Đặc sắc Lễ hội làng Yên Mỹ

(LĐTĐ) Sáng nay (1/3), tức ngày 21 tháng Giêng, tại xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì (Hà Nội) diễn ra Lễ hội truyền thống xã Yên Mỹ Xuân Giáp Thìn 2024. Lễ hội được tổ chức trong 2 ngày (21 và 22 tháng Giêng) tại cụm di tích Đình Yên Mỹ, Đền Nhà Bà và Chùa Yên Mỹ.
Lễ hội Đình Hoa Xá - Minh Ngự Lâu và truyền thuyết Bà Chúa Hến làng Tó Xử lý vi phạm về trông giữ phương tiện tại các điểm vui chơi, lễ hội Huyện Mỹ Đức đón trên 32 vạn người trẩy hội chùa Hương Sắp diễn ra Lễ hội Việt - Nhật lần thứ 9

Yên Mỹ là một làng cổ đẹp và yên bình có từ thời Lý, Trần. Làng nằm bên sông Hồng đất màu mỡ phù sa. Nơi đây mảnh đất và con người có bề dầy truyền thống lịch sử cách mạng và lối sống văn hóa tiến bộ. Hai chữ “Yên Mỹ” luôn là niềm tự hào của một miền quê bình yên và giàu đẹp.

Yên Mỹ có Đình, Chùa và Lăng cổ kính, có văn chỉ và núi chùa. Đình Yên Mỹ là một trong những ngôi đình đẹp và khang trang, còn giữ lại được khá nhiều di vật quý. Ngôi đình được tôn tạo vào năm Khải Định thứ 9 (1924). Đình làng Yên Mỹ tôn thờ Thành Hoàng làng - ngài Cao Sơn Đại Vương là người tài cao, đức lớn, có công với dân, với nước. Trong đình còn lưu giữ được 15 đạo sắc phong từ các niên đại.

Đặc sắc Lễ hội làng Yên Mỹ
Nghi lễ Rước nước

Đây còn là nơi họp bàn việc làng gắn liền với việc nước, nơi tổ chức lễ hội, là địa điểm tụ họp văn hóa tâm linh của làng. Từ đây, với tình yêu quê hương, đất n­ước biết bao thế hệ đã ra đi để xây dựng và bảo vệ tổ quốc, viết nên những trang sử vàng, làm rạng danh quê h­ương. Nơi đây còn là địa điểm diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng của xã. Ngày 29/8/1945, nhân dân xã Yên Mỹ đã họp mít tinh tại đình làng để chào mừng sự thành lập của Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời xã Yên Mỹ.

Chùa Yên Mỹ là ngôi chùa cổ có tên là “Thanh Lan Tự”. Chùa là nơi thờ Phật, toả sáng ngọn đèn trí tuệ, ngọn đèn nhân ái. Cảnh chùa đẹp với nhiều tượng phật uy nghi, linh thiêng. Chùa hiện còn lưu giữ được khá nhiều di vật quý. Trong kháng chiến chống Pháp, chùa Thanh Lan là nơi thành lập Chi bộ đầu tiên của xã ngày 7/7/1947. Ngoài đình, chùa, trong làng Yên Mỹ còn có Đền Nhà Bà, tục gọi là Lăng thờ Mẫu.

Lễ hội truyền thống xã Yên Mỹ Xuân Giáp Thìn 2024 được tổ chức trong 2 ngày 21 và 22 tháng Giêng tức ngày 1 và 2/3/2024 tại cụm di tích đình, đền, chùa. Trong lễ hội diễn ra các hoạt động tế, lễ và rước nước từ sông hồng về đình và đền. Ngoài ra còn tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục, thể thao và các trò chơi truyền thống dân gian. Lễ hội cũng là dịp để nhân dân, du khách thập phương phát tâm công đức góp phần bảo tồn các di tích lịch sử và danh thắng của quê hương.

