Cuối năm, công nhân môi trường lại khổ với rác thải cồng kềnh

(LĐTĐ) Cứ mỗi dịp cuối năm, rất nhiều đồ cũ, hư hỏng như bàn ghế, giường chiếu, chăn mền… bị bỏ đi. Đáng nói, khối lượng rác thải cồng kềnh này đang bị tuồn ra các khu vực công cộng, gây mất mỹ quan đô thị Thủ đô.
Bảo vệ môi trường sống từ "văn hóa" xử lý rác thải tại nguồn Người đi “xây nhà” cho rác tái chế Cận cảnh nhà máy "hồi sinh" 30.000 tấn rác thải nhựa mỗi năm

Những ngày này, khi lưu thông trên nhiều tuyến đường ở Hà Nội, không khó để bắt gặp những đống rác là đồ cũ, phế thải nằm ngổn ngang ven đường, gầm cầu, bãi đất trống. Mặc dù các cơ quan chức năng đã khuyến cáo phải bỏ rác đúng nơi quy định, thế nhưng, tình trạng xả rác bừa bãi ra khu vực công cộng vẫn cứ tái diễn, gây nhiều bức xúc.

Cuối năm, công nhân môi trường lại khổ với rác thải cồng kềnh
Công nhân môi trường thu gom các tấm kính bị bỏ không trên vỉa hè.

Ghi nhận thực tế tại một số tuyến phố trên địa bàn quận Ba Đình như: Đê La Thành, Thành Công, Đường Láng, Đường Bưởi… cho thấy, các loại rác thải cồng kềnh như giường, tủ, bàn ghế, hay các đồ dùng vật dụng đã qua sử dụng, được một bộ phận người dân thiếu ý thức bỏ lẫn lộn với rác thải sinh hoạt tại các điểm tập kết, các thùng rác công cộng…

Chị Nguyễn Thị Lợi, quận Ba Đình bức xúc: “Người dân trong khu vực đã nhiều lần có ý kiến phản ánh về tệ nạn này. Đơn vị vệ sinh môi trường trên địa bàn quận cũng đã thường xuyên vận chuyển hàng đống rác thải. Song vi phạm vẫn liên tục tái diễn”.

Còn tại quận Thanh Xuân, nhiều tuyến đường, phố như: Thượng Đình, Nguyễn Xiển, Lê Văn Lương, Nhân Hòa, Nguyễn Trãi… cũng liên tục xảy ra tình trạng đổ trộm chất thải rắn cồng kềnh. Ông Nguyễn Tấn Trường, cán bộ giám sát, hợp tác xã Thành Công cho biết: “Chất thải rắn cồng kềnh hay phế thải xây dựng bị người dân đổ trộm ra môi trường bất kể giờ nào trong ngày. Rất nhiều lần, nhân viên của hợp tác xã Thành Công vừa thu gom, vận chuyển sạch sẽ, nhưng chỉ mấy phút sau quay lại đã thấy cái đệm, hay chiếc ghế sofa hỏng vứt chình ình ra đường”.

Cuối năm, công nhân môi trường lại khổ với rác thải cồng kềnh
Ghế sofa cũ, chân tủ,và cả bộ giường cũ bị bỏ lại tại khu tập kết rác trên phố Hoàng Tích Trí, quận Đống Đa.

Điều đáng nói là, những điểm tập kết rác cồng kềnh sai quy định nói trên rất dễ dàng phình to chỉ trong vài giờ, nếu đơn vị vệ sinh môi trường không tiến hành dọn dẹp sớm. Tuy nhiên đến nay, Hà Nội vẫn chưa ban hành quy trình, định mức và đơn giá áp dụng đối với chất thải rắn cồng kềnh nên các đơn vị vệ sinh môi trường trên địa bàn rất vất vả trong việc thu gom, vận chuyển đi xử lý vì không được thanh toán chi phí vận chuyển.

