Cần đánh giá tác động toàn diện với đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
Trong 6 tháng thu gần 100.000 tỷ đồng thuế thu nhập cá nhân Quận Hai Bà Trưng hướng dẫn người dân nộp thuế sử dụng đất qua Etax Mobile |
Cần đánh giá tác động một cách thấu đáo
Dự hội thảo có ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Pháp chế VCCI; ông Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch Hiệp hội Bia - rượu, nước giải khát Việt Nam; ông Nguyễn Hải Nam - Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội; các chuyên gia kinh tế, pháp lý, doanh nhân...
Phát biểu khai mạc, ông Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh, ngành đồ uống chịu tác động trực tiếp và lớn từ sự sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt lần này như bổ sung diện chịu thuế với mặt hàng nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml, tăng thuế theo lộ trình với bia, rượu...
Theo ông Tuấn, đa phần doanh nghiệp đều đồng ý thực hiện nghĩa vụ thuế, nhưng việc thực hiện nghĩa vụ xác đáng, thuyết phục rất quan trọng, vì nghĩa vụ thuế gắn liền với hiệu quả kinh doanh, vì vậy, các doanh nghiệp đều mong sắc thuế đưa ra phù hợp, gắn với thực tiễn bối cảnh kinh doanh hiện nay.
Toàn cảnh hội thảo. |
Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội cho rằng, trong 30 năm qua, ngành đồ uống đã có đóng góp đáng kể cho đất nước, hiện nộp thuế tiêu thụ đặc biệt trên 40 ngàn tỷ đồng. Theo ông Việt, đề xuất tăng thuế cao cũng như bổ sung mặt hàng mới vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt cần được xem xét cẩn trọng, đánh giá thật kỹ lưỡng toàn diện trong điều kiện ở Việt Nam, tham vấn các ý kiến chuyên gia, nhà khoa học để có chính sách đảm bảo hài hòa các lợi ích nhất.
TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng BIDV, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia phân tích, tình hình kinh tế, kinh doanh tại Việt Nam 2020-2024 ghi nhận phục hồi không đồng đều, hành vi tiêu dùng, lối sống thay đổi, doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, ngành đồ uống lợi nhuận bình quân toàn ngành liên tục giảm (năm 2021 giảm 12%, năm 2022 giảm 6%, năm 2023 ước giảm 10-12% so với năm trước).
Theo ông Lực, với tác động của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) có thể tăng thu ngân sách Nhà nước trong ngắn hạn, nhưng trong trung - dài hạn sẽ làm giảm sức cầu tiêu dùng, giảm doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp, qua đó giảm thu thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp... nên tổng hòa về việc tăng hay giảm thu thuế là chưa rõ? Vì vậy, cần đánh giá tác động một cách thấu đáo và toàn diện, để từ đó lựa chọn hướng sửa đổi phù hợp nhất với bối cảnh kinh tế của Việt Nam.
Ông Đậu Anh Tuấn và Nguyễn Văn Việt đồng chủ trì hội thảo. |
Hài hòa các mục tiêu và phù hợp bối cảnh cụ thể
Theo bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam (VTCA), việc điều chỉnh tăng thuế suất các mặt hàng rượu bia trong thời gian tới là cần thiết và phù hợp chủ trương của Đảng và nhà nước.
Tuy nhiên cần hướng đến chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt hài hòa các mục tiêu và phù hợp bối cảnh cụ thể. Việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt cao, liên tục có thể không mang lại hiệu quả cao như mục tiêu của thuế tiêu thụ đặc biệt đề ra.
Bà Cúc cho rằng, cần xem xét phương án giãn thời gian tăng thuế suất có lộ trình để các doanh nghiệp có điều kiện xây dựng phương án, chuyển đổi sản xuất kinh doanh, không bị xáo trộn quá lớn. Ví dụ năm đầu tăng thuế suất 5%, các năm tiếp theo thuế suất sẽ tăng theo lộ trình vài năm thay vì 1 năm... Đồng thời, đưa vào diện nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu trong dân, sản xuất rượu không đăng ký kinh doanh, không đảm bảo chất lượng...
