Đảm bảo tính nghiêm minh của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Đánh giá sơ bộ, kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được tổ chức nghiêm túc, trung thực, khách quan, an toàn, đúng quy chế, bảo đảm thuận lợi và công bằng cho các đối tượng thí sinh. Các hành vi vi phạm quy chế của thí sinh đã được kịp thời phát hiện và xử lý theo đúng quy định, bảo đảm tính nghiêm minh của kỳ thi.
Giao thông thông suốt trong những ngày thi tốt nghiệp THPT 2024 Công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 vào 8h ngày 17/7 26 thí sinh bị đình chỉ thi do vi phạm quy chế

Chiều 28/6, sau khi kết thúc môn thi cuối cùng của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức họp báo để thông tin về kỳ thi. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng (Trưởng Ban Chỉ đạo cấp quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024) chủ trì họp báo.

Kỳ thi được tổ chức nghiêm túc, trung thực, khách quan

Thông tin tại họp báo, ông Huỳnh Văn Chương (Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT) cho biết: Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra trong hai ngày 27 - 28/6. Cả nước có 1.071.393 thí sinh đăng ký dự thi tại 2.323 điểm thi với 45.149 phòng thi. Các điểm thi đặt tại địa phương nơi thí sinh theo học đã giúp thí sinh không phải di chuyển xa, không phải lo chỗ ăn ở, tạo tâm thế bình tĩnh, tự tin hơn khi làm bài, đồng thời không gây áp lực về giao thông tại các thành phố lớn.

Họp báo
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng (Trưởng Ban Chỉ đạo cấp quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024) chủ trì họp báo.

Theo báo cáo của các địa phương, công tác coi thi của kỳ thi tại tất cả các điểm thi diễn ra theo đúng kế hoạch. Trong hai ngày diễn ra kỳ thi, cả nước có 30 thí sinh vi phạm quy chế, trong đó có 26 thí sinh bị đình chỉ thi (9 thí sinh sử dụng tài liệu và 17 thí sinh sử dụng điện thoại di động); không cán bộ nào vi phạm quy chế. Cho đến thời điểm hiện tại, trên phạm vi toàn quốc chưa ghi nhận hiện tượng tiêu cực, gian lận có tổ chức.

Đánh giá sơ bộ, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã diễn ra trong điều kiện thời tiết khá thuận lợi trên cả nước. Công tác chuẩn bị tổ chức thi được thực hiện chủ động, khẩn trương, kỹ lưỡng, chu đáo, toàn diện. Việc tổ chức coi thi tại tất cả các điểm thi bảo đảm an toàn, nghiêm túc, đúng Kế hoạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức thi gọn nhẹ, thiết thực. Kỳ thi được tổ chức nghiêm túc, trung thực, khách quan, an toàn, đúng quy chế, bảo đảm thuận lợi và công bằng cho các đối tượng thí sinh.

Công tác đề thi được thực hiện nghiêm túc, an toàn, bảo mật từ Trung ương đến địa phương. Đề thi cơ bản đáp ứng yêu cầu tổ chức thi. Theo đánh giá ban đầu của thí sinh, giáo viên và dư luận xã hội, đề thi các bài thi/môn thi nằm trong chương trình THPT, có sự phân hóa phù hợp bảo đảm kết quả thi chính xác, khách quan dùng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và cung cấp dữ liệu cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng để tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

Họp báo
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại Hà Nội.

Ban Chỉ đạo thi các cấp đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tổ chức coi thi tại các điểm thi, kịp thời phát hiện, nhắc nhở và hỗ trợ khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong quá trình tổ chức coi thi để tăng cường kỷ cương trường thi, giữ nghiêm kỷ luật phòng thi. Một số thiếu sót trong quá trình thực thi nhiệm vụ của cán bộ làm công tác thi được khắc phục kịp thời. Các hành vi vi phạm quy chế của thí sinh đã được kịp thời phát hiện và xử lý theo đúng quy định của Quy chế thi, bảo đảm tính nghiêm minh của kỳ thi.

Không có chuyện lộ, lọt đề thi

Tại họp báo, liên quan đến vấn đề lộ, lọt đề thi môn Ngữ văn mà phóng viên đề cập, ông Nguyễn Ngọc Hà (Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT) khẳng định, không có chuyện lộ, lọt đề thi. Trước đó, Bộ GD&ĐT đã có thông tin với báo chí về việc này.

Trao đổi về công tác chấm thi môn thi này, theo ông Nguyễn Ngọc Hà, mỗi môn thi đều có tiêu chí nhất định về giáo dục. Bên cạnh những gợi ý, hướng dẫn chấm thi thì cũng có phần mở. Nếu thí sinh trả lời đúng định hướng, có tính chất phát triển thì sẽ xem xét để "chấm mở".

