Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường: Rất cần tập trung đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân

(LĐTĐ) Ngày 6/1, bên lề phiên thảo luận tổ của Quốc hội, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) đã trao đổi với báo chí về gói hỗ trợ phục hồi kinh tế, đang được Chính phủ trình Quốc hội. Trong đó, theo đại biểu, gói hỗ trợ cũng rất cần quan tâm vào đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân.
Tính toán kỹ các gói hỗ trợ để tránh trục lợi và bội chi ngân sách Trình Quốc hội gói giải pháp tài khóa 291 nghìn tỷ đồng để phục hồi kinh tế - xã hội Nhà ở cho công nhân

- Ông đánh giá như thế nào về gói chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được Chính phủ trình Quốc hội?

- Ông Hoàng Văn Cường: Đây là nội dung chính của Kỳ họp, cũng là điều mà xã hội, doanh nghiệp rất quan tâm. Về nội dung gói này, điểm tôi đánh giá rất cao là sự kết hợp giữa chính sách tài khóa và tiền tệ.

Vì, nguồn lực tài khóa không còn nhiều, tuy rằng tỷ lệ nợ công còn khá thấp và dư địa có thể nâng nợ công lên còn khá nhiều, nhưng mục tiêu của ta là ưu tiên ổn định vĩ mô, nên nếu huy động nguồn lực thông qua tăng nợ công quá lớn thì rất có thể sẽ dẫn đến những bất ổn về kinh tế vĩ mô, có thể ảnh hưởng kiểm soát lạm phát, nên phải kết hợp cả tài khóa và tiền tệ.

Từ đó, một mặt sử dụng dư địa về tăng nợ công, nhưng đồng thời cũng sử dụng chính nguồn ngân sách đó để tác động sang chính sách tiền tệ, không phải buộc các ngân hàng hạ lãi suất, nhưng doanh nghiệp vẫn có thể tiếp cận lãi suất thấp nhờ hỗ trợ lãi suất từ gói tài khóa. Đồng thời, như thế ta có khả năng huy động được tốt hơn vốn nhàn rỗi trong dân.

Khi lượng tiền được đưa vào lưu thông nhiều, thì đồng thời chính sách tài khóa như phát hành trái phiếu Chính phủ sẽ thu hút dòng tiền đó vào, sẽ hỗ trợ cho nhau để kiểm soát lạm phát. Cách thiết kế của gói tài khóa tiền tệ đi liền với nhau rất hợp lý. Đó là cơ sở để chúng ta kỳ vọng rằng gói này được triển khai thì sẽ không gây bất ổn về kinh tế vĩ mô, đặc biệt là tăng chỉ số nợ công, vay trả nợ, lạm phát…

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường: Rất cần tập trung đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân
Ông Hoàng Văn Cường trả lời báo chí bên lề phiên họp ngày 6/1

Điều tôi đánh giá cao thứ hai là nhờ kết hợp nên trong đó có nhiều chính sách chúng ta đã thực hiện từ 2020, nay tiếp tục thực hiện, thành nguồn hỗ trợ, kết hợp những chính sách tài khóa mới như là miễn, giảm thuế giá trị gia tăng 2%, hay giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô…

- Theo đại biểu, danh mục các dự án được ưu đãi từ gói phục hồi đã thật sự phù hợp hay chưa?

- Ông Hoàng Văn Cường: Tổng quy mô hỗ trợ là hơn 400 nghìn tỷ đồng, nhưng thực tế đều nằm ẩn trong các chính sách như là miễn, giãn, hoãn thuế, còn phần tiền mới đưa vào chỉ còn khoảng 176 nghìn tỷ đồng. Rõ ràng đây không phải là việc đưa lượng tiền quá nhiều vào nền kinh tế.

Tôi cho rằng không nên coi đây là “bơm tiền” vào nền kinh tế, đừng gọi đây là “bơm tiền” vào nền kinh tế. Nếu ta quan niệm đây là bơm tiền, thì sẽ gây tâm lý cho rằng lượng tiền vào lưu thông nhiều, sẽ gây lạm phát, mất giá đồng tiền, rồi đổ xô đầu tư bất động sản, chứng khoán… rất nguy hiểm. Vì thực tế, chỉ có 176 nghìn tỷ đồng trong 2 năm và có thể kéo dài hơn, như vậy mỗi năm chỉ khoảng hơn 80 nghìn tỷ đồng, là quá nhỏ so với vốn đầu tư công vẫn được giải ngân hàng năm.

Chính vì thế, gói này cần tập trung vào những lĩnh vực đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch, hoặc đang đặt những vấn đề cấp bách cho phòng, chống dịch để phục hồi kinh tế. Chứ nếu với nguồn vốn nhỏ, mà ta dàn trải ra nhiều dự án, thì sẽ không mang lại hiệu quả phục hồi đúng nghĩa, hoặc lại đưa vào quá dài, không chỉ trong 2 năm, mà lại rải ra đến 2025, thì khi đó, không phát huy được hiệu quả, không mang lại ý nghĩa cho phục hồi. Chính vì thế, điều đầu tiên quan trọng là xác định rõ ưu tiên đầu tư vào đâu, lĩnh vực nào cần sử dụng đầu tư trong 176 nghìn tỷ đồng này.

