Cứu sống bệnh nhân thủng tạng rỗng có bệnh lý tim mạch phức tạp
Vinataba ủng hộ Bệnh viện Bạch Mai phòng, chống dịch Covid-19 | |
LƯU Ý: Ăn đậu hũ 2 lần/tuần sẽ đẩy lùi căn bệnh đáng sợ này | |
Ngáp vặt buổi sáng dự báo hàng loạt nguy cơ |
Theo các bác sĩ, bệnh nhân vào viện vì đau bụng dữ dội vùng thượng vị sau lan ra khắp bụng, bụng chướng, sốt cao, khó thở. Tại Bệnh viện, bệnh nhân tỉnh táo, dấu hiệu nhiễm trùng rõ, sốt 38 độ, nhịp tim chậm…
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân D sau ca phẫu thuật đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn thành công. |
Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân, qua kiểm tra và thăm khám các bác sĩ đã nhanh chóng chẩn đoán bệnh nhân bị thủng tạng rỗng – một bệnh lý cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm, cần được phẫu thuật cấp cứu sớm, kèm theo suy tim.
Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cấp cứu, tuy nhiên tình trạng bệnh lý tim mạch nặng, phức tạp tiên lượng nguy cơ có thể ngừng tim ngay khi gây mê hồi sức trong và sau mổ.
Dưới sự chỉ đạo của Ban Giám Đốc bệnh viện đã hội chẩn liên khoa và quyết định đặt máy tạo nhịp tim tạm thời cho bệnh nhân trước khi phẫu thuật. Sau đó kíp can thiệp Tim mạch do các bác sĩ Khoa Tim mạch lão học đã đặt máy tạo nhịp tim tạm thời cho bệnh nhân đảm bảo huyết động phục vụ cho ca mổ cấp cứu được diễn ra an toàn.
Khi tình trạng tim mạch của bệnh nhân tạm ổn định, bệnh nhân lập tức được gây mê phẫu thuật ổ bụng. Các bác sĩ nhận thấy tổn thương trong mổ: Lỗ thủng mặt trước hành tá tràng, kích thước 0,5x1cm trên nền ổ loét xơ trai, ổ bụng có nhiều dịch tiêu hóa và giá mạc. Các bác sĩ đã tiến hành khâu lỗ thủng, rửa sạch bụng, dẫn lưu rộng rãi. Sau mổ bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt và rất may sau 1 tuần sức khỏe bệnh nhân đã tiến triển tốt và tiếp tục điều trị tim mạch.
Tại Khoa Tim mạch lão học, các bác sĩ tiếp tục khai thác tiền sử bệnh được biết bệnh nhân D đã đi thăm khám nhiều nơi và phát hiện bị rối loạn nhịp tim nhiều năm nay với những triệu chứng như: Khó thở, hay bị hụt hơi, choáng váng. Kết quả kiểm tra thăm khám cho thấy bệnh nhân bị rối loạn dẫn truyền, block nhĩ thất độ III, nhịp tim của bệnh nhân: 35-40 lần/phút (chỉ số ở người bình thường khoảng 60 – 80 lần/phút).
Qua hội chẩn, các bác sĩ xác định cần đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn để đảm bảo bệnh nhân không bị nhịp chậm, tiến tới ổn định nhịp tim và làm giảm tiến triển suy tim, giảm nguy cơ đột tử. Ekip can thiệp do bác sĩ chuyên khoa I Đỗ Hữu Nghị - Phụ trách Khoa Tim mạch cùng các y bác sĩ Khoa Tim mạch Bệnh viện đã cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn 2 buồng cho bệnh nhân.
Ngay sau đặt máy các thông số kỹ thuật của máy ổn định, sức khỏe của bệnh nhân tiến triển tốt, các chỉ số đều ở mức bình thường ghi nhận nhịp máy tạo nhịp là >60 lần/phút. Dự kiến bệnh nhân sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.
Sau khi xuất viện bệnh nhân sẽ được hẹn kiểm tra máy tạo nhịp sau 1 tháng, sau 3 tháng, sau đó là 6 tháng/lần, mục đích là đánh giá tình trạng hoạt động của máy và tình trạng nhịp tim của bệnh nhân để điều chỉnh cho phù hợp.
Bác sĩ Nghị cho biết “Nếu không đặt máy tạo nhịp tim, bệnh nhân sẽ tiếp tục mệt mỏi, choáng ngất bất ngờ, giảm khả năng lao động cũng như sinh hoạt hàng ngày, có thể gây ngưng tim, thậm chí là đột tử”.
Liên quan đến ca bệnh này, bác sĩ chuyên khoa II Bùi Đức Duy – Phụ trách Khoa Ngoại Tiêu hóa cho biết thêm: “Đây là ca bệnh ngoại khoa thường gặp trong cấp cứu, tuy nhiên bệnh nhân này có kèm theo bệnh lý nền là tim mạch phức tạp nên đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều chuyên khoa khác nhau, đặc biệt là Khoa Gây mê hồi sức và Khoa Tim mạch. Cũng chính nhờ sự phối hợp nhịp nhàng và khẩn trương của đội ngũ bác sĩ các khoa đã giúp bệnh nhân thoát khỏi lưỡi hái tử thần”.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo mọi người không nên chủ quan với sức khỏe của bản thân, nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời các bệnh, đặc biệt là với những người có bệnh lý nền để được tư vấn điều trị thích hợp, kịp thời, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38