Đám cưới không bia rượu- biết đến bao giờ?
Kỳ cuối: Đừng để rượu bia tàn phá sức khỏe Kỳ 5: Để khẩu hiệu “đã lái xe thì không rượu, bia” đi vào cuộc sống Cán bộ công chức uống rượu bia trước, trong và nghỉ giữa giờ bị xử phạt thế nào? |
Đám cưới linh đình, nhậu nhẹt liên miên
Nhớ lại những năm đất nước còn nghèo, thời bao cấp cơm chưa đủ ăn, áo không đủ mặc song mỗi lần tổ chức đám cưới thật vui. Trong tiệc cưới, chỉ có trầu, cau dành cho các cụ cao niên; bánh kẹo, thuốc lá cho thanh niên và trẻ nhỏ. Hội hôn chủ yếu là các tiết mục văn nghệ tự hát cho nhau nghe. Sau khi kết thúc hôn lễ, nhà trai làm mấy mâm cỗ mời nhà gái ở lại chung vui. Thành phố cũng vậy, đám cưới thời bao cấp, đa số cũng chỉ tiệc ngọt, nhà gái cũng không phải đứng ra tổ chức linh đình đám cưới cho con về nhà chồng.
Cùng với đổi mới nền kinh tế, hội nhập, đời sống khấm khá lên thì đám cưới, đám hỏi cũng có những đổi mới rất nhiều so với trước. Điều đáng nói sự đổi mới này không phải để bắt nhịp với xu thế hội nhập mà ngày càng trở nên phức tạp. Hiểu đúng nghĩa thay vì đi vui hôn lễ thiên về yếu tố tinh thần là chính, giờ đây đám cưới đang quá nặng về yếu tố vật chất, nhậu nhẹt liên miên.
Ảnh minh hoạ một đám cưới sử dụng nước ngọt thay rượu, bia. |
Đặc biệt, đám cưới được tổ chức linh đình, tràn lan nhiều ngày liền. Trong đó, không thể thiếu những cuộc nhậu, rượu bia quá chén. Chú rể luôn trong tình trạng say khướt vì phải tiếp khách. Chuyện sử dụng bia, rượu làm đồ uống chính trong tiệc cưới đã trở thành luật bất thành văn ở khắp mọi miền đất nước. Một đám cưới trung bình hiện nay khoảng 40-50 mâm cỗ với khoảng 300 khách mời, trong đó có nam thanh, nữ tú, trung niên, cao niên, ai nấy đều "dô…dô", "123... trăm phần trăm" cụng ly chúc mừng hạnh phúc của đôi trẻ.
Từ ngàn xưa, cha ông ta lấy lúa gạo làm lương thực chính và đã biết sử dụng chúng để nấu thành các loại rượu truyền thống. Trong nhiều nghi thức truyền thống của các dân tộc ở Việt Nam như cưới xin, cúng giỗ, ma chay và lễ hội, rượu là một thứ đồ uống, đồ cúng không thể thiếu trong đời sống cộng đồng. Từ đó, uống rượu trở thành là hình thức để thỏa mãn nhu cầu gặp gỡ, chia sẻ vui buồn trong các dịp lễ, hội, việc làng... thể hiện tính đặc trưng của văn hóa làng xã Việt Nam. Ngoài là nét đẹp văn hoá, khi chúng ta uống ở mức độ vừa phải, như một ly rượu vang đỏ mỗi ngày còn có thể có lợi cho sức khỏe.
Tuy nhiên, khi việc sản xuất bia, rượu đã phát triển thành một ngành công nghiệp, việc uống rượu, bia trở nên quá dễ dàng, thường xuyên, tràn lan trong bất cứ hoàn cảnh nào ở nông thôn lẫn thành thị. Tiệc tùng là bia rượu. Gặp gỡ là bia rượu. Vui cũng bia rượu, buồn cũng rượu bia...