Theo đại diện Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị, chi nhánh Ba Đình, trên thực tế đơn vị vẫn bố trí khu vực để người dân bỏ rác thải cồng kềnh nhưng số lượng lại rất ít, mà đa phần tiện đâu bỏ đấy, hiện nay, mỗi ngày trên địa bàn quận Ba Đình phát sinh khoảng 2 - 3 tấn chất thải rắn cồng kềnh. Tuy nhiên, trong hợp đồng đấu thầu duy trì thu gom rác thải sinh hoạt, không có nội dung về kinh phí xử lý chất thải rắn cồng kềnh. Trong khi đó, khi xảy ra tình trạng đổ trộm, chi nhánh Ba Đình vẫn phải là đơn vị thu gom, phân loại, phá dỡ, nghiền và vận chuyển đi xử lý.

Cuối năm, công nhân môi trường lại khổ với rác thải cồng kềnh
Dát giường, gạch lát nềm bị bỏ lại trên phố Ô Đồng Lầm, quận Đống Đa.

Về vấn đề này, bà Ngô Thanh Loan, đại diện Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) cho hay, các đơn vị thuộc URENCO đang thực hiện xử lý chất thải rắn cồng kềnh theo 2 phương thức. Thứ nhất là sử dụng xe tải nhỏ thu gom, vận chuyển về điểm tập kết, sau đó phá dỡ, giảm thể tích, đưa lên xe cuốn ép và vận chuyển đi xử lý. Cách thứ hai là sử dụng xe cuốn ép thu gom rác thải sinh hoạt theo tuyến, quá trình thu gom nếu có chất thải rắn cồng kềnh, công nhân thực hiện phá dỡ, giảm thể tích sơ bộ và đưa lên xe cuốn ép, vận chuyển đi xử lý. Tuy nhiên, do đơn vị sử dụng thiết bị thu gom rác thải thông thường để thu gom, vận chuyển chất thải rắn cồng kềnh nên không phù hợp, thường xuyên gây hỏng hóc, cong vênh bàn ép của xe cuốn ép rác sinh hoạt dẫn đến phát sinh chi phí khá lớn cho việc sửa chữa xe, máy móc, thiết bị.

Theo các chuyên gia môi trường, nguyên do là chưa có “thuốc đủ liều” để trị dứt căn bệnh “nan y” này. Bên cạnh việc tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân trong việc thực hiện phân loại rác, bỏ rác đúng nơi quy định, đã đến lúc phải hình thành các đội "thanh tra môi trường", xử lý những đối tượng thiếu ý thức xả rác thải bừa bãi, áp dụng các chế tài nghiêm khắc như phạt tiền nặng, công khai lên các phương tiện truyền thông đối với những trường hợp tập kết, đổ trộm rác thải sai quy định.

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Sơn Tây: Cử tri kiến nghị Thành phố tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng

Sơn Tây: Cử tri kiến nghị Thành phố tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng

(LĐTĐ) Chiều 24/7, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội - Đơn vị bầu cử số 29, tiếp xúc cử tri thị xã Sơn Tây sau Kỳ họp thứ 17, HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đáng chú ý, tại buổi tiếp xúc cử tri, nhiều ý kiến đề xuất Thành phố cần quan tâm hơn và giải quyết dứt điểm một số vấn đề liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn.
Phần mái nhà biệt thự Pháp cổ trên phố Quán Thánh bị sập sau trận mưa lớn

Phần mái nhà biệt thự Pháp cổ trên phố Quán Thánh bị sập sau trận mưa lớn

(LĐTĐ) Ảnh hưởng từ trận mưa dài ngày, một phần mái tầng 2 thuộc ngôi biệt thự chính số 83 Quán Thánh, quận Ba Đình, bị sập. Lực lượng chức năng và Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão phường Quán Thánh đã thu dọn và bố trí cảnh báo tại khu vực.
Hà Nội áp dụng “chuyển đổi số” trong triển khai dự án đầu tư xây dựng

Hà Nội áp dụng “chuyển đổi số” trong triển khai dự án đầu tư xây dựng

(LĐTĐ) Theo lộ trình áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội đang bước vào giai đoạn đầu tiên với trọng tâm là đào tạo, tập huấn nhằm tháo gỡ hàng loạt vướng mắc cho các đơn vị quản lý, chủ đầu tư. Mục tiêu của Thành phố giúp các bên liên quan chủ động ứng dụng BIM vào quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng.
Quản lý trật tự xây dựng tại Hà Nội: Tích cực hơn nhưng vẫn chưa đồng đều

