Người đi “xây nhà” cho rác tái chế

(LĐTĐ) Tổ dân phố số 3, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội hiện có 3 chiếc tủ ghi “Điểm thu gom rác thải tái chế xây dựng quỹ hội”. Đây là sản phẩm do ông Lê Đức Hạnh, người dân trong tổ dân phố chế tạo ra để gom rác thải khó phân hủy trước khi được mang đi tái chế.
Bộ Tư pháp tổ chức ba hoạt động trọng tâm hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023 Những tấm gương bình dị mà cao quý Tôn vinh 50 Gương sáng pháp luật 2023: Lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật

Năm nay gần 70 tuổi, nhưng ông Lê Đức Hạnh vẫn không ngừng cống hiến và cần mẫn làm việc vì một xã hội không rác thải độc hại.

Trước đây, ở khu dân cư Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp ở xã Vĩnh Quỳnh, các gia đình thường đóng một chiếc đinh lên tường rồi treo các túi rác lên đó cho gọn gàng, tuy nhiên vẫn bị một số người thu lượm ve chai rạch túi ra tìm phế liệu khiến rác bẩn rơi trên nền đường.

Chứng kiến điều này, ông Hạnh đã quyết định làm một chiếc tủ đựng rác tái chế. Chia sẻ về ý tưởng này, ông Hạnh cho biết: “Chi hội Phụ nữ Tổ dân phố số 3 thường xuyên tổ chức các buổi ra quân vệ sinh môi trường, chị em phụ nữ rất vất vả khi phải dọn rác rơi vãi. Mong muỗn giúp chị em đỡ vất vả nên tôi đã suy nghĩ cách làm để có thể hỗ trợ, đồng thời để hưởng ứng phong trào “xanh - sạch - đẹp” do Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Vĩnh Quỳnh phát động".

Người đi “xây nhà” cho rác tái chế
Ông Lê Đức Hạnh tự tay làm tủ đựng rác tái chế

Nghĩ là làm, ông Hạnh lên ý tưởng về một mô hình đựng rác thải tái chế đạt được các tiêu chí: dễ nhìn thấy, dễ bỏ rác vào, người lạ không lấy ra được, đồng thời có mái che mưa và có bánh xe giúp dễ dàng di chuyển tủ đựng rác khi cần. Tại chiếc tủ còn có một thùng kính ghi chữ “Nơi thu thập pin”.

Để mọi người không phải đóng góp kinh phí, ông Hạnh tìm kiếm vật tư là những tấm nhôm, tấm tôn, khung thép… bằng cách đi nhặt ở các điểm xây dựng, xin ở các nhà dân, tháo dỡ ra về gò hàn lại. Từng làm ở Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên, có chuyên môn kỹ thuật nên ông Hạnh tự tay đóng hoàn tất chiếc tủ đựng rác thải tái chế như ý có chiều dài khoảng 1,2m, chiều rộng khoảng 80cm, vừa chắc chắn vừa có thể di chuyển được, lại có một ổ khóa để mở ra lấy phế liệu.

Chiếc tủ đầu tiên được đặt tại Khu tập thể Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp đã mang lại niềm phấn khởi cho bà con nhân dân vì rác không còn bị vương vãi ra đường, ngõ xóm trở nên sạch, đẹp. Cái được lớn nữa là đã tạo được ý thức của người dân khi thực hiện phân loại rác thải ngay từ trong nhà trước khi bỏ vào tủ đựng rác tái chế của khu dân cư.

Người đi “xây nhà” cho rác tái chế
Tủ đựng rác tái chế do ông Hạnh làm đã trở thành "ngôi nhà" của những rác thải khó phân hủy như pin, nhựa,...

Nói về việc làm hết sức sáng tạo của ông Hạnh, ông Hà Thế Lương - Tổ trưởng Tổ dân phố số 3 nhận xét “Tủ đựng rác tái chế do ông Hạnh sáng chế rất hữu ích. Qua việc làm này ông Hạnh đã thu hút được đông đảo dân cư quan tâm, từ đó nâng cao ý thức cộng đồng khu dân cư chung tay bảo vệ cảnh quan môi trường. Ông Hạnh rất nhiệt tình, trách nhiệm trong mọi công việc, được người dân quý mến”.

Từ thành công của chiếc tủ đựng rác tái chế thứ nhất, bà con đã nhờ ông Hạnh làm thêm 2 cái, đặt ở địa bàn tổ dân phố. Qua đó, phong trào phân loại, thu gom rác tái chế lan tỏa rộng rãi. Rác thải tái chế đã có một “ngôi nhà” để lưu trú, để được kéo dài vòng đời, mang lại những giá trị hữu ích cho cuộc sống.

Đặc biệt, việc này đã tạo được nguồn thu cho Chi hội Phụ nữ tổ dân phố. Cứ khoảng 2 tuần là tủ phế liệu lại đầy, chị em Chi hội Phụ nữ Tổ dân phố số 3 sẽ lựa chọn và mang đi bán. Số tiền bán được thông báo công khai trên nhóm Zalo, khích lệ mọi người hăng hái hưởng ứng phong trào. Nguồn tiền thu được dành cho những việc hữu ích như hỗ trợ các hội viên khó khăn, chi cho công tác khuyến học, góp phần tổ chức trung thu cho thiếu nhi…

Bà Vũ Thị Hường, hội viên Chi hội Phụ nữ Tổ dân phố số 3 cho biết: “Nhờ những chiếc tủ đựng rác thải tái chế do ông Hạnh làm, mỗi tháng Chi hội bán phế liệu được khoảng 300 nghìn đồng. Chị em và nhân dân đều phấn khởi, ai uống lon nước nào xong cũng mang ra bỏ vào thùng thu gom”.

