Đại biểu Quốc hội kiến nghị ưu tiên giảm thuế đối với xăng, dầu

(LĐTĐ) Bên lề phiên họp Quốc hội chiều 27/5, đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn TP Hồ Chí Minh) đã trao đổi với báo chí quan điểm của ông về chính sách điều hành để ổn định, khôi phục kinh tế xã hội hiện nay.
Đại biểu đánh giá cao kết quả tích cực trong phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội Đại biểu Quốc hội kiến nghị quản lý giá sách giáo khoa Nhanh chóng giải quyết chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho công nhân lao động

- Theo báo cáo của Chính phủ, tổng thu ngân sách 4 tháng đầu năm đạt 657,4 nghìn tỷ đồng, bằng 46,6% dự toán, tăng 15,4% so với cùng kỳ. Đại biểu có thể chia sẻ góc nhìn của mình về tình hình ngân sách hiện nay?

+ Đại biểu Trần Hoàng Ngân: Số thu này cao so với dự toán, so với mức thu năm 2020. Nguyên nhân có phần là do khi dự toán mình lường trước khó khăn, nhưng giờ kiểm soát được dịch bệnh, du lịch quốc tế vào Việt Nam nhiều hơn; dịch vụ bán lẻ tăng lên; dịch vụ lưu trú ăn uống tăng lên; giá dầu thô lại lên, thu xuất nhập khẩu tăng, rồi mình chống thất thu thuế tốt hơn... nên thu ngân sách tăng.

Điểm hết sức lưu ý là trong 5 tháng đầu năm đã thu được 54-55% dự toán rồi, nhưng tới đây nếu không có giải pháp kết hợp giữa chính sách tài khóa và tiền tệ thì lạm phát sẽ bùng lên. Khi lạm pháp bùng lên thì chi ngân sách sẽ rất căn cơ, thậm chí sẽ có lúc phải thắt chặt ngân sách nếu không kiểm soát được lạm phát.

Đại biểu Quốc hội kiến nghị ưu tiên giảm thuế đối với xăng, dầu
Đại biểu Trần Hoàng Ngân trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội chiều 27/5.

- Vậy theo đại biểu, cần có giải pháp gì để kiềm chế lạm phát?

+ Đại biểu Trần Hoàng Ngân: Với những nguồn thu tăng đó, Chính phủ nên trình Quốc hội hỗ trợ an sinh xã hội, hỗ trợ cho các gia đình khó khăn, người nghèo, công nhân lao động... dùng gói hỗ trợ đó để đảm bảo an sinh xã hội.

Đồng thời, dùng nguồn thu đó để tiếp tục giảm thuế để hỗ trợ doanh nghiệp. Trong đó, ưu tiên giảm thuế với xăng, dầu trước; rồi thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt, để hạn chế hiệu ứng domino đến các hàng hóa khác.

Vì, nếu xảy ra lạm phát thì chi đầu tư công sẽ tăng, tất cả các dự toán chi thường xuyên, thậm chí tiền lương cũng phải điều chỉnh theo trượt giá, lúc đó chi ngân sách sẽ tăng. Cho nên, thà lấy nguồn thu đó chi trước để các khoản chi khác không tăng lên. Đồng thời, phối hợp với chính sách tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô.

Lạm phát không phải do mình mở rộng chính sách tiền tệ, kích cầu, vì chưa có giải ngân mà lạm phát đã tăng, nên lạm phát tăng này là lạm phát từ chi phí đẩy. Trong đó chi phí xăng dầu, lưu thông, vận chuyển lớn, vậy nên phải hỗ trợ giảm chi phí đẩy để kiểm soát lạm phát.

Đồng thời cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp, vì hiện nay doanh nghiệp đang phải gồng mình để khôi phục sản xuất kinh doanh. Những công cụ hỗ trợ doanh nghiệp hiện nay cần ưu tiên đẩy nhanh hơn.

Với tư cách là thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, tôi đã trình bày điều này với Thủ tướng Chính phủ.

