Đau đáu “giữ hồn” nghề tò he Xuân La

(LĐTĐ) Làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) từ lâu nổi tiếng với nghề truyền thống nặn tò he. Thế nhưng, giữa những biến thiên của thời cuộc, tò he đã từng có giai đoạn tưởng chừng mai một. May mắn thay, nơi đất nghề vẫn còn những nghệ nhân thuỷ chung, họ âm thầm gìn giữ và từng bước làm hồi sinh tò he.
Giữ nét độc đáo làng nghề tò he ở Xuân La Nghệ nhân Tò he chuyển mình trong đại dịch

Làng nghề độc nhất vô nhị

Nhắc đến nghề nặn tò he của làng, cho đến nay người dân Xuân La cũng chỉ mường tượng bằng mốc thời gian “rất lâu rồi” hoặc nghề áng chừng xuất hiện quãng thời gian 400-500 năm trước. Dù không khẳng định cụ thể, nhưng có một điểm chắc chắn là qua các thế hệ, nghề tò he đều được người Xuân La lưu giữ lại theo hình thức cha truyền con nối.

Đau đáu “giữ hồn” nghề tò he Xuân La
Nghệ nhân Nguyễn Văn Đĩnh chia sẻ về nghề làm tò he. Ảnh: Đinh Luyện

Ở làng nghề Xuân La, hầu như ai cũng biết nặn tò he. Nặn tò he đã ngấm vào đất, vào nước, vào máu mỗi người dân nơi đây. Từ những cụ già 70, 80 tuổi đến những em bé còn chưa đến tuổi vào lớp 1, đều mang trong mình niềm say mê, hứng khởi với những “con giống bột”.

Bằng khối óc sáng tạo, đôi bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú, các nghệ nhân đã thổi hồn vào những thúng bột nếp ngũ sắc vô tri vô giác, biến chúng thành những con tò he có hồn cốt với đủ hình thù phong phú, truyền thống, từ các nhân vật cổ tích, những con cá chép cong mình vượt vũ môn, chú trâu thong dong gặm cỏ hay hình tượng Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc. Không chỉ vậy, đến nay, các nghệ nhân Xuân La cũng đã biết cập nhật sở thích, thị hiếu của các khách hàng trẻ và đáp ứng nhu cầu thị trường. Rất nhiều những hình tò he lạ mắt, phong phú như những nhân vật trong truyện cổ tích, truyện tranh được nặn ra như người nhện, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới... đã thu hút thị hiếu khách hàng hơn.

Nhìn bề ngoài nhiều người nghĩ nặn tò he hết sức đơn giản, nhưng thực tế, đây như một môn nghệ thuật, đòi hỏi người làm phải khéo léo, sáng tạo, chính xác trong từng chi tiết thì mới tạo ra sản phẩm bắt mắt. Nghệ nhân Nguyễn Văn Đĩnh (66 tuổi) chia sẻ, người làng thường nặn tò he theo công thức nguyên liệu “2 phần gạo tẻ, 1 phần gạo nếp”. Với tò he, ngoài kỹ thuật vê bột, véo bột, tạo vân, làm màu… thì còn đòi hỏi người làm phải khéo léo, sáng tạo, chính xác trong từng chi tiết.

Theo chia sẻ của nghệ nhân, tất cả khâu đoạn đều phải có bí quyết. Từ chọn gạo gì để làm bột, ngâm ủ ra sao, xay sát thế nào… đều là những công đoạn rất quan trọng. “Chúng tôi không thể chia sẻ bí quyết, nhất là cách làm bột. Ai cũng có thể nặn, nhưng không biết làm bột sẽ nát như cháo, không thể nặn được”, nghệ nhân Nguyễn Văn Đĩnh cho biết.

Theo nghệ nhân Nguyễn Văn Đĩnh, nghề truyền thống tò he Xuân La từng một thuở chịu cảnh mai một. Nghệ nhân của làng, người thì khuất núi, người phải đi hát chầu văn thuê; cả làng rục rịch chuyển nghề gia công màn tuyn, làm mộc… Cùng đó, sự bùng nổ của kinh tế thị trường đã khiến cho nguyên liệu phối màu từ thiên nhiên hiếm hơn, trong khi lớp trẻ chọn nhiều nghề có thu nhập cao để làm giàu và bắt đầu xuất hiện những loại đồ chơi công nghiệp lấn át các món đồ chơi dân gian.

