Đảm bảo an sinh xã hội: Gốc rễ vẫn là bài toán việc làm

(LĐTĐ) Nghiên cứu bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển việc làm công nhằm giải quyết lượng lao động thiếu việc làm tại khu vực nông thôn, giải quyết việc làm cho lao động di cư về quê là kiến nghị của đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn).
Đại biểu kiến nghị dành chi phí thỏa đáng để hỗ trợ tiền xây dựng nhà ở cho công nhân Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường: Rất cần tập trung đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân

Ngày 7/1, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội đã tiến hành thảo luận trực tuyến Dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Phát biểu thảo luận, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phân tích, Covid-19 đã và đang tạo ra khoảng cách xã hội ngày càng lớn khi làm giảm thu nhập và phân phối lại thu nhập.

Thực tiễn này làm cho người lao động ở khu vực phi chính thức và các nhóm yếu thế ngày càng yếu thế hơn. Chính vì vậy, trong số 5 trụ cột của khung chính sách để ứng phó với Covid-19 do Liên Hợp quốc ban hành năm 2020 có đến 2 trụ cột liên quan đến khu vực phi chính thức và nhóm yếu thế.

Ở nước ta, nhóm yếu thế như người nghèo, lao động tự do, xe ôm, bán hàng rong, kinh doanh cá thể, sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ là những người phần lớn làm trong khu vực phi chính thức, mưu sinh từ thu nhập bằng lao động hằng ngày, nay thu nhập của họ lại bị giảm, bị mất. Bản thân họ và gia đình ít được bảo đảm hỗ trợ bằng an sinh xã hội, họ cần phải được đặc biệt quan tâm trong đại dịch cũng như trong các quyết sách hậu đại dịch.

Đảm bảo an sinh xã hội: Gốc rễ vẫn là bài toán việc làm
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn) đề nghị bổ sung chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động di cư về quê (Ảnh: VPQH)

“Tôi thống nhất cao với mục tiêu thứ ba trong tờ trình về bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, người lao động. Để đạt được mục tiêu này, chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội nêu 3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp với nguồn lực là 53,15 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh một số giải pháp như hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đầu tư cho các cơ sở xã hội thì phần lớn các giải pháp cụ thể còn lại đều tập trung vào khu vực chính thức dành cho những đối tượng có quan hệ lao động là chủ yếu”, đại biểu nói.

Theo đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, nội dung thứ 9 của Phụ lục 1 về khung nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội mới chỉ nêu việc nghiên cứu, hỗ trợ người dân, người lao động gặp khó khăn do tác động của đại dịch, mà chưa đưa ra được chính sách với đối tượng, mức và hình thức hỗ trợ cụ thể.

Trong khi các giải pháp tài khóa tiền tệ chỉ tập trung thực hiện trong 2 năm thì khu vực phi chính thức và nhóm yếu thế sẽ khó có thể nhận được hỗ trợ kịp thời. Với nguồn lực và thời gian có hạn, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề nghị bổ sung cụ thể hơn các chính sách cho khu vực phi chính thức, nhất là nhóm yếu thế, trong đó có chính sách trợ cấp bằng tiền mặt.

Đồng thời, bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển việc làm công, nhằm giải quyết lượng lao động thiếu việc làm tại khu vực nông thôn, giải quyết việc làm cho lao động di cư về quê theo quy định của Luật Việc làm năm 2013.

Đại biểu Nguyễn Như So (đoàn Bắc Ninh) bày tỏ sự đồng tình với sự cần thiết phải ban hành chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội với những nội dung nằm ngoài khuôn khổ của khung kế hoạch 5 năm 2021-2025 đã được Quốc hội thông qua, nhằm tiếp tục tìm kiếm không gian, dư địa mới để đẩy nhanh tiến độ phục hồi và phát triển kinh tế.