- Về việc giảm thuế, có ý kiến cho rằng hỗ trợ đồng đều cho cả người giàu lẫn người nghèo là sự “cào bằng”?

+ Đại biểu Trần Hoàng Ngân: Việc xóa thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu thì ai cũng được hưởng, và không phải người giàu hưởng nhiều hơn đâu. Những người có thu nhập cao, người giàu đã đóng thuế thu nhập cá nhân cho ngân sách rồi.

- Đại biểu dự báo như thế nào về chỉ số lạm phát và GDP năm nay?

+ Đại biểu Trần Hoàng Ngân: Chỉ số lạm phát sẽ tùy thuộc vào việc chúng ta có hành động để kiểm soát giá hay không, nếu không hành động giảm thuế tiêu thụ đặc biệt thì lạm phát có thể vượt qua 6%, còn nếu hành động để kiểm soát giá thì ở mức 4-5%.

Còn GDP thì hoàn toàn khả thi, có thể tăng trưởng từ 6% trở lên. Việt Nam đang có nhiều “điềm lành” trong phục hồi kinh tế - xã hội. Cụ thể như so với các nước, chúng ta mở cửa nhanh nhất, là điểm đến của khách du lịch quốc tế tăng tốp đầu thế giới. Chúng ta đã tổ chức SEA Games 31 thành công ngoài mong đợi, mang đến hình ảnh một đất nước bình yên, người dân thân thiện. Rồi việc thể thao đạt hơn 200 huy chương vàng cũng kích thích thêm tinh thần dân tộc...

Hầu như các dự báo đều khá lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam. Chỉ lo nhất là xung đột Ucraina - Nga làm khủng hoảng năng lượng, lương thực, dẫn đến đói nghèo.

Phương Thảo (ghi)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024

Hà Nội điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 2185/QĐ-UBND về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công cấp Thành phố năm 2024.
Ngày 27/4: Hà Nội nắng nóng gay gắt, có nơi trên 39 độ C

Ngày 27/4: Hà Nội nắng nóng gay gắt, có nơi trên 39 độ C

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 27/4, khu vực Hà Nội ngày nắng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất trên 39 độ C.
Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái vừa thông tin về nguyên nhân vụ việc.
Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024 diễn ra ngày 26/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, đã thu hút 30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu.
Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

(LĐTĐ) Internet vạn vật (IoT) mở ra những tiềm năng lớn trong việc tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt và hiệu quả. IoT không chỉ làm thay đổi cách mà các nhà máy hoạt động, mà còn tạo ra một môi trường sản xuất linh hoạt và kết nối, giúp tăng năng suất và giảm chi phí.
Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Tin khác

Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng miếng và vàng nhẫn được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng trong phiên giao dịch sáng 26/4, trong đó giá vàng miếng đã lên 85 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/4), giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh. Theo đó, giá vàng miếng SJC sắp vượt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 76 triệu đồng/lượng.
Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Theo đó, giá xăng E5 RON 92 giảm 310 đồng/lít, có giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, có giá bán là 24.910 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm mạnh 730 đồng/lít, có giá bán là 20.710 đồng/lít.
Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Theo ghi nhận, giá vàng SJC bán ra trong chiều 25/4 đã giảm so với phiên giao dịch buổi sáng, tuy nhiên vẫn trụ vững quanh mốc 84 triệu đồng/lượng.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

(LĐTĐ) Chỉ trong vài ngày, Ngân hàng Nhà nước đã hai lần hủy đấu thầu vàng miếng.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

(LĐTĐ) Nhiều ý kiến dự báo giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai 25/4 có thể giảm theo xu hướng trên thế giới.
Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước quyết định đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung cho thị trường. Đây cũng được coi là giải pháp nhằm giảm bớt sự mất cân đối cung - cầu. Liệu rằng sắp tới giá vàng sẽ “ngừng nhảy múa” và “giảm nhiệt”?
Mở rộng không gian ngành điện

Mở rộng không gian ngành điện

(LĐTĐ) Sau gần một năm có Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), kế hoạch thực hiện quy hoạch quan trọng này cuối cùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Xem thêm
Phiên bản di động