Không chịu khoanh tay đứng nhìn làng nghề ngày càng mai một, những nghệ nhân và những người tâm huyết với nghề tò he Xuân La luôn ý thức được giá trị văn hóa tinh thần của những con tò he, đã tìm mọi cách để khôi phục lại nghề của làng. Bằng sự nỗ lực đáng kể, hơn 20 năm trở lại đây, tò he Xuân La về cơ bản đã được phục dựng và từng bước tìm được chỗ đứng trong đồ chơi Việt. Việc Câu lạc bộ nghệ nhân tò he Xuân La ra đời cũng là bước ngoặt góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề.

Để đến gần hơn với công chúng, Câu lạc bộ đã tổ chức nhiều cuộc thi nặn tò he, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thường xuyên phối hợp biểu diễn tại các sự kiện văn hóa quốc tế, tại các lễ hội, triển lãm, đón tiếp các đoàn khách thăm quan du lịch làng nghề, liên kết giảng dạy môn nghệ thuật nặn tò he tại trường học giúp học sinh và sinh viên hiểu, làm quen với đồ chơi truyền thống.

Truyền lửa thầm lặng

Làng nghề tò he Xuân La là cái nôi sản sinh và hội tụ những nghệ nhân tò he hàng đầu đất nước. Trong số đó, nhiều nghệ nhân cũng đang thầm lặng giữ và phát triển tò he.

Chuyện giữ nghề và truyền lửa nghề của anh Đặng Văn Hậu, người Xuân La là ví dụ. Nghe kể, anh Đặng Văn Hậu đã được tiếp xúc với những con tò he ngay từ khi còn nhỏ.

Ban đầu chỉ xuất phát từ sở thích nhưng dưới sự chỉ dạy tận tình của ông ngoại - nghệ nhân tò he nổi tiếng Đặng Văn Hạ, dần những cục bột màu, những con tò he đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của anh

Anh Hậu chia sẻ, nghề nặn tò he là một nghề quý giá, nó đã nuôi sống cả làng vượt qua những năm tháng khốn khó, thời chiến tranh và cả hiện tại. Nhưng hơn thế, điều làm người con làng Xuân La tự hào là bởi bản thân anh đang giữ gìn nét đẹp văn hoá của người Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng.

Anh Hậu cho biết, đã từng có thời điểm một mình lặng lẽ khăn gói vào Sài Gòn tìm cách học chế biến bột của cánh thợ làm hoa đất. Người Sài Gòn phóng khoáng khuyên Hậu sang Thái Lan, bởi đó mới thực sự là nơi đáng học. Quyết tâm hoàn thiện cho nghề làng, Hậu thuê một phiên dịch rồi cả hai sang Thái Lan ăn dầm ở dề suốt một tuần để học cách làm đất nặn.

Hiện anh Đặng Văn Hậu là một trong những nghệ nhân trẻ nhất làng Xuân La. Người ta biết đến anh ngoài việc nặn và bán tò he tại các hội chợ và trung tâm thương mại vào cuối tuần, anh còn mở thêm lớp dạy nghề tại nhà. Không chỉ vậy, để làng nghề lan tỏa rộng rãi cũng như “ngấm” vào lớp trẻ, mỗi khi nhận được lời mời đến biểu diễn và dạy tò he tại các trường tiểu học, trung học cơ sở và một số nơi trên địa bàn Hà Nội, anh đều nhiệt tình tham gia.

Trong suốt cuộc trò chuyện, tôi thấy nghệ nhân Đặng Văn Hậu khá bận rộn khi điện thoại liên tục đổ chuông. Đó là những đơn đặt hàng chuẩn bị cho ngày Tết Trung thu sắp tới. Người ta tìm đến anh như một địa chỉ quen thuộc không chỉ bởi tò he của anh đẹp mà còn bởi những giá trị văn hóa anh gửi gắm trong đó.

Anh Hậu bảo, khi đứng trước áp lực của cơ chế thị trường, phần đông những người thợ cũng dần trở nên “ăn xổi” hơn, họ làm qua loa mà ít chịu rèn luyện tay nghề. Anh mong những người đang làm công việc nặn tò he sẽ luôn làm với cái tâm yêu nghề để bên cạnh những loại đồ chơi công nghệ, tò he vẫn là cái tên được các em nhỏ thiếu nhi yêu mến.

Cứ thế, bằng những nỗ lực âm thầm, những nghệ nhân như anh Hậu, ông Đĩnh đã góp phần tích cực trong công cuộc bảo tồn, gìn giữ và phát triển nghề truyền thống của cha ông. Chẳng thế mà, tại Hà Nội, trong các sự kiện, công viên, hội chợ… tập trung đông người, đều có mặt thợ tò he làng Xuân La.