Khi xem danh mục các dự án dự kiến, tôi thấy có nhiều lĩnh vực đã được ưu tiên, như những dự án thuộc lĩnh vực đầu tư phòng, chống dịch như trung tâm kiểm soát dịch ở các vùng, hay một số các cơ sở y tế ở vùng đông dân cư, rõ ràng phải tăng cường. Hay ưu tiên cho một số ngành bị tác động mạnh bởi đại dịch như du lịch, vận tải, nếu không có ưu tiên thỏa đáng thì khó quay trở lại phục hồi.

Hoặc những lĩnh vực như đầu tư nhà ở cho công nhân, các khu công nghiệp vừa qua chịu tác động rất mạnh của việc không có khu nhà ở công nhân, nên ảnh hưởng đến đời sống công nhân, và ảnh hưởng đến nguồn nhân lực cho khu công nghiệp. Đây là vấn đề cũng rất cần tập trung.

Hoặc một số trung tâm trung chuyển logistic. Khi dịch xảy ra, đi lại khó khăn, hàng hóa ứ đọng bởi không có các trung tâm về phân phối trung chuyển hàng hóa ở các vùng. Nếu có các trung tâm đó, dù có khoanh vùng các tỉnh, thì hàng hóa vẫn về trung tâm, từ trung tâm đó kết nối để phân phối về các địa bàn nhỏ thì không bao giờ xảy ra tình trạng đứt gãy.

Nó sẽ giải quyết vấn đề nữa là khi có trung tâm logistic vùng, công suất sử dụng của các phương tiện vận tải sẽ tăng cao. Đặc biệt, đại dịch xảy ra đứt gãy cung ứng thế giới, các khu cửa khẩu, đường bộ, đường biển, cả thế giới ảnh hưởng. Rõ ràng Việt Nam có cơ hội rất tốt về phát triển dịch vụ logistic cho đường biển, chúng ta cũng phải đặt ra những vấn đề cần phải chú trọng ưu tiên. Đó là những điểm trong danh mục cũng có đề xuất đến, có những cái đủ, nhưng có những cái còn nhẹ.

Bên cạnh đó, cũng có những dự án được đưa vào danh mục mà chưa liên quan nhiều lắm. Trong bối cảnh nguồn lực ít, mà đầu tư vào những dự án đó sẽ bị phân tán nguồn lực, không mang lại tác dụng phục hồi mong muốn.

Điển hình như trong lĩnh vực giao thông, trong 176 nghìn tỷ đồng, giao thông chiếm 103 nghìn tỷ đồng. Giao thông quan trọng nhưng phải chỉ ra khâu nào là điểm thắt, điểm nút, chứ không phải tất cả các dự án giao thông đều đưa vào chương trình phục hồi, mà phải đưa vào đầu tư công…

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".
Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công an huyện Hoài Đức phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức; đồng thời đề nghị lái xe điều khiển xe ô tô BKS 88H-288.49 đến cơ quan Công an trình diện để giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật.
Tôn vinh 135 điều dưỡng tiêu biểu trong công tác chống dịch giai đoạn 2020 - 2023

Tôn vinh 135 điều dưỡng tiêu biểu trong công tác chống dịch giai đoạn 2020 - 2023

(LĐTĐ) Chiều 16/7, Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế và Hiệp Hội Điều dưỡng Việt Nam tổ chức chương trình Tôn vinh Điều dưỡng viên tiêu biểu trong công tác phòng chống dịch giai đoạn 2020 - 2023; phát động cuộc thi sáng tác và biểu diễn ca khúc về ngành Y tế; trao giải chạy Vì sức khỏe Việt Nam lần thứ hai, chặng 2.
Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ ra mắt Tủ sách Công đoàn tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nội.
Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Tin khác

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.
Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

(LĐTĐ) Nhiệm kỳ 2024 - 2029, thành phố Hà Nội cần xem xét thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở những tòa chung cư lớn để góp phần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các hộ gia đình trên địa bàn. Đó là gợi mở của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến với thành phố Hà Nội.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

(LĐTĐ) Với tinh thần "không nói không, không nói khó, không nói có nhưng không làm", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương… nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy khí thế đang có, tiếp tục "giữ lửa", triển khai thực hiện ngay các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) một cách thực chất, mang lại hiệu quả thiết thực, rõ ràng…
Giải cứu 9 người bị mắc kẹt trong thang máy tại thành phố Hồ Chí Minh

Giải cứu 9 người bị mắc kẹt trong thang máy tại thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Ngay sau khi nhận thông tin, Công an quận 5, Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã điều động Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ xuất 2 xe chuyên dụng cùng 12 cán bộ chiến sĩ đến địa điểm xảy ra tai nạn, phối hợp công an địa phương thực hiện công tác cứu nạn.
Phấn đấu thông xe tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên kéo dài trước ngày 2/9

Phấn đấu thông xe tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên kéo dài trước ngày 2/9

(LĐTĐ) Với dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên kéo dài đoạn qua địa phận tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên yêu cầu sở, ngành, địa phương và các bên liên quan khẩn trương hoàn thành giai đoạn 1 để thông xe trước ngày 2/9.
Xem thêm
Phiên bản di động