Đảm bảo tuyệt đối an toàn để kỳ thi thành công

(LĐTĐ) Đợt 2 của kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021 sẽ được tổ chức vào các ngày 6-7/8 cho các thí sinh chưa dự thi hoặc không thể hoàn thành thi đợt 1 trong các ngày 7-8/7. Tập trung cao độ cho kỳ thi, đặt lên hàng đầu yêu cầu đảm bảo an toàn cho thí sinh, cán bộ làm thi và các điểm thi là vấn đề đang được đặc biệt quan tâm.
Điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021 đợt 1: Điểm 10 xuất hiện ở nhiều môn thi [Infographic] Những đối tượng được thi tốt nghiệp Trung học phổ thông đợt 2 năm 2021

Tạo điều kiện tốt nhất cho thí sinh

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, với mục tiêu quan trọng nhất là bảo đảm an toàn cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021 làm hai đợt, trong đó đợt 1 đã được tổ chức vào ngày 7-8/7 dành cho thí sinh không ở những nơi bị phong tỏa hoặc cách ly xã hội và thí sinh không thuộc diện F0, F1, F2. Đợt 2 sẽ diễn ra vào ngày 6-7/8. Các đối tượng được dự thi đợt 2 gồm: Thí sinh bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên chưa dự thi hoặc không thể hoàn thành thi đợt 1 trong các ngày 7-8/7; thí sinh chưa dự thi hoặc đã dự thi nhưng không thể hoàn thành thi đợt 1 vì các lý do khác với lý do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Đảm bảo tuyệt đối an toàn để kỳ thi thành công
Thí sinh dự thi tại đợt 1 kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021. Ảnh: P.T

Những thí sinh thuộc diện này được dự thi đợt 2 của kỳ thi nếu đáp ứng các điều kiện: Đã đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021; không bị kỷ luật đình chỉ thi tại đợt 1; không sử dụng quyền được xét đặc cách tốt nghiệp Trung học phổ thông; chỉ dự thi những bài thi/môn thi đã đăng ký nhưng chưa thi hoặc chưa hoàn thành ở đợt 1 và bảo lưu kết quả các bài thi/môn thi đã hoàn thành ở đợt 1 để sử dụng tại đợt 2. Trường hợp thí sinh chưa dự thi hoặc đã dự thi nhưng không thể hoàn thành thi đợt 1 vì các lý do khác với lý do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 phải có đơn xin dự thi đợt 2, trong đó ghi rõ lý do liên quan.

Để tạo thuận lợi cho việc dự thi của thí sinh cũng như công tác tổ chức thi, các Sở Giáo dục và Đào tạo thành lập Hội đồng thi để tổ chức thi tại địa phương hoặc có thể trao đổi, thống nhất để chuyển thí sinh đến dự thi ở Hội đồng thi của địa phương khác. Trong trường hợp chuyển thí sinh đến dự thi ở Hội đồng thi của địa phương khác, Sở Giáo dục và Đào tạo nơi thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi chịu trách nhiệm chuyển các thông tin cần thiết cho Hội đồng thi nơi thí sinh chuyển đến dự thi để phục vụ công tác tổ chức thi; đồng thời phải bảo đảm việc đi lại, ăn nghỉ đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và an toàn sức khỏe, ổn định tâm lý cho thí sinh trong quá trình dự thi; phối hợp chặt chẽ với Hội đồng thi nơi thí sinh chuyển đến dự thi thực hiện các khâu tổ chức thi đợt 2.

Tùy theo diễn biến thực tế của dịch bệnh Covid-19 và yêu cầu về phòng, chống dịch tại các địa phương, các Hội đồng thi xem xét bố trí số lượng thí sinh tại mỗi phòng thi, đảm bảo tối đa không quá 24 thí sinh/phòng thi với mỗi bài thi/môn thi. Các Hội đồng thi có thể liên liên kết thực hiện việc in sao đề thi phục vụ tổ chức thi đợt 2.

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xem xét để hỗ trợ in sao đề thi cho các Hội đồng thi dưới 500 thí sinh ở khu vực phía Bắc, nếu có đề nghị. Cùng đó, trên cơ sở báo cáo phương án tổ chức thi của các Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ hỗ trợ việc chuyển dữ liệu giữa các Hội đồng thi; các Hội đồng thi có trách nhiệm rà soát dữ liệu để bảo đảm chính xác trong quá trình tổ chức.