Gian tò he mỗi khi xuất hiện đều thực sự trở thành trung tâm, khơi gợi cảm xúc, ký ức và tuổi thơ của biết bao người Hà Nội. Những chú tò he ngộ nghĩnh hếch hếch cái “mặt” trên tay những người nghệ nhân như anh Hậu, ông Đĩnh như kiêu hãnh nói rằng: Giữa “kinh đô” đồ chơi thời hiện đại này, tò he Xuân La vẫn có những giá trị không gì so sánh được.

Nhìn những chú tò he lung linh nhiều màu sắc, tôi đồ rằng, mỗi người lựa chọn một nghề, và nghề nào cũng có thiện lương của nó, tôi luôn hỏi, giữa thách thức của làng nghề và sức cám dỗ của kim tiền hôm nay, có mấy ai dành trọn được yêu thương với công việc mà ông cha đã nhiều đời sáng tạo, dành trọn được cả tâm và trí của mình để thắp lên ngọn lửa nghề như Hậu.

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mai - Nhà nghiên cứu văn hoá dân gian nhận định, bảo tồn văn hóa truyền thống không có nghĩa là giữ khư khư cái gì đã có. Bởi hiện nay sự cạnh tranh trên thị trường là rất nhiều, nhất là đồ chơi hiện đại. Việc những người nghệ nhân hiện nay đang cố gắng làm thế nào để tò he được phát triển bền vững và để quảng bá đến nhiều nước trên thế giới là rất cần thiết.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Xanh hóa” xe buýt: Cần sự đồng lòng, đồng bộ để phá vỡ các rào cản

“Xanh hóa” xe buýt: Cần sự đồng lòng, đồng bộ để phá vỡ các rào cản

(LĐTĐ) Tại Hà Nội, cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, công tác đầu tư, đổi mới đoàn phương tiện xe buýt là hết sức cần thiết, góp phần vì một Thủ đô xanh, thân thiện môi trường. Tuy nhiên, để đưa xe buýt sử dụng năng lượng sạch đi vào sử dụng là không hề dễ, đòi hỏi quyết tâm cao cùng cơ chế, chính sách hỗ trợ và một lộ trình cụ thể.
Yên Phong, Bắc Ninh - miền đất hứa cho các nhà đầu tư

Yên Phong, Bắc Ninh - miền đất hứa cho các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Với lợi thế quỹ đất lớn và được quy hoạch trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, huyện Yên Phong - Bắc Ninh đang nổi lên như một “địa điểm vàng” thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư bất động sản.
Để Thủ đô có "nguyên khí" mạnh, phải "mở khóa" chính sách thu hút nhân tài

Để Thủ đô có "nguyên khí" mạnh, phải "mở khóa" chính sách thu hút nhân tài

(LĐTĐ) "Hiền tài là nguyên khí quốc gia", nên trong chiến lược phát triển Thủ đô không thể thiếu chiến lược thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao như một khâu đột phá bảo đảm cho sự thành công. Vì vậy, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần xây dựng các cơ chế đặc thù tương xứng, cụ thể và khả thi về thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ấm áp lễ bàn giao kinh phí xây dựng Mái ấm tới đoàn viên Công đoàn quận Long Biên

Ấm áp lễ bàn giao kinh phí xây dựng Mái ấm tới đoàn viên Công đoàn quận Long Biên

(LĐTĐ) Chiều nay (28/11), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức lễ bàn giao và trao hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa Mái ấm Công đoàn tới 2 đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận.
Lan tỏa lòng nhân ái

Lan tỏa lòng nhân ái

(LĐTĐ) Với cương vị là Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tây Tựu A (quận Bắc Từ Liêm), Cô giáo Nguyễn Thị Hạnh luôn tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, yêu thương học trò và lan tỏa cách sống nhân ái bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa.
Gắn kết trách nhiệm vì học sinh

Gắn kết trách nhiệm vì học sinh

(LĐTĐ) Thông qua phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng chia sẻ trách nhiệm” do ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phát động, sự gắn kết, trách nhiệm giữa những trường ở nơi thuận lợi với trường ở địa bàn khó khăn sẽ dài hơi hơn, từ đó rút ngắn dần khoảng cách về chất lượng giáo dục, đem lại những điều tốt nhất cho học sinh.
Cẩn thận hơn với tội phạm trên nền tảng số

