Trục sông Hồng xác định là không gian cảnh quan xanh của đô thị Hà Nội
Lấy ý kiến đối với đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến 2045, tầm nhìn đến 2065 Xác định sông Hồng là trục không gian văn hóa sáng tạo |
Sáng 8/12, tại Kỳ họp 14, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Theo Tờ trình của UBND thành phố Hà Nội, phạm vi, ranh giới và quy mô nghiên cứu của Đồ án là toàn bộ địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã với quy mô khoảng 3.359,84 km².
Thời hạn quy hoạch gồm giai đoạn ngắn hạn đến năm 2030; giai đoạn dài hạn đến năm 2045 và tầm nhìn đến năm 2065.
Kỳ họp 14, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI. |
Một trong những mục tiêu điều chỉnh quy hoạch nhằm phát triển Thủ đô Hà Nội là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phần đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực. Thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hòa; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Trong các điểm mới, đáng chú ý có đề xuất mô hình thành phố trong Thủ đô: Áp dụng mô hình “Thành phố trong Thủ đô” để tạo các cơ chế chính sách đặc thù vượt trội cho khu vực phía Tây (Hòa Lạc, Xuân Mai), phía Bắc (Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và dự kiến phía Nam (Phú Xuyên, Ứng Hòa), để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển các khu chức năng về khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, thương mại dịch vụ; logicstics; thương mại quốc tế; tài chính... hình thành các động lực, trung tâm phát triển mới của Thủ đô Hà Nội.
Theo từng giai đoạn phát triển, quy định về tiêu chuẩn đơn vị hành chính đô thị, đề xuất Quốc hội, Chính phủ thành lập các đơn vị hành chính cấp đô thị như Thành phố, Quận để có bộ máy quản lý hành chính phù hợp với yêu cầu phát triển. Sân bay thứ 2 - Vùng Thủ đô Hà Nội tại phía Nam: Dự trữ không gian, hạ tầng để phát triển sân bay thứ 2 - Vùng Thủ đô Hà Nội tại phía Nam là cần thiết để đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô, vùng Thủ đô và Quốc gia hướng tới phát triển cao, kết nối quốc tế…
Trục sông Hồng sẽ phát triển là không gian xanh trung tâm của đô thị Hà Nội. |
Mô hình phát triển đô thị của Hà Nội là chùm đô thị, đa cực, đa trung tâm, gồm: Đô thị trung tâm: (gồm Đô thị phía Nam sông Hồng; Đô thị Long Biên, Gia Lâm. Thành phố phía Bắc thuộc Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn). Thành phố phía Tây (gồm Đô thị vệ tinh Hòa Lạc, Xuân Mai), các Đô thị vệ tinh Sơn Tây, Phú Xuyên; Thị trấn sinh thái và thị trấn. Hệ thống đô thị, phân cách bằng hành lang xanh, liên kết bằng hệ thống giao thông vành đai, hướng tâm...
Báo cáo thẩm tra của Ban Đô thị HĐND Thành phố cho thấy, nội dung đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được nghiên cứu, các đề xuất có tính khoa học và thực tiễn, cơ bản đảm bảo phù hợp nội dung theo Quyết định số 700/QĐ-TTg ngày 16/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Ban Đô thị đề nghị làm rõ hơn định hướng phát triển về quy mô của các đô thị để phù hợp với thực tiễn phát triển của Thủ đô sau hơn 10 năm. Khẳng định vai trò của không gian xanh trong cấu trúc đô thị của Thủ đô. Bổ sung luận chứng làm rõ hơn cấu trúc đô thị của Thủ đô phù hợp với định hướng phát triển đô thị theo mô hình TOD… |
Tại Đồ án, Hà Nội mở rộng không gian phát triển đô thị khu vực phía đông huyện Gia Lâm và phát triển khu vực này theo hướng đô thị nén, cao tầng với bán kính khoảng 0,5 - 1 km xung quanh khu vực ga đường sắt đô thị.
Cùng với đó, tại khu vực này, Hà Nội trình nghiên cứu mô hình phát triển gắn kết với các đô thị vệ tinh, Thành phố lân cận. Đây là khu vực cửa ngõ logistic phía đông kết nối các tỉnh, Thành phố ven biển; nghiên cứu quy hoạch phát triển mới, đề xuất một số khu vực đô thị nén, mô hình TOD, liên kết không gian ngầm, công trình cao tầng, mật độ xây dựng thấp, tăng quy mô diện tích không gian xanh, tăng cường tiện ích đô thị.