Đảm bảo an sinh xã hội: Gốc rễ vẫn là bài toán việc làm
Toàn cảnh phiên thảo luận trực tuyến tại điểm cầu Nhà Quốc hội. (Ảnh: VPQH)

Đại biểu đề nghị cần lựa chọn đúng và trúng đối tượng trong giai đoạn phục hồi, đặc biệt những doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp hạt nhân từ các chuỗi cung ứng, tạo điều kiện để tăng cầu lao động, hỗ trợ an sinh xã hội thông qua doanh nghiệp, đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động.

“Việc hỗ trợ nhà trọ, tiền sinh hoạt hàng tháng cho người lao động bị thất nghiệp chỉ là giải pháp tình thế, gốc rễ vẫn là bài toán việc làm, nuôi dưỡng doanh nghiệp chính là chìa khóa để giải quyết bài toán an sinh xã hội trong thời điểm này”, đại biểu Nguyễn Như So nói.

Chính sách hỗ trợ tiền tệ thực hiện cho người lao động thông qua doanh nghiệp thuộc các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất là rất đúng và cần thiết là ý kiến của đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum).

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, chính sách này cần bao phủ thêm đối với những người lao động phi chính thức, lao động tự do. Vì họ có thu nhập thấp, ít có cơ hội tiếp cận với các cơ hội phát triển kỹ năng nghề và họ luôn phải đối mặt với nguy cơ trở thành tầng lớp lao động nghèo, chịu tác động trước nhất và nặng nề nhất bởi đại dịch…

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gia Lâm: Nâng cao đời sống tinh thần của người lao động qua Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân

Gia Lâm: Nâng cao đời sống tinh thần của người lao động qua Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân

(LĐTĐ) Cùng với quan tâm chăm lo việc làm, thu nhập, đảm bảo chế độ chính sách cho người lao động, trong những năm qua Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm cũng luôn coi công tác chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn, trong đó đặc biệt coi trọng việc xây dựng và duy trì hiệu quả hoạt động của các Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân.
Khơi dậy niềm tự hào hàng Việt

Khơi dậy niềm tự hào hàng Việt

(LĐTĐ) Tối 9/12, tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Hoàn Kiếm (Hà Nội), Bộ Công Thương tổ chức Lễ khai mạc Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam với chủ đề “Tự hào hàng Việt Nam”,“Tinh hoa hàng Việt Nam” năm 2023. Chương trình kéo dài trong 2 ngày 9 - 11/12.
Nhiều cung bậc cảm xúc tại lễ Bế mạc Giải bóng đá Công đoàn khối phường quận Long Biên lần thứ I

Nhiều cung bậc cảm xúc tại lễ Bế mạc Giải bóng đá Công đoàn khối phường quận Long Biên lần thứ I

(LĐTĐ) Chiều nay (9/12), tại Sân bóng đá Phú Viên, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức bế mạc Giải bóng đá Công đoàn khối phường lần thứ I năm 2023, thiết thực chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 và 20 năm Ngày thành lập LĐLĐ quận Long Biên (9/12/2003 - 9/12/2023).
Ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất huy động

Ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất huy động

(LĐTĐ) Thị trường lãi suất ngân hàng tiếp tục đà giảm khi có thêm 2 ngân hàng hạ lãi suất huy động là Eximbank và VietABank.
Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái phong phú của Hà Nội

Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái phong phú của Hà Nội

(LĐTĐ) Chương trình “Lễ hội du lịch sinh thái Hà Nội năm 2023 - Ba Vì trải nghiệm xanh” giới thiệu với du khách hành trình trải nghiệm khám phá các sản phẩm du lịch sinh thái nổi bật của Hà Nội thông qua chương trình nghệ thuật giới thiệu nét văn hóa truyền thống đặc sắc, đa dạng trên hình ảnh điểm đến của các địa phương, làm nổi bật tiềm năng du lịch sinh thái phong phú của Hà Nội.
Hà Nội sẽ có hành lang tàu thủy buýt dọc sông Hồng

Hà Nội sẽ có hành lang tàu thủy buýt dọc sông Hồng

(LĐTĐ) Theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065 vừa được Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua, sông Hồng với định hướng là trục trung tâm sẽ được tăng cường nhiều hạng mục kết nối.
Gần 1.000 thí sinh tham gia cuộc thi thử thách công dân số X-Project 2023

Gần 1.000 thí sinh tham gia cuộc thi thử thách công dân số X-Project 2023

(LĐTĐ) Ngày 9/12, Thành Đoàn Hà Nội phối hợp với Công ty Trường học công nghệ Mindx tổ chức vòng Chung kết cuộc thi thử thách công dân số X-Project.

