Đại biểu Quốc hội lo ngại “lương luôn bị rớt lại phía sau trong cuộc đua với giá cả”
Dự kiến điều chỉnh mức lương cơ sở từ giữa năm 2023 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kiến nghị Đảng, Nhà nước chuẩn bị các điều kiện để thực hiện cải cách tiền lương Tăng lương phải kìm được giá mới ý nghĩa |
Chưa thể đáp ứng đời sống của người làm công ăn lương
Đây là phát biểu của đại biểu Quốc hội Nguyễn Huy Thái (Đoàn Bạc Liêu) tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình phát triển kinh tế xã hội, diễn ra ngày 27/10.
Tại phiên thảo luận, vấn đề tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức được nhiều đại biểu đề cập. Đại biểu Nguyễn Huy Thái cho hay, ngay sau khi Chính phủ trình Quốc hội phương án tăng lương cơ sở cho công chức, viên chức và người lao động, thông tin này đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của đông đảo cử tri và công luận.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Huy Thái (Đoàn Bạc Liêu). (ảnh: Quốc hội) |
“Để cho niềm vui của người làm công ăn lương trọn vẹn hơn và cũng là để nhanh chóng bù đắp những trượt giá trầm trọng của đồng lương eo hẹp bấy lâu nay, từ những kiến nghị của rất nhiều cử tri, tôi xin trân trọng kiến nghị Quốc hội và Chính phủ thực hiện tăng lương cơ sở sớm hơn dự định là 6 tháng, thay vì thực hiện từ 1/7/2023 thì thực hiện ngay từ đầu năm, tức là từ 1/1/2023.
Chắc chắn rằng, đây sẽ là món quà vô cùng ý nghĩa dành cho những người làm công ăn lương đã gần 3 năm qua gồng mình chống chọi, nguồn sống bị bào mòn bởi đại dịch toàn cầu. Cử tri đang rất trông mong đề xuất này của cử tri được Quốc hội và Chính phủ chấp nhận”, lời đại biểu.
Đại biểu Nguyễn Huy Thái cũng phân tích: Lương tăng là tín hiệu đáng mừng nhưng không phải là giải pháp dài hơi để công chức, viên chức gắn bó với nghề ở khu vực công. Đẩy nhanh tiến độ cải cách chính sách tiền lương mới thực sự là giải pháp căn cơ, điều mà lẽ ra nếu không phải phòng, chống dịch thì đã được thực hiện từ năm 2021.
Lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng một tháng thì tiền lương thu nhập của công chức, viên chức và người lao động sẽ được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, với mức tăng ấy trong điều kiện không thể cao hơn nữa ở thời điểm hiện tại cũng vẫn chưa thể đáp ứng đời sống của người làm công ăn lương.
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nhận mức lương thấp sẽ không phản ánh đúng giá trị sức lao động mà mình đóng góp. Bên cạnh đó, tiền lương thấp không đủ bù đắp cho quá trình tái sản xuất giản đơn, đó là chưa nói đến tái sản xuất mở rộng, cũng chưa thể bù đắp được quá trình đào tạo và tự đào tạo của cán bộ, công chức, viên chức để toàn tâm, toàn ý với công việc được giao.
![]() |
Toàn cảnh phiên họp. (ảnh: Quốc hội) |
Bên cạnh đó, mức lương cơ sở tăng như phương án Chính phủ vừa đề xuất là rất quý ở thời điểm hiện tại nhưng về thực chất thì chưa đủ để xóa bỏ chênh lệch giữa lương khu vực công và lương khu vực tư, giữa lương khu vực nhà nước và lương ngoài thị trường.
Dẫn số liệu 2,5 năm dịch vừa qua đã có 39.552 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc và chuyển việc, đại biểu nhấn mạnh điều chỉnh tăng mức lương cơ sở và thực hiện cải cách tiền lương là một trong những giải pháp cơ bản, cùng với những giải pháp căn cơ khác nữa để khắc phục tình trạng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ khu vực công nghỉ việc và từ khu vực công chuyển sang khu vực tư. “Lương đủ sống, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ làm việc theo đúng giá trị của tiền lương mà họ được trả”, đại biểu nói.
Bên cạnh đó, đại biểu Nguyễn Huy Thái cũng cho hay, hiện nay cử tri đang rất lo lắng về tình trạng lương chưa tăng, chỉ mới rục rịch tăng thôi thì giá cả đã nhanh chân mà chạy trước rồi, câu chuyện giá - lương - tiền, cái nào đứng trước cái nào để có lợi nhất cho người lao động luôn là câu chuyện mà người lao động tha thiết quan tâm.
“Lương bổng luôn bị rớt lại phía sau trong cuộc đua với giá cả thị trường, giá xăng tăng, giá thực phẩm tăng, phí dịch vụ tăng, phí đại học tăng... tất cả đã dồn gánh nặng lên đôi vai người lao động, chen chân vào và chi phối từng bữa cơm hằng ngày của mỗi gia đình họ. Cho nên, tăng lương cơ sở và thực hiện cải cách tiền lương chỉ thực sự có giá trị đối với người lao động khi Chính phủ thực hiện thành công các giải pháp bình ổn giá cả thị trường”, đại biểu Nguyễn Huy Thái nhấn mạnh.
Tăng cường các biện pháp mạnh để kiềm chế chỉ số giá tiêu dùng
Cùng ủng hộ việc tăng lương cơ sở, đại biểu Tô Ái Vang (Đoàn Sóc Trăng) kiến nghị Chính phủ bảo đảm việc tăng lương phải gắn với sự thay đổi giá cả; tăng cường các biện pháp mạnh để kiềm chế chỉ số giá tiêu dùng.
![]() |
Đại biểu Thái Thu Xương (Đoàn Hậu Giang). (ảnh: Quốc hội) |
Theo đại biểu Thái Thu Xương (Đoàn Hậu Giang), thời gian gần đây, nhất là khi lương tối thiểu vùng được Chính phủ quyết định tăng thì giá cả mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, thuốc điều trị bệnh, sách giáo khoa, xăng dầu, viện phí, học phí.... tăng liên tục, trong khi tiền lương thực tế của cán bộ, công chức, viên chức từ năm 2019 đến nay chưa tăng.
Trong khi đó, lương tối thiểu vùng của người lao động tăng chỉ 6%, thấp hơn nhiều so với số chỉ trượt giá và tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP, đã ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt đời sống vật chất của cán bộ, công chức, viên chức.
Đại biểu Thái Thu Xương cho biết, cử tri và cán bộ, công chức, viên chức rất vui mừng khi Chính phủ quyết định trình Quốc hội tăng lương cơ sở, tuy nhiên đề xuất Quốc hội và Chính phủ cần nghiên cứu về thời gian tăng lương càng sớm càng tốt.
“Đại đa số cán bộ, công chức, viên chức đề xuất Chính phủ tăng lương từ ngày 1/1/2023, vì theo phương án trình của Chính phủ là ngày 1/7/2023, nếu tính khoảng cách giữa 2 lần tăng lương là 4 năm. Bên cạnh đó là kiềm chế lạm phát, kiềm giá, tránh tình trạng lương chưa tăng thì giá đã tăng, lương tăng 1 đồng giá tăng 2 đồng, nếu như thế thì đời sống người dân nói chung và đối tượng yếu thế càng khó khăn hơn”, đại biểu nói.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Để chống ngập khu vực nội đô: Cần “khơi thông” các dự án thoát nước