Trong đó, rà soát, phân bổ lại quy mô dân cư trên địa bàn để bổ sung phù hợp nhu cầu và quy mô phát triển, phù hợp với định hướng phát triển khu vực bắc sông hồng thành quận hoặc Thành phố trực thuộc Thành phố. Phát triển không gian công cộng, thương mại dịch vụ, tổ hợp văn phòng, giao dịch cao tầng trên các trục đường vành đai, hướng tâm, đường chính đô thị. Phát triển gắn với các đô thị tỉnh, thành kế cận. Nghiên cứu phát triển gắn với một số mô hình nghiên cứu và ứng dụng khoa học trong nông nghiệp tầm quốc gia và khu vực, tận dụng lợi thế một số quỹ đất có sẵn tại khu vực.
Theo định hướng quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ, Hà Nội dự định bổ sung thêm các tuyến đường bộ kết nối với các tỉnh, Thành phố lân cận: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang.
Các đại biểu HĐND thành phố Hà Nội biểu quyết thông qua Nghị quyết. |
Điều chỉnh, bổ sung các tuyến cao tốc đô thị, đường sắt trên cao, đường trục đô thị kết nối đô thị trung tâm với cảng hàng không quốc tế Nội Bài và cảng hàng không thứ 2 (dự kiến nâng cấp, điều chỉnh hướng tuyến đường trục phía Nam, đường Ngọc Hồi - Phú Xuyên thành cao tốc đô thị kết nối).
Bổ sung, tăng cường khả năng kết nối giao thông qua các sông lớn (bổ sung thêm các cầu đường bộ, cầu đường sắt đô thị kết hợp đi riêng hoặc đi chung với cầu qua sông Hồng, sông Đuống, sông Đà)...
Với định hướng quy hoạch mạng lưới đường thuỷ, Hà Nội dự định bổ sung tuyến giao thông thuỷ phục vụ du lịch (du thuyền trên sông) hành trình văn hoá di sản từ Đền Hùng - Sơn Tây - Hoàng Thành - Cổ Loa - Phố Hiến.
Bên cạnh đó, Hà Nội cũng đề xuất xây dựng hành lang tàu thuỷ buýt dọc sông Hồng, kết nối hai bên bờ sông Hồng, vừa là phương tiện giao thông vừa là hành trình kết nối di sản văn hoá; chú trọng khai thác cảnh quan, không gian mở và du lịch văn hoá dọc sông… Trục không gian Sông Hồng phát triển là không gian xanh trung tâm của đô thị trung tâm, không gian văn hóa sáng tạo, trục phát triển kinh tế xã hội và là không gian điểm nhấn biểu tượng của Thủ đô Hà Nội, phát triển đô thị, công viên sinh thái hai bên sông, trị thủy, khai thác giá trị cảnh quan, cảng sông, du lịch hai bên sông.
Ở khu đô thị trung tâm, Hà Nội sẽ phục dựng, nâng tầm kiến trúc đặc thù “phố Pháp" gắn liền với các hoạt động kinh tế cốt lõi, trung tâm tài chính, thương mại quốc gia. Bảo tồn và phục dựng các giá trị của các công trình kiến trúc và các trục không gian đô thị có giá trị như trục văn hóa biểu diễn Tràng Tiền- Nhà hát Lớn, Trục tài chính - ngân hàng Ngô Quyền, Trục thương mại - dịch vụ trung tâm Ga Hà Nội... nhằm xây dựng trung tâm kinh tế - tài chính - thương mại sầm uất nhất Thủ đô, khai thác giá trị di sản kết hợp với tiềm năng kinh tế năng động sẵn có. Ưu tiên phát triển ngầm tại khu vực này như tuyến phố trung tâm thương mại ngầm dẫn từ nhà ga Hà Nội trung tâm dọc phố Trần Hưng Đạo, kết nối với trục không gian sông Hồng...
Đồ án đã được UBND Thành phố xem xét thông qua tại phiên họp tháng 11/2023; Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố thông qua tại Thông báo số 447-TB/BCSĐ ngày 16/11/2023; Thường trực Thành ủy đã xem xét, thông qua tại cuộc họp ngày 15/11/2023; Ban Thường vụ Thành ủy đã xem xét, thông qua tại cuộc họp ngày 17/11/2023; Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố đã xem xét, thông qua tại Hội nghị lần thứ 14 ngày 24/11/2023. Sau khi được HĐND Thành phố thông qua, Đồ án sẽ được trình Bộ Xây dựng thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét theo quy trình, quy định của Luật Quy hoạch đô thị. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Tin khác
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07
Huyện Thanh Trì kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Nhịp sống Thủ đô 19/12/2024 18:53
Lãnh đạo Mặt trận Thành phố thăm hỏi các nạn nhân bị thương trong vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 19/12/2024 13:34