Đại biểu đề nghị cấm tham gia đấu giá tài sản với người không có đủ năng lực tài chính
Nghiêm cấm người tham giá đấu giá tài sản không đủ nguồn lực tài chính
Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn tỉnh Hà Nam) đồng tình với việc sửa đổi, bổ sung Luật Đấu giá tài sản để góp phần ngăn chặn nhũng nhiễu, lạm dụng gây mất an ninh trật tự và thất thoát ngân sách trong lĩnh vực này.
Theo Luật đấu giá tài sản hiện hành, Khoản 5 Điều 9 quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với người tham gia đấu giá tài sản không có quy định xác định nguồn lực tài chính của người tham gia đấu giá.
“Việc này dẫn đến tình trạng lợi dụng đấu giá làm rối loạn thị trường đất đai hay “đấu giá hộ” do không đủ nguồn lực tài chính, nhiều trường hợp dựa hoàn toàn vào ngân hàng bảo lãnh. Hay trường hợp bỏ cọc xảy ra không dễ thu tiền cọc. Hay trúng đấu giá xong triển khai dự án trì trệ… Đây là vấn để rất nghiêm trọng đã xảy ra phổ biến, đặc biệt là đấu giá quyền sử dụng đất.
Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn tỉnh Hà Nam). |
Trong thực tiễn đấu giá quyền sử dụng đất vừa qua, vấn đề vướng mắc nhất hiện nay cũng là lỗ hổng pháp lý lớn nhất là xác định năng lực tài chính vốn thực có của người tham gia đấu giá quyền sử dụng đất”, đại biểu Trần Văn Khải nói.
Theo đại biểu, vấn đề kiểm soát nguồn tài chính, nguồn vốn công khai, minh bạch người tham gia đấu giá có đủ năng lực tài chính để tham gia đấu giá là câu chuyện không chỉ của Luật Đất đai mà còn là chuyện đầu cơ phức tạp. Họ có thể lợi dụng từ giai đoạn đấu giá, bị can thiệp bởi nguồn "vốn đen" chiếm dụng hay rửa tiền... dẫn đến tính khả thi của tài sản đấu giá chậm trễ, kéo dài, bị khai thác sử dụng theo ý đồ doanh nghiệp hay thế lực khác…
Vì vậy, đại biểu cho rằng, cần nghiên cứu hoàn thiện quy định về 8 trường hợp đấu giá tại Điều 118 Luật Đất đai. Đồng thời, cần bổ sung thêm quy định nghiêm cấm người tham giá đấu giá tài sản không đủ nguồn lực tài chính hay sử dụng nguồn vốn không minh bạch để tham gia đấu giá, hay việc liên kết nhận uỷ quyền tham gia đấu giá, trả giá cho bên thứ 2, thứ 3 vào điểm 5, Điều 9, Luật Đấu giá tài sản sửa đổi lần này.
“Từ đó khắc phục tình trạng nhũng nhiễu trong đấu giá quyền sử dụng đất bằng nguồn vốn thiếu minh bạch, người tham gia đấu giá có thể trả giá cao ngất rồi bỏ cọc, bóp méo thị trường đất đai hoặc giành giật quyền mua tài sản "phi vật thể" giá trị kinh tế, thương mại, an ninh, xã hội... rất lớn, tuy không bỏ cọc nhưng không có đủ nguồn lực tài chính, nguồn vốn mua rồi để đấy chờ thời cơ sang nhượng, liên kết hay chuyển đổi”, đại biểu nói.
Đại biểu đoàn Hà Nam cũng góp ý, để ngăn chặn hiện tượng “cò” đấu giá, “quân xanh-quân đỏ” lộng hành, thông đồng, dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá hay đe dọa người tham gia đấu giá... thì xử lý nghiêm việc để lộ, lọt thông tin như dự thảo là cần thiết. Đồng thời, bổ sung quy định nghiêm cấm tổ chức đấu giá tài sản và Hội đồng đấu giá tài sản để người không có đủ năng lực tài chính, nguồn vốn tham gia đấu giá tài sản.