PGS.TS, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, nguyên tắc của việc đánh thuế là cần đảm bảo cân bằng, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và người nộp thuế. Nếu tổng số thuế phải trả quá lớn, đời sống người dân lao động không được đảm bảo, nền kinh tế sẽ bị trì trệ một cách gián tiếp, nguy cơ trốn thuế rất tiềm tàng.
Với tỷ lệ tăng quá cao và tiến độ tăng thuế liên tục hàng năm trong các phương án do Bộ Tài chính đề xuất hiện nay chắc chắn sẽ dẫn đến sự sụt giảm về sản lượng nặng nề. Do đó cần xem xét cân nhắc kỹ việc tăng thuế trong bối cảnh kinh tế hiện tại của Việt Nam tránh gây “sốc” cho doanh nghiệp, mà vẫn đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước.
Khung pháp lý với rượu bia hợp pháp còn nhiều bất cập
Liên quan tới vấn nạn rượu bia bất hợp pháp tại Việt Nam, ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường – Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, hiện 63% lượng rượu tiêu thụ ở Việt Nam (chủ yếu là rượu thủ công do dân tự nấu, rượu giả, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ...) vẫn chưa được quản lý.
Ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường cho rằng khung pháp lý với rượu bia hợp pháp còn nhiều bất cập. |
Tình trạng này không những gây lo ngại về sức khỏe người sử dụng mà còn gây thất thu ngân sách, ảnh hưởng đến doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính, tạo gánh nặng cho các cơ quan giám sát thực thi pháp luật.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, đơn vị đã kiểm tra xử lý 153 vụ liên quan đến mặt hàng rượu với số tiền xử phạt 1,5 tỉ đồng và 38 vụ liên quan đến mặt hàng bia với số tiền xử phạt 587 triệu đồng... nhưng đây thực sự là con số rất nhỏ so với thực tế.
Ông Nguyễn Đức Lê cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như sự chênh lệch lớn giữa rượu bia hợp pháp và bất hợp pháp như thuế, chi phí tuân thủ cao, dẫn đến chênh lệch giá quá cao; sự chấp nhận các sản phẩm bất hợp pháp của người tiêu dùng do thu nhập thấp, nhận thức kém, thông tin không rõ ràng; khung pháp lý với rượu bia hợp pháp còn nhiều bất cập; thực thi pháp luật còn chưa hiệu quả...
Theo dự thảo Luật, đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gồm 11 nhóm hàng: Thuốc lá; rượu; bia; xe có động cơ dưới 24 chỗ; xe mô tô hai bánh, ba bánh có dung tích xi lanh trên 125 cm3; máy bay, trực thăng, tàu lượn duy thuyền; xăng các loại; điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống; bài lá; vàng mã, hàng mã; nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml và 6 nhóm dịch vụ gồm: kinh doanh vũ trường; kinh doanh massage, karaoke; kinh doanh casino; trò chơi điện tử có thưởng; kinh doanh đặt cược; kinh doanh golf; kinh doanh xổ số…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (2/11): Dầu thô giảm trong tuần qua
Thị trường 02/11/2024 09:36
Tỷ giá USD hôm nay (2/11): Đồng USD thế giới phục hồi, thị trường tự do tăng
Thị trường 02/11/2024 07:04
Giá vàng hôm nay (2/11): Đồng loạt quay đầu giảm
Thị trường 02/11/2024 07:02
Doanh thu 9 tháng đầu năm 2024 của Bamboo Capital đạt 3.238 tỷ đồng
Doanh nghiệp 01/11/2024 18:18
Tỷ giá USD hôm nay (1/11): Đồng USD thế giới giảm, thị trường tự do tăng cao
Thị trường 01/11/2024 07:21
Giá xăng dầu hôm nay (1/11): Giá dầu thế giới tăng, trong nước biến động trái chiều
Thị trường 01/11/2024 07:20
Giá vàng hôm nay 1/11: Vàng thế giới và trong nước vẫn duy trì sức “nóng”
Thị trường 01/11/2024 06:41
Giá vàng thế giới giảm nhẹ sau chuỗi ngày tăng nóng
Thị trường 01/11/2024 06:40
Đẩy mạnh kinh doanh số, HDBank báo lãi vượt 12.650 tỷ đồng
Thị trường 31/10/2024 17:24
Giá xăng giảm gần 400 đồng/lít từ 15h ngày 31/10
Thị trường 31/10/2024 15:16