Đau đáu “giữ hồn” nghề tò he Xuân La

Để trí thức là “binh chủng” đưa đất nước hùng cường

Chú trọng công tác vận động, tuyên truyền giáo dục

Giá vàng trong nước vẫn “chợ riêng”

LĐLĐ huyện Mỹ Đức phối hợp với Bảo hiểm xã hội chăm lo tốt nhất cho người lao động

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Tin khác

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lý giải vì sao không cố định lịch nghỉ Tết các năm
Tin mới 30/09/2023 21:17

Đã bắt Giám đốc VIETSE Ngô Thị Tố Nhiên và 2 cán bộ EVN
Tin mới 30/09/2023 21:13

Phát triển nhà ở xã hội: Không tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư để hạn chế nâng giá bán nhà
Tin mới 30/09/2023 20:45

Tập trung đào tạo nhân lực và cải cách thủ tục hành chính để chuẩn bị đón các dự án FDI mới
Tin mới 30/09/2023 16:13

Đã lồng ghép hầu hết mục tiêu Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN đến năm 2025
Tin mới 29/09/2023 11:04

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà Trung thu cho các bệnh nhi tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
Tin mới 28/09/2023 22:59

Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội chào xã giao Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Vương Hộ Ninh
Tin mới 28/09/2023 19:50

Hà Nội - Bắc Kinh: Tăng cường quan hệ giao lưu hữu nghị và hợp tác
Tin mới 28/09/2023 17:53

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí, thời gian của người dân và doanh nghiệp
Tin mới 28/09/2023 16:13

Thành ủy TP.HCM sẽ họp chuyên đề về đầu tư công
Tin mới 28/09/2023 15:59