Đảm bảo trẻ khuyết tật được hỗ trợ tốt nhất

(LĐTĐ) Trẻ khuyết tật cũng như mọi trẻ em khác đều có quyền được giáo dục, học tập. Thời gian qua, Nhà nước, gia đình và xã hội luôn tạo điều kiện để mọi trẻ em được đối xử bình đẳng, được tham gia học tập nhằm phát huy tối đa khả năng của bản thân và hoà nhập cộng đồng.
Biểu dương các điển hình trong công tác nuôi dạy trẻ khuyết tật Dành trọn tình thương cho trẻ khuyết tật

Vẫn còn thách thức

Những năm qua, Ban Chỉ đạo trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tăng cường công tác chỉ đạo thông qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức tập huấn, kiểm tra, hỗ trợ các địa phương trong công tác giáo dục trẻ khuyết tật; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị. Nhờ vậy, công tác nghiên cứu giáo dục hòa nhập đã đạt được những kết quả bước đầu, có ý nghĩa to lớn trong việc xây dựng một môi trường tiếp cận giáo dục bình đẳng, thân thiện và chất lượng đối với người khuyết tật.

Đảm bảo trẻ khuyết tật được hỗ trợ tốt nhất
Trẻ khuyết tật cũng như mọi trẻ em khác đều có quyền được giáo dục, học tập.

Tuy nhiên, giáo dục trẻ khuyết tật ở nước ta vẫn còn gặp nhiều thách thức. Trẻ khuyết tật ở những vùng sâu, xa, vùng khó khăn và ở những gia đình có điều kiện kinh tế hạn chế chưa được chăm sóc, giáo dục đầy đủ. Đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn chưa đảm bảo đầy đủ về số lượng, phân bố không đồng đều. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng học tập còn hạn chế...

Thông tin tại Hội thảo xây dựng giải pháp đánh giá, phân loại dạng tật để có định hướng giáo dục và phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật vừa được Bộ GD&ĐT tổ chức, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hưng (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) đã nêu báo cáo về phân loại dạng và mức độ khuyết tật. Hiện nay có khá nhiều các bộ công cụ đánh giá về trẻ khuyết tật. Mỗi công cụ được xây dựng dựa trên nhu cầu thực tế mang tính lịch sử xã hội. Chế độ hỗ trợ nhất định từ góc độ pháp luật đến việc đáp ứng nhu cầu, mong muốn của các phụ huynh và chăm sóc - giáo dục.

Tại Việt Nam, có một số ít công cụ đánh giá được xây dựng; chủ yếu được nhập khẩu và áp dụng trong thời gian gần đây. Một số được Việt hóa thích ứng (Denver-2, Kyoto, WICS-IV), một số được dịch có điều chỉnh (Brunet-Lezin, ASQ, Small Steps, UDN-II…). Việc sử dụng các công cụ đã được Việt hóa hoặc điều chỉnh cũng đang ở mức độ khiêm tốn cả về số lượng trẻ và địa bàn. Do vậy các nhận định hoặc kết luận được đưa ra còn thiếu tính khách quan.

Cũng theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Hưng, ở Việt Nam tỷ lệ trẻ khuyết tật từ 2 - 17 tuổi chiếm 2,83%; từ 2 - 15 tuổi là 3,02% so với tổng số trẻ em cùng độ tuổi. Trẻ có một dạng khuyết tật là 80%, 20% đa tật. Tỷ lệ trẻ khuyết tật ở nông thôn cao hơn gần 1,5 lần khu vực thành thị. Vùng có tỷ lệ khuyết tật cao nhất là Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

“Trẻ khuyết tật đang được can thiệp, hỗ trợ và học tập trong các cơ sở giáo dục chủ yếu dựa vào đánh giá theo hồ sơ y tế và bằng quan sát, nhận định của cha mẹ trẻ và kinh nghiệm của giáo viên. Các công cụ sàng lọc/phát hiện ban đầu, công cụ đánh giá sâu để can thiệp còn hạn chế về số lượng, chủ yếu được thực hiện tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập”, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hưng thông tin.

Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Y tế và Giáo dục

Cô giáo Trịnh Thị Lệ Thu (Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Tiểu học Bình Minh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, với học sinh khuyết tật, trường đang phân loại dạng tật dựa vào Giấy xác nhận tình trạng bệnh tật do cơ sở y tế cấp, Giấy xác nhận khuyết tật do Ủy ban nhân dân xã/phường cấp để xếp lớp cho phù hợp. Tuy nhiên, giáo viên chưa có nhiều cơ hội để tập huấn các công cụ đánh giá. Điều này gây khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đức Minh (Chuyên gia về giáo dục học sinh khuyết tật, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) cho rằng cần cụ thể hóa được khái niệm về “dạng tật khác”, càng rõ ràng thì càng có nhiều chế độ chính sách; đồng thời cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa ngành Y tế và Giáo dục.

