Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - tấm gương người cộng sản kiên trung
Ra mắt bộ sách “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh” Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh: Không gian lịch sử đặc biệt |
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tên khai sinh là Nguyễn Vịnh, sinh ngày 1/1/1914, trong một gia đình nông dân tại thôn Niêm Phò (xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, nay là tỉnh Thừa Thiên Huế). Khi ở tuổi 17, được các lớp đàn anh giác ngộ cách mạng, người thanh niên Nguyễn Vịnh tham gia đấu tranh chống lại bọn cường hào ở địa phương và sau đó tham gia đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ những năm 1936-1939, được kết nạp và trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1937.
Trên cương vị Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên ở tuổi 24, thực hiện chỉ thị của Xứ ủy Trung Kỳ, tháng 9/1938, đồng chí lãnh đạo quần chúng cách mạng đấu tranh làm thất bại dự án tăng thuế của thực dân Pháp và chính quyền Nam triều. Sau cuộc đấu tranh đó, cuối năm 1938, đồng chí bị bắt lần đầu và được thả, tiếp tục hoạt động, lãnh đạo, chỉ đạo nhiều cuộc mít-tinh, biểu tình của nhân dân đấu tranh ngăn chặn những cuộc đàn áp, khủng bố của thực dân Pháp.
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao đổi về tình hình chiến sự, năm 1967. (Ảnh tư liệu báo QĐND) |
Giữa năm 1939, đồng chí bị thực dân Pháp bắt và kết án khổ sai, giam ở các nhà lao Thừa Phủ (Huế), Lao Bảo (Quảng Trị), Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Trong thời gian tù đày, dù bị tra tấn bằng nhiều cực hình dã man nhưng đồng chí luôn kiên cường, thể hiện tinh thần bất khuất, gan dạ, giữ vững khí tiết của một người cộng sản; cùng các đảng viên cộng sản biến tòa án Nam triều thành diễn đàn tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản và lên án tội ác của thực dân Pháp và bọn tay sai phản động.
Trên cương vị Bí thư chi bộ trong nhà tù, đồng chí thể hiện là một chiến sĩ cộng sản kiên trung, một nhà lãnh đạo mẫu mực trong việc tổ chức đấu tranh chống khủng bố, chống tra tấn, chống đánh đập tù nhân, cải thiện đời sống nhà tù. Đồng thời, hết sức quan tâm đến công tác giáo dục lý luận chính trị cho các đảng viên trong chi bộ và những người tù chính trị.
Ở nhà tù Lao Bảo, đồng chí lập ra “Tổ chức bí mật” nhằm tập hợp lực lượng, thống nhất hành động, thúc đẩy phong trào cách mạng, bắt liên lạc với tổ chức Đảng từ bên ngoài. Cuối năm 1940, tổ chức này lãnh đạo thắng lợi cuộc đấu tranh tuyệt thực, tuyệt ẩm của tù nhân chính trị trong nhà tù Lao Bảo.
Tại nhà đày Buôn Ma Thuột, đồng chí tham gia “Lực lượng trung kiên”, một tổ chức bí mật trong tù đóng vai trò như một chi bộ cộng sản và tiếp tục đấu tranh quyết liệt, ngoan cường. Mặc dù ba lần bị đế quốc bắt giam nhưng mỗi lần vượt ngục hay được thả, đồng chí lại trở về với cách mạng, với nhân dân, tiếp tục hoạt động, góp phần xây dựng cơ sở Đảng, đẩy mạnh phong trào cách mạng ở tỉnh Thừa Thiên thời kỳ đó.
Trên cương vị Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên, Bí thư Phân khu Bình - Trị - Thiên rồi Bí thư Liên khu ủy IV, đồng chí đã vận dụng sáng tạo đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng vào thực tiễn chiến trường Thừa Thiên; bình tĩnh, sáng suốt trong đánh giá tình hình, đưa ra những giải pháp về công tác tư tưởng, về chiến tranh nhân dân, chỉ đạo nhiều vấn đề cụ thể về lực lượng vũ trang bám đất, bám dân, phát triển chiến tranh du kích.
Với nhãn quan chính trị, quân sự sắc bén, kiên trì quan điểm “dân là gốc”, đồng chí đã góp phần đưa ra những quyết định táo bạo có ý nghĩa chuyển hướng lãnh đạo, xoay chuyển lại tình thế, tạo ra các bước ngoặt cách mạng, đưa cuộc kháng chiến ở mặt trận Huế dần khôi phục và mở ra một cục diện mới. Nhờ đó, phong trào cách mạng Bình - Trị - Thiên đã vươn lên hòa nhập cùng với phong trào cả nước, góp phần chặn đứng âm mưu chia cắt chiến lược của thực dân Pháp. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến Bình - Trị - Thiên khói lửa, xứng đáng với danh hiệu “Vị tướng du kích” mà Bác Hồ trao tặng.
Ở những bước chuyển của cách mạng, với phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực lãnh đạo, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh luôn được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng trao nhiều trọng trách. Nhận nhiệm vụ Trưởng ban Công tác nông thôn Trung ương - lãnh đạo, chỉ đạo một ngành kinh tế trọng yếu của đất nước, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh thể hiện tư duy của một nhà lãnh đạo trên lĩnh vực kinh tế thông qua tổ chức thực tiễn, bám sát cơ sở, lắng nghe ý kiến các nhà khoa học, dựa vào nhân dân.
