Đảm bảo an toàn đối với thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão, lũ
Thiết lập cầu vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ người dân bị ảnh hưởng trong vùng bão, lũ Sơn Tây mang Trung thu đến trẻ em vùng lũ Nghĩa đồng bào tiếp tục được phát huy khi gian khó |
Theo đó, thời gian qua, ngoài đóng góp tiền mặt, đồ dùng thiết yếu, một lượng lớn thực phẩm đã được các cá nhân, tổ chức quyên góp gửi về cho bà con vùng lũ. Tuy nhiên, việc phân phối hàng hóa, thực phẩm cho người dân không đơn giản, phải mất thời gian di chuyển, cung đường khó khăn cộng với thời tiết mưa gió kéo dài.
Các cá nhân, đơn vị nên ưu tiên quyên góp, ủng hộ lương thực, thực phẩm bao gói sẵn, có hạn sử dụng, bảo quản dài ngày. |
Theo Cục An toàn thực phẩm, trong số hàng cứu trợ năm nay, nhiều loại bánh chưng, bánh mì và các thực phẩm khác được các gia đình, nhà hảo tâm hút chân không để bảo quản trong quá trình vận chuyển, phân phát đến cho bà con vùng lũ, lụt.
Việc tự chế biến, đóng gói thực phẩm và hút chân không có thể giúp kéo dài thêm thời gian bảo quản thực phẩm. Tuy nhiên, việc làm này cũng có thể gây ra nguy cơ không bảo đảm an toàn cho thực phẩm, đặc biệt là ô nhiễm vi khuẩn yếm khí (vi khuẩn sinh trưởng trong môi trường thiếu không khí), sinh độc tố gây ngộ độc cho người sử dụng.
Một trong các vi khuẩn yếm khí thường hay gây ngộ độc trong các loại thực phẩm đồ hộp, thực phẩm bao gói hút chân không chính là vi khuẩn Clostridium Botulinum (C.Botulinum), một loại vi khuẩn kỵ khí tuyệt đối. Độc tố của vi khuẩn này có độc lực rất mạnh và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe con người, thậm chí có thể gây tử vong chỉ với liều lượng rất nhỏ.
Để bảo đảm an toàn thực phẩm hỗ trợ đến người dân vùng bị thiên tai, bão lũ, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo các cá nhân, đơn vị nên ưu tiên quyên góp, ủng hộ lương thực, thực phẩm bao gói sẵn, có hạn sử dụng, bảo quản dài ngày như: Lương khô, các thực phẩm đóng hộp, bao gói kín như thịt, cá, rau củ quả đóng hộp, mỳ ăn liền, xúc xích tiệt trùng, nước uống đóng chai, đóng bình...
Người dân lưu ý chọn sản phẩm của các cơ sở chế biến đảm bảo an toàn thực phẩm, có ghi nhãn và hạn sử dụng đầy đủ theo quy định.
Ngoài ra, Cục An toàn thực phẩm gợi ý có thể ủng hộ thêm vitamin, men tiêu hóa hỗ trợ sức khỏe cho các đối tượng trẻ em, người già trong vùng bão, lũ. Khi tự chế biến thực phẩm, bao gói hút chân không để hỗ trợ cho người dân vùng bão, cần lựa chọn các thực phẩm phù hợp với đóng gói hút chân không như: Thịt khô, cá khô, bỏng ngô, bỏng gạo…
Các loại bánh có lá bọc được chế biến đun kỹ nhiều giờ như bánh chưng, bánh tét. Sau khi vớt bánh cần để nơi sạch sẽ, ép ráo nước, để nguội trước khi đóng gói hút chân không. Thực phẩm tự chế biến được hút chân không nên gửi cho những khu vực có thời gian vận chuyển ngắn, có thể tiếp cận sớm. Ngoài ra, khi đóng gói và hút chân không nên để mảnh giấy ghi ngày sản xuất bên trong màng gói để người vận chuyển và người sử dụng biết và bố trí thời gian cấp phát, sử dụng phù hợp.
Đối với người sử dụng thực phẩm cứu trợ, cần kiểm tra bao gói thực phẩm được cấp phát, cứu trợ trước khi ăn. Tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm đã hết hạn sử dụng, thực phẩm đóng hộp bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường.
Đối với các loại thực phẩm do người hỗ trợ tự làm như: Bánh chưng, bánh dày, bánh tét… được sản xuất thủ công, tự đóng gói, đóng kín bằng màng bọc hút chân không thì trước khi sử dụng cần quan sát kỹ. Nếu phía trong màng bọc có các bóng khí, màng bọc căng phồng hoặc khi mở màng bọc ra thực phẩm bị nhớt, mốc, mùi, vị khác thường thì tuyệt đối không sử dụng.
Cục An toàn thực phẩm cũng lưu ý, với chính quyền và các cơ quan chức năng địa phương bị bão, lũ cần tổ chức tiếp nhận và cấp phát hàng thực phẩm cứu trợ nhanh chóng nhất có thể cho người dân. Ngoài ra, cần duy trì việc tuyên truyền để người dân thực hiện bảo đảm vệ sinh ăn uống tốt nhất trong điều kiện có thể; chủ động dự trữ thuốc men, hoá chất, phương tiện, nhân lực, phương án sẵn sàng để chủ động xử lý, khắc phục nếu có ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh liên quan đến thực phẩm xảy ra.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội yêu cầu công khai thông tin lấp 6.500m2 hồ Đống Đa
Lan tỏa giá trị tốt đẹp về truyền thống hiếu học, trọng dụng hiền tài
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tăng tốc, sáng tạo, về đích trong quý 4/2024
Quy hoạch Thủ đô sẽ có phương án chi tiết phòng, chống lũ của các tuyến sông
Đề xuất điều chỉnh vốn đầu tư dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô giảm hơn 2.100 tỷ đồng
Cùng nhau xây dựng các công trình tầm cỡ đánh dấu sự vươn mình của đất nước
Hà Nội: Thu giữ hơn 10.000 chai nước hoa từ tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên”
Tin khác
Ngành Y tế Thủ đô nỗ lực hoàn thành sứ mệnh đặc biệt
Longform 03/10/2024 18:34
Bệnh viện Nhi Hà Nội sẵn sàng khám chữa bệnh
Y tế 03/10/2024 06:20
Tập huấn quản lý an toàn thực phẩm cho các trường học có bếp ăn tập thể
Y tế 02/10/2024 11:26
Care For Việt Nam đồng hành cùng cuộc thi “Y tế cơ sở giỏi năm 2024”
Y tế 01/10/2024 18:52
“Tiền mất tật mang” vì chữa bệnh theo cách…truyền miệng
Y tế 01/10/2024 10:44
Thanh Oai: Nhiều học sinh nhập viện nghi do uống nước ngọt miễn phí
Y tế 01/10/2024 09:52
Hà Nội ghi nhận thêm 279 ca mắc sốt xuất huyết
Y tế 30/09/2024 14:59
Cung ứng, kiểm soát giá thuốc cứu chữa người bị thương, bị bệnh sau mưa bão
Y tế 28/09/2024 06:06
Bệnh viện thứ hai của Hà Nội ghi tên vào bản đồ ghép tạng
Y tế 27/09/2024 10:18
Tiêm vắc xin sốt xuất huyết: Biện pháp phòng, chống hiệu quả
Y tế 27/09/2024 08:50