Đại biểu Phạm Đức Ấn (Đoàn thành phố Hà Nội) nhận định, tình trạng thông thầu, thông đồng, “quân xanh, quân đỏ”, cò mồi, đe dọa cưỡng ép xảy ra khá tinh vi có xu hướng ngày càng phức tạp. Do vậy, khi sửa đổi luật, cần có các quy định chặt chẽ, công khai, minh bạch để phòng ngừa những hành vi này.
Đại biểu Phạm Đức Ấn (Đoàn thành phố Hà Nội). Ảnh: Quốc hội |
Đại biểu Phạm Đức Ấn cũng nêu tình trạng ép giá, kiến nghị về việc đấu giá làm kéo dài thời gian hoàn thiện được các thủ tục để mua tài sản đó. Vì vậy, cần có những cái giải pháp để xử lý vấn đề này, trong đó thời gian xem xét tài sản 2 ngày cần được tăng thêm ít nhất 3 ngày. Về quy định liên quan đến đặt cọc, đại biểu cho rằng, cần nhìn nhận từ hai khía cạnh thấu đáo, trong đó cần sửa Điều 51 tránh tình trạng làm lũng đoạn về giá, gây khó khăn cho cả cơ quan định giá và người tham gia đấu giá…
Đồng thời, cần nâng cao trách nhiệm của Bộ Tư pháp tại Điều 77 của dự thảo luật trong việc thu thập, thống kê thông tin của các tổ chức tham gia đấu giá để phát hiện những bất thường, phối hợp với Bộ Công an điều tra, xử lý.
Nên duy trì hai hình thức đấu giá bằng lời nói và đấu giá trực tiếp
Góp ý về xác định giá khởi điểm để đấu giá, đại biểu Nguyễn Duy Thanh (Đoàn tỉnh Cà Mau) cho rằng, cần bổ sung quy định về quyền, trách nhiệm và chế tài đối với vi phạm trong việc xác định giá khởi điểm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong mối quan hệ chặt chẽ với các quy định của pháp luật khác trong lĩnh vực quản lý giá, quản lý đất đai, quản lý tài sản công, quản lý tài sản bảo đảm, tịch thu tài sản thi hành án và trách nhiệm dân sự.
Đại biểu cho rằng, hình thức đấu giá trực tiếp bằng lời nói là hình thức tốt, phù hợp với thông lệ quốc tế, chứng minh được ưu thế vượt trội so với hai hình thức đấu giá bằng bỏ phiếu trong việc bảo đảm nguyên tắc đấu giá công khai, minh bạch. Vì vậy, theo đại biểu, nên duy trì hai hình thức là đấu giá bằng lời nói và đấu giá trực tiếp. Đồng thời, đại biểu cho rằng cần sửa đổi, bổ sung các quy nhằm hạn chế tình trạng bỏ cọc, ngăn ngừa tình trạng phá giá vì lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân, thao túng, gây rối…
Các đại biểu tại phiên họp. Ảnh: Quốc hội |
Đại biểu Âu Thị Mai (Đoàn tỉnh Tuyên Quang) cũng thống nhất cao với sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Góp ý quy định tại Điểm b khoản 9 dự thảo Luật về niêm yết tài sản đấu giá, đại biểu cho biết, trên thực tế, việc các tổ chức bán đấu giá có thể có những chi nhánh ở các địa phương khác nhau và các chi nhánh của tổ chức bán đấu giá là nơi thực hiện việc bán đấu giá tài sản. Do đó, nếu dự thảo Luật chỉ quy định niêm yết ở trụ sở mà không niêm yết ở chi nhánh nơi thực hiện bán đấu giá sẽ không có ý nghĩa trong việc công bố và tiếp cận thông tin của người có nhu cầu mua tài sản.
Vì vậy, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo xem xét sửa đổi quy định “niêm yết việc đấu giá tài sản tại trụ sở của tổ chức mình, trụ sở của người có tài sản trong trường hợp người có tài sản là tổ chức” thành “niêm yết việc đấu giá tài sản tại trụ sở hoặc chi nhánh nơi thực hiện bán đấu giá tài sản của tổ chức bán đấu giá tài sản, trụ sở của người có tài sản…”.
Ngoài ra, đại biểu đề nghị xem xét, bổ sung thêm việc niêm yết việc đấu giá tài sản tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:25