Để giải quyết vấn đề hợp tác hóa nông nghiệp, đồng chí đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng và xác định phải xây dựng hợp tác xã trên 3 mặt: cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật và nâng cao đời sống xã viên. Đồng thời, củng cố vai trò chiến lược của hợp tác xã nông nghiệp trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, động viên và tổ chức được hàng vạn thanh niên ra tiền tuyến.
Ảnh tư liệu về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (Ảnh: báo QĐND) |
Mặt trận nông nghiệp trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh không chỉ bảo đảm một phần quan trọng về lương thực, thực phẩm cung cấp cho nhân dân, góp phần xây dựng miền Bắc thành hậu phương vững chắc, bước đầu chi viện cho cách mạng miền Nam, góp phần vào thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước”, đồng chí đã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức hiệu quả nhiều phong trào thi đua; luôn coi thi đua là phương pháp vận động cách mạng, nghệ thuật lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ chính trị. Trên thực tế, những phong trào thi đua như “Cờ Ba nhất” trong lực lượng vũ trang, “Gió Đại phong” trong nông nghiệp đã mang đậm dấu ấn của đồng chí Nguyễn Chí Thanh, cùng với các phong trào thi đua “Sóng Duyên hải” trong công nghiệp, “Trống Bắc lý” trong giáo dục đã trở thành điển hình tiêu biểu cho phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ, động viên được sức mạnh của hàng triệu con người vào sự nghiệp cách mạng.
Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta bước vào giai đoạn quyết liệt, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh được cử vào miền Nam. Trên cương vị Bí thư Trung ương Cục, kiêm Chính ủy quân giải phóng miền Nam, đồng chí đã góp phần xác định đúng việc chuyển hướng chiến lược của Mỹ từ “Chiến tranh đặc biệt” sang “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968), đưa ra những đánh giá, phân tích khoa học và biện chứng về thực chất sức mạnh của Mỹ, so sánh lực lượng giữa ta và địch, tìm ra những mâu thuẫn, chỗ yếu của đối phương, từ đó khẳng định quyết tâm đánh Mỹ và niềm tin đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Những quan điểm của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh về chủ nghĩa anh hùng cách mạng được coi như khâu đột phá về tư tưởng cho quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; thể hiện tầm tư duy quân sự của một nhà lãnh đạo tài năng, có uy tín lớn của Đảng...
Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ của Đảng và dân tộc ta mãi mãi khắc ghi tư tưởng chỉ đạo tác chiến mang đậm dấu ấn Đại tướng Nguyễn Chí Thanh như “nắm thắt lưng Mỹ mà đánh”, “cứ đánh Mỹ khắc tìm ra cách đánh hay”, lập các “vành đai diệt Mỹ”... Những phân tích, nhận định, đánh giá tình hình chiến trường miền Nam của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh góp phần cùng Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương đánh giá đúng sức mạnh thật sự của đế quốc Mỹ, sự phát triển của cách mạng miền Nam, từ đó hoạch định đường lối kháng chiến.
Nhiều quan điểm, tư tưởng của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh thể hiện chiến lược tiến công với niềm tin nhất định thắng Mỹ, cùng với những phương châm chỉ đạo tác chiến độc đáo được Ban Chấp hành Trung ương Đảng nghiên cứu, chắt lọc đưa vào các nghị quyết Trung ương như Nghị quyết Trung ương 11 và 12 khóa III, kế hoạch cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1968, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn...
Quá trình hoạt động cách mạng của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cho thấy, đồng chí liên tục có mặt ở những mặt trận khó khăn nhất, trong những thời điểm đầy thử thách, quyết liệt. Vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh, một lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, Đồng chí nêu cao tinh thần trách nhiệm, cống hiến hết mình cho dân tộc và Tổ quốc.
Trên mỗi cương vị và trọng trách của mình, đồng chí để lại dấu ấn sâu sắc về cả tư duy lãnh đạo và tổ chức thực hiện, tạo ra bước phát triển mới cho phong trào cách mạng trong cả thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
(Theo tài liệu Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Triển lãm về các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua thước phim điện ảnh
Đa dạng các hoạt động kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD&ĐT Hà Nội
Sức hút mạnh mẽ từ Bảo tàng Lịch sử Quân sự
Tìm giải pháp quản lý giao thông tĩnh trong "không gian" hẹp
Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế tính giá điện linh hoạt theo giờ, vị trí, nguồn cấp
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó bão YINXING
Tập trung khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Tin khác
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó bão YINXING
Tin mới 07/11/2024 21:44
Tập trung khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Tin mới 07/11/2024 21:42
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
Tin mới 07/11/2024 15:33
TP.HCM: Xây dựng hệ thống y tế trở thành trung tâm chăm sóc sức khỏe của khu vực ASEAN
Tin mới 07/11/2024 15:13
Thủ tướng yêu cầu xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức để dự án chậm tiến độ, kéo dài
Tin mới 07/11/2024 14:41
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh Chương trình hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng lần thứ 8
Tin mới 07/11/2024 13:57
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội đón nhận Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng
Tin mới 07/11/2024 13:51
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội dâng hoa tại Tượng đài V.I.Lênin
Tin mới 07/11/2024 11:53
Báo Nhân Dân đoạt giải Vàng Giải thưởng Truyền thông Châu Á
Tin mới 07/11/2024 08:09
Tư tưởng xuyên suốt của văn kiện Đại hội XIV là làm thế nào để đất nước phát triển, vươn mình trong kỷ nguyên mới
Tin mới 06/11/2024 22:41