Liên quan đến đề thi môn Tiếng Anh sử dụng ngữ liệu của một tờ báo lớn, ông Nguyễn Ngọc Hà chia sẻ, đối với đề thi nói chung, nhất là môn Ngoại ngữ, việc sử dụng ngữ liệu phải tin cậy. Vì vậy, ngữ liệu có hai nguồn trích cơ bản là sách và tạp chí, việc sử dụng ngữ liệu như vậy là bình thường. Đề thi có đổi mới, nội dung đề hay hơn, sát thực tiễn. Đây cũng là quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ GD&ĐT. Cấu trúc, định dạng đề thi không thay đổi, nhưng nội dung đề thi gắn với thực tiễn hơn theo hướng phát triển năng lực là bước đệm để học sinh làm quen với cách thức ra đề kiểm tra theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Họp báo
Ông Nguyễn Ngọc Hà (Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT) trả lời các câu hỏi của phóng viên tại họp báo.

Về đề thi môn Lịch sử, câu 40 của mã đề 319 có nhiều giáo viên đưa ra phương án trả lời khác nhau; ông Nguyễn Ngọc Hà cho biết Bộ GD&ĐT sẽ tiếp nhận thông tin này. Việc trao đổi, nắm bắt sẽ được thực hiện không chỉ trong quá trình coi thi mà cả sau kỳ thi. Đây là việc cần thiết.

Trao đổi về vấn đề phòng, chống gian lận bằng công nghệ cao, Thiếu tướng Trần Đình Chung (Phó Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an) cho hay, theo quy chế phối hợp của Bộ Công an và Bộ GD&ĐT, nhiều trường hợp đã bị xử lý vì vi phạm quy chế thi, trong đó chủ yếu mang điện thoại và tài liệu vào phòng thi. Năm nay, Bộ Công an đã tập huấn kỹ để cán bộ làm thi nhận biết các thiết bị gian lận thi cử, nhưng chưa phát hiện thấy thí sinh gian lận thi bằng thiết bị công nghệ cao.

Về thông tin thất thiệt lộ đề thi môn Ngữ văn, trên cơ sở thông tin của Bộ GD&ĐT, Bộ Công an đã rà soát tìm ra đối tượng tung tin thất thiệt này. Nam sinh này đã thừa nhận mình tự dựng clip, đồng thời cam kết không tái phạm. Thời gian tới, nếu tiếp tục phát hiện thêm thông tin, Bộ Công an sẽ điều tra, rà soát theo quy định.

Công tác truyền thông về kỳ thi chủ động, kịp thời

Phát biểu tại họp báo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng đánh giá, trong 2 ngày vừa qua, bằng sự nỗ lực, cố gắng của toàn ngành cùng sự phối hợp của các cấp, ngành, công tác coi thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.

Một số kết quả cụ thể được Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhận định như sau: Thứ nhất, công tác coi thi diễn ra theo đúng kế hoạch. Các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương đều có các phương án dự phòng để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống. Thứ hai, thời tiết cơ bản thuận lợi trong thời gian diễn ra kỳ thi. Đến thời điểm này, theo cập nhật từ báo cáo của các địa phương, không có thí sinh nào vì cách trở giao thông, ảnh hưởng của thời tiết hay khó khăn về kinh tế mà phải bỏ thi.

Họp báo
Quang cảnh họp báo.

Thứ ba, công tác ra đề và in sao, vận chuyển, bảo quản, sử dụng đề thi bảo mật, an toàn. Thứ tư, cán bộ coi thi được nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm. Dù số lượng nhiều hơn so với kỳ thi năm 2023, nhưng năm nay không có thầy cô nào vi phạm quy chế thi. Thứ năm, số thí sinh vi phạm quy chế thi cũng giảm hẳn so với năm 2023 dù số lượng dự thi đông hơn; đặc biệt không có những vi phạm mang tính phức tạp như phát tán đề thi.

Thứ sáu, theo đánh giá ban đầu của thí sinh, giáo viên và dư luận xã hội, đề thi bảo đảm cấu trúc, định dạng như đã công bố, nằm trong chương trình THPT, có độ phân hóa phù hợp. Thứ bảy, việc bảo đảm an ninh, an toàn, từ in sao, vận chuyển, bảo quản đề thi/bài thi; an toàn giao thông; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng chống cháy nổ; an ninh trật tự… đều được bảo đảm. Cuối cùng, công tác truyền thông về kỳ thi hết sức chủ động, kịp thời.

Trong thời gian tới, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát, làm tốt công tác phối hợp để thực hiện tốt các công việc tiếp theo như chấm thi, công bố điểm, đối sánh điểm thi…

Trước câu hỏi của phóng viên về vai trò của kỳ thi tốt nghiệp THPT trong bối cảnh hiện nay, ông Huỳnh Văn Chương cho biết: Kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức nhằm đánh giá kết quả học tập của người học theo mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT, chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT; lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT; làm cơ sở đánh giá chất lượng dạy, học của trường phổ thông và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục. Các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh.

Thống kê những năm qua, có số lượng lớn cơ sở giáo dục đại học sử dụng kết quả kỳ thi để làm căn cứ xét tuyển đầu vào. "Đây là kỳ thi được đầu tư nhiều công sức, được sự quan tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Cách xây dựng đề thi hướng tới đánh giá năng lực người học, có độ phân hóa để các trường đại học tốp đầu cũng có thể sử dụng kết quả để xét tuyển", ông Huỳnh Văn Chương thông tin.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Xem thêm
Phiên bản di động