Đánh thức “viên ngọc” của Thủ đô
Trục sông Hồng xác định là không gian cảnh quan xanh của đô thị Hà Nội Hà Nội sẽ có hành lang tàu thủy buýt dọc sông Hồng |
Giải pháp mang tính đột phá
Với diện tích khoảng 23 ha, bãi giữa sông Hồng là một không gian xanh rộng lớn thuộc địa giới quản lý của các quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Ba Đình, Long Biên. Tại đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đang được triển khai, Hà Nội luôn xác định vai trò của sông Hồng với trục xanh, cảnh quan trung tâm, phát triển đô thị hài hòa hai bên sông. Đây là định hướng vô cùng quan trọng, làm tiền đề để đưa ra các ý tưởng độc đáo, các giải pháp quy hoạch, tổ chức không gian cảnh quan hấp dẫn hai bên bờ sông và khu vực bãi giữa nhằm tạo nên một hình ảnh mới cho Thủ đô trong thời gian tới.
Bãi giữa sông Hồng nằm trong trục không gian xanh chủ đạo giữa Thủ đô Hà Nội, giữa khu vực nội đô lịch sử với thành phố mới Bắc sông Hồng, là điểm kết nối của trục không gian văn hóa - cảnh quan - sinh thái Hồ Tây - Cổ Loa. |
Còn theo Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, khu vực này được định hướng xây dựng hệ thống công viên cây xanh cảnh quan, công viên văn hoá, vui chơi giải trí, quảng trường đô thị và các công trình mang tính biểu tượng của Thủ đô.
Theo Kiến trúc sư (KTS) Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam khẳng định, việc nghiên cứu, cải tạo bãi giữa, bãi bồi sông Hồng thành Công viên văn hóa du lịch của Thủ đô là giải pháp mang tính đột phá nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất và lợi thế tiềm năng, vẻ đẹp tự nhiên của bãi giữa sông Hồng, tạo không gian mở, xanh, đáp ứng nhu cầu vui chơi và thể thao, tham quan du lịch hấp dẫn du khách, giải quyết bài toán thiếu các không gian công cộng, nhất là không gian văn hóa, sáng tạo, vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi và triển lãm nghệ thuật của người dân Thủ đô.
“Đây sẽ là điểm tựa để đưa dòng sông Hồng chảy giữa lòng Hà Nội, trở thành trục không gian xanh, có sức hấp dẫn không chỉ nằm trong phạm vi hai bên sông mà còn có tính lan tỏa, tạo động lực phát triển cho cả vùng Thủ đô và thành phố Hà Nội. Đặc biệt, việc xây dựng không gian này sẽ cải thiện vệ sinh môi trường, tăng tỷ lệ không gian xanh cho khu vực nội đô lịch sử”, KTS Trần Ngọc Chính nhấn mạnh.
Nhận định bãi giữa là một quỹ đất đáng quý từ thiên nhiên ban tặng cho Thủ đô, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho hay, hiện nay, tại khu vực trung tâm rất thiếu không gian công cộng, nhất là các không gian văn hóa đáp ứng nhu cầu vui chơi và thể thao, triển lãm nghệ thuật của người dân. Với lợi thế về giao thông đường sông, cảnh quan mặt nước và cây xanh, khu vực bãi giữa, bãi bồi sông Hồng là điều kiện tốt để phát triển các không gian nhằm phục vụ nhu cầu cộng đồng.
“Đây cũng là không gian duy nhất còn lại để có thể tạo dựng một không gian công cộng xanh, sinh thái và văn hóa đầy hấp dẫn cho cộng đồng. Khách du lịch đến Thủ đô không chỉ cảm nhận một không gian sống mật độ cao, tích tụ nhiều tầng văn hóa, mà còn được trải nghiệm một không gian mở của Hà Nội, nhìn ra sông, hướng tới không gian công viên xanh, sinh thái trên mặt nước”, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm thừa nhận.
"Viên ngọc" của Thủ đô
Phân tích về lợi thế có được từ định hướng phát triển bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng thành công viên văn hóa, du lịch của Thủ đô, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, nếu khai thác được quỹ đất bãi làm công viên, cây xanh, khu vui chơi giải trí sẽ thu được nhiều lợi ích. Trước hết là tăng tỷ lệ không gian xanh cho khu vực nội đô lịch sử, ít nhất sẽ có thêm 2m2 không gian xanh/người, đẩy không gian xanh tại khu vực nội đô từ 5,5m2 lên gần 8m2/người, bằng mức nhiều nơi mong muốn. Thứ hai là nâng chất lượng sống cho người dân vì hiện ở khu vực Chương Dương, Phúc Tân đời sống khá tạm bợ. Thứ ba là đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, thể dục thể thao của mọi lứa tuổi của người dân Thủ đô.
Tuy nhiên để giải quyết các vấn đề đặt ra, TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm cũng cho rằng, việc khai thác, sử dụng đất bãi sông Hồng là vấn đề phức tạp, cần được nghiên cứu kỹ khi các cơ sở pháp lý cho vấn đề này không chỉ là Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng mà còn nhiều quy hoạch khác như 2 bản Quy hoạch chung Thủ đô, cũng như các quy hoạch ngành cấp quốc gia về thủy lợi, thoát lũ, giao thông đường thủy… chưa được nghiên cứu ban hành.
Nhấn mạnh về vai trò và vị trí của văn hóa trong quy hoạch, TS Nguyễn Viết Chức, Viện Nghiên cứu Văn hóa Thăng Long nhận định, với quy hoạch Hà Nội nhìn từ Thủ đô ngàn năm văn hiến thì yếu tố văn hóa lại càng có vai trò vô cùng quan trọng bởi kinh nghiệm nhiều năm với nhiều công trình cụ thể đã cho Hà Nội những bài học khá đắt giá.
TS Nguyễn Viết Chức cho rằng, Hà Nội là chốn kinh sư muôn đời chứa đựng trong lòng tài nguyên đồ sộ về vật chất và tinh thần ngàn năm tụ lại. Mỗi mét đất, mỗi tên người có thể phải dùng tới khoa học liên ngành để giải mã mới có thể thấu hiểu được. Văn hóa phải “vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội” chứ không thể là vật cản phát triển kinh tế - xã hội dẫu do chủ quan hay khách quan.
Cùng quan điểm phải đặt định hướng phát triển khu vực bãi giữa, bãi bồi sông Hồng phải nằm trong các kế hoạch chung, TS Nguyễn Viết Chức đề cập đến vai trò đứng đầu, vai trò tiên phong của văn hóa Thủ đô. “Người tiên phong không nhất thiết phải là người giỏi nhất, có thành tích tốt nhất, nhưng người tiên phong nhất thiết phải là người dũng cảm, người tự trọng với tinh thần trách nhiệm cao trước tập thể và sự nghiệp chung. Chính vì vậy, việc đưa Hồng Hà trở thành dòng sông hiền hòa giữa lòng Hà Nội, đưa bãi giữa sông Hồng trở thành viên ngọc của Thủ đô, không chỉ là chuyện kinh tế mà còn là tầm nhìn, tầm vóc của Thủ đô ngàn năm văn hiến”, TS Nguyễn Viết Chức nhấn mạnh.
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07
Huyện Thanh Trì kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Nhịp sống Thủ đô 19/12/2024 18:53