Tin khác

Khai thác hơn nữa dư địa, tiềm năng hợp tác song phương giữa Việt Nam và Belarus

Khai thác hơn nữa dư địa, tiềm năng hợp tác song phương giữa Việt Nam và Belarus

(LĐTĐ) Ngày 8/12, sau lễ đón chính thức tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Cộng hòa Belarus Roman Golovchenko.
Nghiên cứu xây dựng sân bay quốc tế mới tại phía nam Đồng bằng sông Hồng

Nghiên cứu xây dựng sân bay quốc tế mới tại phía nam Đồng bằng sông Hồng

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, khu vực phía bắc Đồng bằng sông Hồng đã có 3 sân bay (Nội Bài, Vân Đồn, Cát Bi), có thể nghiên cứu kỹ lưỡng để xem xét, quy hoạch, xây dựng một sân bay quốc tế mới tại khu vực phía nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước đến nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 12 - 13/12/2023.
Khai mạc Kỳ họp thứ 14 Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa X

Khai mạc Kỳ họp thứ 14 Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa X

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 14 - kỳ họp thường lệ cuối năm 2023 của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đồng Nai khóa X đã chính thức khai mạc vào ngày 7/12 và sẽ kéo dài đến ngày 8/12 nhằm thông qua nhiều quyết sách quan trọng.
Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh

Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng 7/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Hộ dân sử dụng điện từ 710 kWh/tháng trở xuống sẽ phải trả ít tiền điện hơn

Hộ dân sử dụng điện từ 710 kWh/tháng trở xuống sẽ phải trả ít tiền điện hơn

(LĐTĐ) Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối 6/12/2023, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã làm rõ một số nội dung báo chí quan tâm liên quan đến việc sửa đổi biểu giá bán lẻ điện bậc thang. Trong đó, đáng chú ý thông tin, các hộ có mức sử dụng điện từ 710 kWh trở xuống (chiếm khoảng 98%) sẽ trả ít tiền điện hơn sau khi thay đổi cơ cấu biểu giá.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đặc biệt lưu ý thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đặc biệt lưu ý thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới

(LĐTĐ) Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt cao nhất các chỉ tiêu, mục tiêu năm 2023 và đặc biệt lưu ý việc thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế; tập trung phát triển các lĩnh vực mới nổi, như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh...
Kinh tế phục hồi ngày càng tích cực

Kinh tế phục hồi ngày càng tích cực

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, trong nước, kinh tế phục hồi ngày càng tích cực hơn, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong các hoạt động đối ngoại cấp cao, ngoại giao kinh tế.
Khẳng định thương hiệu từ nền tảng triệu view của cơ quan truyền thông

Khẳng định thương hiệu từ nền tảng triệu view của cơ quan truyền thông

(LĐTĐ) Sáng 6/12, Báo Người Lao Động tổ chức buổi Toạ đàm "Phát triển nền tảng triệu view của cơ quan truyền thông". Tọa đàm là dịp để các cơ quan quản lý đưa ra đánh giá, định hướng đối với việc phát triển các kênh thông tin trên nền tảng mạng xã hội của các cơ quan báo chí.
Năm 2024 tiếp tục xét xử một số đại án

Năm 2024 tiếp tục xét xử một số đại án

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI diễn ra sáng 5/12, Chánh án Toà án nhân dân (TAND) Thành phố Nguyễn Hữu Chính đã báo cáo kết quả công tác năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động