Cẩn thận hơn với tội phạm trên nền tảng số

(LĐTĐ) Theo cơ quan chức năng, hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản dịp cuối năm diễn ra ngày càng phức tạp, tinh vi. Việc đăng ký thông tin cá nhân trên các tài khoản mạng xã hội, các hình thức giao dịch online, thương mại điện tử, hay “bẫy quảng cáo” trên các website… cũng là cơ hội cho tội phạm công nghệ cao lợi dụng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Tin khác

Ông Nguyễn Hữu Tuyên được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm

Ông Nguyễn Hữu Tuyên được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Kỳ họp lần thứ 13 Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Bắc Từ Liêm đã thực hiện quy trình bầu chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) và Chủ tịch HĐND quận. Theo đó, 100% đại biểu bầu ông Nguyễn Hữu Tuyên, Phó Bí thư Quận ủy giữ chức vụ Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm, nhiệm kỳ 2021-2026.
Đông Anh: Tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Đông Anh: Tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Đông Anh vừa phối hợp với Bưu điện huyện Đông Anh tổ chức Lễ ra quân tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn huyện tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình.
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính tại Thủ đô: Nhiều cách làm sáng tạo

Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính tại Thủ đô: Nhiều cách làm sáng tạo

(LĐTĐ) Xác định công tác kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông là nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp, nên thời gian qua, thành phố Hà Nội đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để triển khai hiệu quả công tác này.
Phát triển xe đạp để góp phần “xanh hóa” Thủ đô

Phát triển xe đạp để góp phần “xanh hóa” Thủ đô

(LĐTĐ) Để xe đạp công cộng có thể “phủ” rộng và phát triển ở Thủ đô vẫn cần sự hỗ trợ mạnh mẽ từ cơ quan quản lý Nhà nước, trong đó đặc biệt là hoạt động hỗ trợ chính sách.
Phát huy thế mạnh của địa phương để xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Phát huy thế mạnh của địa phương để xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

(LĐTĐ) Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, các huyện, thị xã, xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang tập trung mọi nguồn lực, phát huy tối đa thế mạnh của địa phương để phấn đấu đạt nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Hà Nội: Bàn giao thiết bị vui chơi và tặng quà cho trẻ em khó khăn

Hà Nội: Bàn giao thiết bị vui chơi và tặng quà cho trẻ em khó khăn

(LĐTĐ) Với mong muốn đảm bảo quyền của trẻ em, đặc biệt là quyền được vui chơi giải trí, mới đây, Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội đã tổ chức chương trình bàn giao thiết bị vui chơi và tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Ước tính GRDP Hà Nội năm 2023 tăng 6,11%

Ước tính GRDP Hà Nội năm 2023 tăng 6,11%

(LĐTĐ) Báo cáo tại hội nghị lần thứ 14 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, kinh tế - xã hội năm 2023 cơ bản hoàn thành mục tiêu tổng quát, 18/23 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có 3 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Theo ước tính của UBND Thành phố, GRDP tăng trưởng khá trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn: Ước năm 2023, GRDP tăng 6,11%...
Gia Lâm nỗ lực xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Gia Lâm nỗ lực xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

(LĐTĐ) Với mục tiêu xây dựng Nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu thiết thực hơn, hiệu quả bền vững hơn gắn liền với quá trình đô thị hóa, hướng đến nông thôn mới văn minh và hiện đại.., các cấp chính quyền huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã và đang tập trung mọi nguồn lực phấn đấu đạt kế hoạch đề ra, góp phần thúc đẩy, tạo tiền đề để huyện lên thành quận.
Hà Nội tiếp nhận chuyển giao Khu công nghệ cao Hòa Lạc

Hà Nội tiếp nhận chuyển giao Khu công nghệ cao Hòa Lạc

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định, sau khi tiếp nhận chuyển giao, Hà Nội sẽ phát triển Khu công nghệ cao Hòa Lạc trở thành hạt nhân của cả nước về đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ và giữ vai trò hạt nhân, vùng lõi của đô thị Hòa Lạc trong tương lai.
Kỳ vọng kết nối du lịch Hà Nội với các địa phương của Lào

Kỳ vọng kết nối du lịch Hà Nội với các địa phương của Lào

(LĐTĐ) Để thúc đẩy hợp tác phát triển du lịch với Lào, thành phố Hà Nội xác định sẽ kết nối quảng bá hình ảnh điểm đến du lịch song phương. Trên cơ sở đó, trong chuyến thăm và làm việc tại Thủ đô Viêng Chăn, Đoàn công tác của thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền dẫn đầu đã tham gia nhiều hoạt động tại Năm du lịch Quốc gia Lào 2024 và Hội chợ Thạt Luổng 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động