Cùng nhân dân xã và du khách thập phương ôn lại truyền thống lịch sử tại lễ khai mạc Hội làng, ông Trần Phú Nam - Chủ tịch Mặt trận tổ quốc xã Yên Mỹ cho biết, ngày 2/3/1995 đình - chùa Yên Mỹ được Bộ Văn hoá công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia. Ngày 26/5/2023 Đền Nhà Bà và Nhà thờ họ Đặng được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp Thành phố.

Đặc sắc Lễ hội làng Yên Mỹ
Đông đảo nhân dân và du khách tham gia Lễ hội

Trong những năm qua, được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự đóng góp của nhân dân, các di tích văn hóa tâm linh đình, đền, chùa được đầu tư tu bổ, tôn tạo, nâng cấp ngày càng khang trang, góp phần bảo tồn di sản văn hóa của địa phương.

Yên Mỹ là quê hương giàu truyền thống cách mạng, anh dũng kiên cường trong cuộc kháng chiến. Xưa đánh giặc “Thóc không thiếu một cân - quân không thiếu một người”. Ngày nay nhân dân tích cực lao động, sáng tạo trong sản xuất phát triển kinh tế nhân dân luôn chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, là địa phương luôn có nhiều phong trào dẫn đầu của huyện Thanh Trì và thành phố Hà Nội.

Trải qua các thời kỳ cách mạng, Đảng bộ và nhân dân xã Yên Mỹ luôn phát huy truyền thống cách mạng, anh dũng kiên cường trong kháng chiến đoàn kết sáng tạo thi đua trong lao động và sản xuất, luôn giữ vững và phát huy những truyền thống vẻ vang của quê hương. Năm 1996, Yên Mỹ được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu “Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” và năm 2003, 2007 xã Yên Mỹ được công nhận là “Làng văn hoá cấp Thành phố”.

Với truyền thống làng văn hoá, xã anh hùng, Lễ hội tiếp tục phát huy văn hoá truyền thống của địa phương đáp ứng nhu cầu văn hoá tâm linh của nhân dân, đồng thời phát huy truyền thống tình làng- nghĩa xóm, đoàn kết ngày thêm bền chặt, động viên nhân dân cùng nhau đoàn kết, gắn bó xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp và phát triển.

Những hình ảnh rộn ràng lại Lễ hội:

Đặc sắc Lễ hội làng Yên Mỹ
Đặc sắc Lễ hội làng Yên Mỹ
Đặc sắc Lễ hội làng Yên Mỹ
Đặc sắc Lễ hội làng Yên Mỹ
Đặc sắc Lễ hội làng Yên Mỹ
Đặc sắc Lễ hội làng Yên Mỹ

Bảo Thoa

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

(LĐTĐ) Tổ giúp việc thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, văn hóa, nghệ thuật thuộc Tiểu Ban tổ chức phục vụ Đại hội Đảng bộ Thành phố XVIII vừa ban hành kế hoạch số 152-KH/TTCĐVHNT về triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, văn hóa nghệ thuật phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII.
UNESCO thông qua định hướng bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long

UNESCO thông qua định hướng bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua, mở ra việc khơi thông Trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

(LĐTĐ) Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với cán bộ, đảng viên, người lao động và nhân dân Thủ đô cũng như cả nước. Những di sản ông để lại về văn hóa là vô cùng sâu sắc và toàn diện; là cơ sở, nền tảng để Đảng ta tiếp tục xây dựng đường lối phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ mới.
Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù

Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù

(LĐTĐ) Lễ hội Tổng Nam Phù được nhân dân trong 10 làng thuộc huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức để kỷ niệm nhị vị Bồ Tát có công xây dựng nên 3 ngôi chùa cổ nổi tiếng là chùa Tự Khoát, chùa Đông Phù và chùa Ninh Xá; truyền nghề giúp dân sinh sống và phát triển giáo pháp của đức Phật.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động