Quản lý trật tự xây dựng tại Hà Nội: Tích cực hơn nhưng vẫn chưa đồng đều

(LĐTĐ) Nửa đầu năm 2024 công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt được nhiều kết quả tích cực, dần đi vào nề nếp. Tuy nhiên, hiệu quả quản lý vẫn chưa đồng đều, vẫn có nơi chưa kiểm soát chặt chẽ, để xảy ra vi phạm, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự.
Tiếp tục nỗ lực vì Thủ đô "Xanh - sạch - đẹp"

Tiếp tục nỗ lực vì Thủ đô "Xanh - sạch - đẹp"

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri đề nghị thành phố Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền về công tác giữ gìn trật tự giao thông - trật tự đô thị - trật tự công cộng; huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc một cách đồng bộ để người dân hiểu rõ về quyền lợi và trách nhiệm của mình và nghiêm túc chấp hành. Đồng thời, Ban Chỉ đạo 197 các cấp cần phải tăng cường xử lý, xử phạt nghiêm khắc các trường hợp vi phạm, tái phạm…
Đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng từ mô hình chợ văn minh

Đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng từ mô hình chợ văn minh

(LĐTĐ) Mô hình chợ văn minh thương mại, an toàn thực phẩm đã góp phần duy trì môi trường kinh doanh an toàn, văn minh, đảm bảo tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, thu nhập cho nhiều lao động ở huyện Thanh Trì.
Huyện Thạch Thất xử lý nghiêm vi phạm về trật tự đô thị

Huyện Thạch Thất xử lý nghiêm vi phạm về trật tự đô thị

(LĐTĐ) Thực hiện kế hoạch của Ban Chỉ đạo 197 huyện “Ra quân đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng huyện Thạch Thất (13/7/1954 - 13/7/2024), Ban Chỉ đạo 197 các xã, thị trấn đã đồng loạt ra quân đảm bảo trật tự đô thị, giải tỏa hành lang an toàn giao thông, đảm bảo đường thông, hè thoáng.
Xử lý vi phạm trật tự đô thị tại quận Hoàn Kiếm: "Hôm nay làm sạch, mai đâu lại vào đấy"

Xử lý vi phạm trật tự đô thị tại quận Hoàn Kiếm: "Hôm nay làm sạch, mai đâu lại vào đấy"

(LĐTĐ) Mới đây, Tổ kiểm tra số 1 của Ban Chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội đã kiểm tra thực tế các tuyến phố như: Trần Nhật Duật, Bát Đàn, Phùng Hưng, Hàng Buồm, Hàng Bạc, Mã Mây, Đào Duy Từ... Kết quả vi phạm trật tự đô thị (TTĐT) diễn ra phổ biến. Tuy nhiên, theo báo cáo 6 tháng đầu năm, các phường như: Cửa Nam, Tràng Tiền, Cửa Đông, Hàng Buồm... không có trường hợp nào bị xử phạt. Nội dung này không đúng với tình hình thực tế.
Hàng chục nắp hố ga bỗng nhiên… biến mất

Hàng chục nắp hố ga bỗng nhiên… biến mất

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội, xảy ra tình trạng mất nắp hố ga dọc các tuyến đường, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn cho người tham gia giao thông.
Ban chỉ đạo 197 quận Đống Đa xử lý vi phạm về trật tự đô thị

Ban chỉ đạo 197 quận Đống Đa xử lý vi phạm về trật tự đô thị

(LĐTĐ) Ngày 8/7, Ban chỉ đạo 197 quận Đống Đa (Hà Nội) đã tổ chức đoàn đi kiểm tra tại một số điểm nóng trong công tác đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trên địa bàn các phường Thịnh Quang, Phương Mai và Cát Linh.
Xem thêm
Phiên bản di động