Tổ chức kỳ thi an toàn

Chỉ còn khoảng chục ngày nữa là đợt 2 kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021 sẽ diễn ra. Hiện tại, các địa phương, Sở Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan, nhất là Sở Y tế khẩn trương tập trung rà soát kỹ các điều kiện về mọi mặt để tổ chức thi đợt 2 của kỳ thi nghiêm túc, khách quan, công bằng, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh Covid-19, bảo đảm an toàn sức khỏe cho thí sinh dự thi và những người tham gia kỳ thi; tiếp tục tăng cường tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi, thanh tra, kiểm tra thi và quán triệt tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của những người tham gia kỳ thi để bảo đảm tổ chức thi nghiêm túc, trật tự, an toàn.

Tại đợt 1 kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021 diễn ra trong hai ngày 7-8/7, cả nước có 981.773 thí sinh dự thi (đạt tỷ lệ 96,13% so với tổng số thí sinh đăng ký dự thi). Có 18 thí sinh vi phạm quy chế và bị đình chỉ và không có cán bộ vi phạm quy chế thi.

Đánh giá sơ bộ, phương án và công tác tổ chức thi trong bối cảnh dịch Covid-19 của Bộ Giáo dục và Đào tạo được sự đồng thuận cao và đánh giá tích cực của dư luận xã hội. Đợt 1 kỳ thi cơ bản đạt được mục tiêu “kép” vừa bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh, vừa nghiêm túc, khách quan, công bằng.

Các địa phương cũng đang tập trung rà soát kỹ các đối tượng thí sinh dự thi để có phương án tổ chức thi phù hợp bảo đảm quyền lợi cho các thí sinh. Theo đó, thí sinh đủ điều kiện dự thi đợt 2 kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021 nhưng không dự thi do bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 và có nguyện vọng sẽ được xem xét đặc cách xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông nếu thuộc diện F0, F1, F2 hoặc đang ở nơi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và nơi bị phong tỏa, cách ly phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo yêu cầu của ngành Y tế.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề nghị Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực cho các thí sinh có nguyện vọng; đồng thời sẽ hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học dành tỷ lệ chỉ tiêu phù hợp cho việc sử dụng kết quả kỳ thi này cùng các phương thức tuyển sinh khác để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2021, tạo cơ hội thuận lợi và đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.

Liên quan đến đợt 2 kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa được tổ chức, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh (Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo) lưu ý cần có sự phối hợp chặt chẽ với các địa phương, có đầu mối cụ thể cho từng khâu và lường tính mọi tình huống có thể xảy đến; tuyệt đối không được chủ quan trong bất kỳ khâu nào của kỳ thi, nhất là việc phòng, chống dịch bệnh.

Theo Thứ trưởng Ngô Thị Minh, yếu tố an toàn cho thí sinh, cán bộ làm thi, các điểm thi phải được đặt lên hàng đầu, song cũng không được coi nhẹ yếu tố nghiêm túc, chất lượng của kỳ thi; phải lưu ý tới sự công bằng giữa 2 đợt thi và đảm bảo quyền lợi cao nhất cho mọi thí sinh.

Có thể khẳng định, với sự chủ động, việc tổ chức đợt 2 kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021 tới đây trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 sẽ được thực hiện với giải pháp tốt nhất; theo quan điểm an toàn, nghiêm túc, bảo đảm được quyền lợi của thí sinh kể cả trong việc thi cũng như trong việc xét tuyển đại học, cao đẳng.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

(LĐTĐ) Tối 21/11, tại Philippines, đội tuyển Việt Nam đã có trận tranh ngôi vô địch giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024 với Thái Lan ở trận chung kết.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

(LĐTĐ) Khoảng 150 tiểu quách, bên trong có hài cốt, được phát hiện tại ngõ 167 Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Theo lãnh đạo địa phương, việc phát hiện hài cốt vô danh ở khu vực này đã được dự đoán từ trước. Hiện toàn bộ số tiểu vô danh đang được làm các thủ tục cần thiết để di chuyển về nghĩa trang Yên Kỳ của Thành phố.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

(LĐTĐ) Chỉ với vài thao tác đặt câu hỏi, AI (trí tuệ nhân tạo) hoàn toàn có thể cung cấp và lý giải kiến thức mới, mở ra cơ hội học tập nhanh hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng này khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu AI có thể thay thế vai trò người thầy, người cô trên lớp, đặc biệt trong việc học ngoại ngữ?

Tin khác

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm tổ chức tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2024 nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); chào mừng 70 năm thành lập ngành Giáo dục Thủ đô (1954 - 2024).
Tôn vinh các Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo tiêu biểu

Tôn vinh các Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 17/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
Tặng quà 70 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp 20/11

Tặng quà 70 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp 20/11

(LĐTĐ) 70 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn thuộc các trường học trên địa bàn quận Ba Đình vừa được nhận quà của Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cùng Hội Chữ thập đỏ quận.
Xem thêm
Phiên bản di động