Đặc biệt, rõ nét nhất là việc uống rượu bia, ép nhau nâng cốc trong những đám cưới linh đình đang ngày càng phổ biến. Dễ thấy tình trạng nhiều người không muốn hoặc không uống được rượu bia, nhưng vẫn bị người khác lôi kéo, ép buộc. Có khi trẻ em cũng bị người lớn ép buộc uống. Hoặc bạn bè, đồng nghiệp dự cuộc vui, dù không uống được nhưng vẫn bị ép. Những câu nói như "uống để chúc phúc cho cô dâu, chú rể", "anh không uống là không nể mặt tôi" đã trở thành quen thuộc. Nhiều người không uống được, dù phải lái xe nhưng vẫn bị bắt uống, dẫn đến nguy cơ không đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, nó còn có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều người, tạo ra những thói quen không văn minh. Sau bữa tiệc đó, rượu bia đã trở thành một nguy cơ đe dọa tính mạng con người, đặc biệt là những người say rượu không làm chủ được bản thân và gây ra những tai nạn giao thông thảm khốc, hay một số người quá chén cãi vã, xô xát làm mất vui bữa tiệc…
Tiệc trà thay tiệc rượu
Hiện nay, để thực hiện nếp sống văn minh trong lễ cưới, nhiều quy định đã được ban hành nhằm khuyến khích các cặp đôi nên tổ chức tiệc ngọt (tiệc trà) thay cho tiệc mặn (tiệc rượu). Việc đãi khách bằng trà, bánh thay cho rượu, thịt không chỉ góp phần tiết kiệm cho đôi vợ chồng trẻ mà còn hạn chế tình trạng nhậu nhẹt say sưa, tiệc tùng kéo dài gây phiền hà lối xóm xung quanh.
Đáng tiếc là việc này chỉ được thực hiện ban đầu chứ không trở thành một phong trào sâu rộng bởi nhiều nguyên nhân. Nhiều người quan niệm, việc cưới xin "đời người chỉ có một lần", cho nên phải tổ chức chu đáo, linh đình còn đãi tiệc trà thì giống như một đám cưới… nghèo, mời người ta đến dự mà chỉ cho uống trà, ăn bánh thì có vẻ như không tôn trọng khách. Bên cạnh đó là những nghi ngại phải "mừng" phong bì sao cho xứng đáng với lễ cưới...
Bà Trần Thị Thuận, nguyên Phó Chủ tịch phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết: "Từng là Phó Chủ tịch phụ trách các vấn đề văn hoá xã hội, những năm 1998 để thực hiện Chỉ thị 27 của Bộ Chính trị về thực hiện văn minh cưới xin, tôi đã từng tổ chức cưới cho các cặp đôi lên phường kèm theo người đại diện bên nội ngoại. Sau đó, cán bộ tư pháp sẽ hỏi cô dâu, chú rể đã sẵn sàng chưa rồi trao giấy chứng nhận kết hôn trước sự chứng kiến của đôi bên và đại diện pháp luật. Trong buổi hôm đó, cũng chuẩn bị ít hoa quả, bánh kẹo gọi là mừng hạnh phúc cho đôi bạn trẻ. Tất cả thủ tục đó diễn ra chưa đầy một tiếng đồng hồ. Đơn giản, nhưng thoải mái và văn minh".
Còn anh Nguyễn Văn Dương, công nhân xây dựng tại quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết: "Bản thân tôi là người lao động trực tiếp nên rất hiểu cảm giác uống rượu bia ảnh hưởng như nào đến sức khoẻ và năng suất lao động. Thời điểm này đang là mùa cưới, mỗi tháng có 3-4 cái đám cưới là chuyện bình thường. Đi đám cưới không tránh khỏi việc phải uống nhiều bia rượu dẫn đến say khướt vì thế, tôi rất ủng hộ việc tổ chức đám cưới không rượu bia. Đây là một nét đẹp, một sự tiến bộ của giới trẻ trong thời đại ngày nay. Không rượu bia đảm bảo sức khỏe, an toàn khi tham gia giao thông và không ảnh hưởng tới năng suất làm việc. Không rượu bia còn tránh được một số người quá chén gây cãi vã, xô xát làm mất vui bữa tiệc nữa".
Có thể thấy, việc tổ chức đám cưới văn minh, không rượu bia linh đình là không khó. Quan trọng là những người tổ chức phải nhận ra ý nghĩa của một tiệc cưới văn minh và quyết tâm thực hiện đến cùng. Đám cưới đơn giản, tiết kiệm với những tiếng cụng của những ly nước ngọt, nước suối cùng lời chúc phúc chân thành của bạn bè và người thân vẫn thật vui và ấm cúng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00