Cứu sống bệnh nhân ngừng tuần hoàn do nhồi máu cơ tim cấp
![]() | Cứu bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp khỏi “cửa tử” trong thời gian ngắn kỷ lục |
![]() | Cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp giờ thứ 3 |
![]() | Cứu sống bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp, đe dọa tính mạng |
Bệnh nhân vào Khoa Cấp cứu với biểu hiện tức ngực trái, đau thượng vị kèm theo khó thở vã mồ hôi. Sau 5 phút nhập viện, bệnh nhân đột ngột xuất hiện ngừng tuần hoàn, mất ý thức, ngừng thở, mạch bẹn khó bắt…
Ngay lập tức, kíp trực của Khoa Cấp cứu tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn, sốc điện chuyển nhịp, kiểm soát hô hấp bằng đặt nội khí quản, dùng thuốc vận mạch. Sau sốc điện 3 lần, bệnh nhân có nhịp trở lại, trên điện tâm đồ là hình ảnh nhồi máu cơ tim cấp vùng sau dưới.
![]() |
Các bác sĩ Bệnh viện thực hiện cấp cứu cho bệnh nhân. |
Đồng thời, kíp bác sĩ cấp cứu xin ý kiến trực lãnh đạo, phát động quy trình báo động đỏ: Thông báo Khoa Điều trị tích cực chống độc, kíp can thiệp tim mạch – Khoa Nội Tim Mạch phối hợp cấp cứu, tiến hành can thiệp cấp cứu khi huyết động bệnh nhân tạm ổn định.
Sau 20 phút cấp cứu, tình trạng bệnh nhân đã ổn định hơn. Lập tức, các bác sĩ thuộc 3 khoa thảo luận nhanh và đưa đến chẩn đoán cuối cùng, bệnh nhân bị ngừng tuần hoàn do nhồi máu cơ tim cấp vùng sau dưới, cần can thiệp cấp cứu.
Ths.Bs.Nguyễn Mạnh Thắng, Trưởng Khoa Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Đức Giang xin chỉ thị trực tiếp của lãnh đạo Bệnh viện tiến hành can thiệp cấp cứu. Bệnh nhân được tiến hành can thiệp cấp cứu sau 35 phút kể từ lúc nhập viện.
Tại phòng can thiệp, bệnh nhân được đặt máy tạo nhịp tim tạm thời nhằm kiểm soát nhịp, sau đó tiến hành chụp mạch vành. Kết quả chụp mạch vành: Huyết khối gây tắc hoàn toàn từ đoạn I động mạch vành phải, tổn thương 80% động mạch liên thất trước. Kíp can thiệp tiến hành hút huyết khối, can thiệp 1 stent phủ thuốc đoạn I và II động mạch vành phải, chụp kiểm tra lại sau can thiệp giúp dòng chảy qua stent tốt. Sau 45 phút, ca can thiệp diễn ra thành công.
Bác sĩ Nguyễn Mạnh Thắng cho biết: "Bệnh nhân có tiền sử đau ngực trái, tăng huyết áp, gout, điều trị không đều ở nhà, đã từng có nhiều cơn đau ngực trái nhưng không đi khám. Đối với những bệnh nhân có biểu hiện trên nên đi khám định kì để phát hiện những biến chứng do tăng huyết áp, trong đó có biến chứng nguy hiểm là nhồi máu cơ tim".
Hiện tại, sau 6 ngày điều trị, bệnh nhân hồi phục hoàn toàn, không để lại di chứng và đã được xuất viện.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Dự báo giá xăng, dầu tuần tới có thể tăng nhẹ

Người phụ nữ bị lừa 150 triệu khi nhận được cuộc gọi chuyển tiền cho con

Phát huy giá trị cảnh quan không gian hồ Gươm

Phát triển nhà ở xã hội: Quyết tâm cao, nỗ lực lớn

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng dưới 1 triệu đồng nhập qua thương mại điện tử

Nhận định Barcelona vs Girona, 21h15 ngày 30/3: Barcelona tiếp tục thăng hoa

Người lao động có thể được nghỉ 8 ngày trong tháng 4
Tin khác

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi
Y tế 29/03/2025 15:50

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi
Y tế 29/03/2025 07:45

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả
Y tế 28/03/2025 20:07

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi
Y tế 28/03/2025 17:05

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin
Y tế 28/03/2025 11:10

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị
Y tế 27/03/2025 18:38

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Y tế 27/03/2025 17:27

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế
Y tế 27/03/2025 15:58

Đề nghị nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho học sinh từ 30% lên 50%
Y tế 27/03/2025 12:16

Tiếp tục sử dụng phôi thẻ BHYT cũ đến hết ngày 31/5/2025
Y tế 27/03/2025 10:31