúng ta nhận ra nhiều thứ đã thay đổi trong vòng chuyển động bất tận của xã hội này, và đám cưới cũng thế.
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024

Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức sáng 18/12, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã nhấn mạnh những thành tựu, kết quả tích cực của lĩnh vực VHTTDL Thủ đô đã đạt được trong năm qua.
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 18/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị.
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại

Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại

(LĐTĐ) Múa rối nước - loại hình nghệ thuật độc đáo của văn hóa Việt Nam, đã tồn tại suốt hàng nghìn năm nay và gắn liền với nền văn minh lúa nước. Trong nhịp sống hiện đại, những nghệ nhân vẫn ngày đêm thổi hồn vào con rối, mang đến niềm vui cho người xem và giữ sức sống cho một nghệ thuật độc đáo của dân tộc.
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ

Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ

(LĐTĐ) Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt" do Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức đã giới thiệu tới công chúng những dấu mốc lịch sử của lực lượng quân đội qua 80 năm, đặc biệt, tôn vinh 9 vị tướng tiêu biểu từng bị thực dân Pháp giam cầm tại các nhà tù. Sau khi thoát khỏi "ngục tù", trải qua rèn luyện và chiến đấu gian khổ, họ đã trở thành những nhà lãnh đạo quân sự tài ba, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!

Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!

(LĐTĐ) Hà Nội đã vào những ngày Đông thực sự. Xuống phố, ta nghe thấy gió lạnh luồn qua từng lớp áo, những đợt gió mùa, đôi lúc kèm theo những cơn mưa lất phất khiến cho tiết trời Đông đã lạnh lại càng thêm giá buốt.
Xem thêm
Phiên bản di động