Còn theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hải (Trưởng Phòng Đào tạo, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội), nếu đủ điều kiện nên Việt hóa một số bộ công cụ có tính chất chuyên biệt cho trẻ khuyết tật, từ đó cung cấp cho các nhà trường để thống nhất sử dụng trong đánh giá học sinh khuyết tật. Giáo viên giáo dục đặc biệt cần có vị trí việc làm chính thức trong các trường mầm non và phổ thông.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh nhận định, những vấn đề về trẻ em khuyết tật phải được tiếp cận chuẩn. Chuẩn là phải dựa trên quyền của người khuyết tật, trẻ em khuyết tật và những gì thuộc về quyền thì chúng ta phải cố gắng đáp ứng. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, để đáp ứng được việc này rất khó và còn nhiều việc cần phải làm. Trong đó, trách nhiệm của các bộ, ngành là phối hợp đúng chức năng, nhiệm vụ để tận tâm với công việc đang triển khai cho nhóm đối tượng này. Cần quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật. Việc phân loại, đánh giá, phát hiện và can thiệp sớm là điều cần thiết. Do đó, việc chuẩn hóa, cụ thể bộ công cụ cần phải được hoàn thiện sớm.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Ngô Thị Minh cũng lưu ý nhóm nghiên cứu về việc đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để có đủ nhận thức, kỹ năng hỗ trợ cho trẻ em khuyết tật. Đặc biệt chú trọng đến nguồn tuyển để việc đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện thực chất, mang lại hiệu quả cao.

Hiện nay, Bộ Y tế đã và đang xây dựng tài liệu phục vụ chuyên môn về phục hồi chức năng, giám định, hướng dẫn hệ thống can thiệp sớm cho trẻ em khuyết tật, hướng dẫn phục hồi chức năng cho trẻ rối loạn tự kỷ… Bộ Y tế cũng đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị đánh giá thực trạng hệ thống phục hồi chức năng, hệ thống công nghệ trợ giúp phục hồi chức năng, đánh giá kiểm tra. Kết quả đánh giá là cơ sở để thực hiện chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng của trẻ em khuyết tật trong thời gian tới.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).
3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, 8h ngày mai (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
14 nhà giáo tham dự Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2024

14 nhà giáo tham dự Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 15/7, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Phúc Thọ và Liên đoàn Lao động huyện Phúc Thọ đã phối hợp tổ chức Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2024.
Để con trẻ hòa mình vào nghệ thuật, khoa học dịp hè

Để con trẻ hòa mình vào nghệ thuật, khoa học dịp hè

(LĐTĐ) Các lớp học mỹ thuật, thủ công hay những trại hè khoa học… đang được nhiều phụ huynh lựa chọn để giúp con em mình có một mùa hè bổ ích, lành mạnh, sáng tạo.
4/4 học sinh Việt Nam giành Huy chương tại Olympic Sinh học quốc tế

4/4 học sinh Việt Nam giành Huy chương tại Olympic Sinh học quốc tế

(LĐTĐ) Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), tham dự kỳ thi Olympic Sinh học quốc tế (IBO) năm 2024, 4/4 học sinh Việt Nam đều giành Huy chương với 3 Huy chương Vàng và 1 Huy chương Bạc; đứng thứ 3/81 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự.
Hỗ trợ học sinh nhập học theo điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10

Hỗ trợ học sinh nhập học theo điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10

(LĐTĐ) Nhằm giúp học sinh nhập học theo điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2024 - 2025 được thuận lợi, nhanh chóng, chính xác; Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố các số điện thoại đường dây nóng hỗ trợ, đồng thời thông tin về quy trình và các mốc thời gian cần lưu ý.
Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 công lập năm học 2024 - 2025

Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 công lập năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Sau khi công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) chuyên, lớp 10 chương trình song ngữ tiếng Pháp và lớp 10 chương trình thí điểm song bằng tú tài, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024 - 2025.
Điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 chuyên năm học 2024 - 2025

Điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 chuyên năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Tối 12/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) chuyên, lớp 10 chương trình song ngữ tiếng Pháp và lớp 10 chương trình thí điểm song bằng tú tài năm học 2024 - 2025.
Hà Nội: Bổ sung 1.505 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025

Hà Nội: Bổ sung 1.505 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa quyết định giao bổ sung chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025 cho 10 trường với tổng chỉ tiêu 1.125 học sinh vào 25 lớp và 3 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên với tổng chỉ tiêu 380 học viên vào 9 lớp.
Từ hôm nay (12/7), Hà Nội tiếp nhận hồ sơ học sinh trúng tuyển vào lớp 10

Từ hôm nay (12/7), Hà Nội tiếp nhận hồ sơ học sinh trúng tuyển vào lớp 10

(LĐTĐ) Từ hôm nay (12/7), các trường Trung học phổ thông (THPT) công lập (chuyên và không chuyên) trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ tổ chức tiếp nhận hồ sơ của học sinh trúng tuyển vào lớp 10.
Xem thêm
Phiên bản di động