Người đi “xây nhà” cho rác tái chế
Nhờ có tủ đựng, bà con có ý thức hơn trong phân loại rác thải, giữ gìn cảnh quan môi trường

Ngoài ra, năm 2023, ông đã cùng nhân dân trong khu dân cư thay mới 250m đường dây điện để bảo đảm an toàn, lắp mới 18 bóng điện, bố trí 10 đế cắm cờ cố định để treo cờ trong những ngày lễ theo quy định, tạo khung cảnh tươi vui, rực rỡ.

Ngoài ra, với tấm lòng nhân ái, mong muốn giúp đỡ cộng đồng, từ năm 2011 đến nay, vợ chồng ông Hạnh thường xuyên thu gom quần áo, sách vở… để cùng nhóm hoạt động thiện nguyện trao tặng cho người dân, học sinh ở vùng sâu, vùng xa các tỉnh Lào Cai, Bắc Kạn, Nghệ An…

Với những đóng góp không nhỏ trong các hoạt động vì môi trường và vì cộng đồng, ông Lê Đức Hạnh được bà con tin yêu, học hỏi. Mới đây, ông được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì trao danh hiệu Người tốt - việc tốt của Thành phố và của huyện Thanh Trì.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới. Lời dạy của Người đã đi vào thực tiễn cuộc sống khi càng ngày càng nhiều tấm gương người tốt, việc tốt lan tỏa rộng khắp. Ông Lê Đức Hạnh là một trong những bông hoa đẹp, lan tỏa lối sống lành mạnh, có ích trong cộng đồng.

Trong những năm qua, phong trào “Người tốt, việc tốt” tiếp tục trở thành phong trào sâu rộng trên địa bàn huyện Thanh Trì, được nhân dân hưởng ứng, thi đua sôi nổi, trở thành nét đẹp trong đời sống thường nhật, tạo ra những hạt nhân tích cực, tiêu biểu.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) N gày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.

Tin khác

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

(LĐTĐ) “Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực, chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện nhân đạo tại địa phương...”, đó là lời khen mà người dân Cụm dân cư số 5, phường Láng Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) dành cho bà Nguyễn Thị Chung - người luôn nặng lòng với công tác xã hội, từ thiện.
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

(LĐTĐ) Cởi mở, tháo vát, luôn hết mình với công việc, với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương… là những nhận xét của nhiều người khi nói về chị Nguyễn Thị Quân - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Vài, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

(LĐTĐ) Với vai trò là Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Xuân Nộn (Đông Anh, Hà Nội), anh Nguyễn Hữu Minh đã luôn nỗ lực thực hiện tốt cả hai vai, cùng tập thể Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn nâng cao chất lượng dạy và học cũng như khẳng định vai trò của Công đoàn tại nhà trường.
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

(LĐTĐ) Với những cống hiến cho ngành Giáo dục của Thủ đô và đất nước, Nhà giáo ưu tú Phạm Thu Hương xứng đáng là giáo viên tiêu biểu của ngành và là tấm gương sáng để đồng nghiệp và các thế hệ học sinh học tập, noi theo như Nhà giáo dục Comenxki đã khẳng định: "Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học".
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

(LĐTĐ) Nhận thức rõ tác dụng của sáng kiến, cải tiến đối với nâng cao giá trị sản xuất, phát triển doanh nghiệp, những năm qua, anh Phạm Văn Tư - quản đốc xưởng lốp xe máy, Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam luôn chú trọng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nhất là thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến, thực hành tiết kiệm nhờ đó góp phần tăng hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh đối với doanh nghiệp.
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

(LĐTĐ) Tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu, cô giáo Phạm Thị Nam - Trường Tiểu học Cẩm Yên (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã miệt mài, tận tâm dìu dắt các em học sinh đến với nguồn tri thức mới… đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật

Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Bà Nguyễn Thị Sen - Chủ tịch Hội Người khuyết tật huyện Thạch Thất (Hà Nội), luôn nhiệt tình, tận tâm và hết lòng vì những người kém may mắn, giúp họ từng bước hòa nhập cộng đồng. Không những tự mình đến động viên, bà còn tận tay trao tặng những món quà ý nghĩa cho người yếu thế, giúp họ có được sự cổ vũ lớn lao và niềm tin vào cuộc sống.
Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo

Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo

(LĐTĐ) Hơn 20 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Nghiêm Hồng Trung - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông (THPT) Phùng Khắc Khoan (huyện Thạch Thất, Hà Nội) được mọi người biết đến là một cán bộ quản lý giỏi, có nhiều sáng kiến hữu ích với công tác giáo dục.
Bí thư chi bộ hết mình với công việc

Bí thư chi bộ hết mình với công việc

(LĐTĐ) Mặc dù đã được nghỉ hưu nhưng do đặc thù của nghề y, bà Nguyễn Thị Liễu (ở phường Láng Thượng, quận Đống Đa) vẫn đang tham gia khám bệnh tại bệnh viện. Được lãnh đạo, đảng viên và nhân dân tín nhiệm, bà đã trúng cử vào vị trí là Bí thư chi bộ - Trưởng Ban công tác Mặt trận khu dân cư số 6, phường Láng Thượng. Bà Liễu luôn nhận thức sâu sắc về việc "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" gắn với nhiệm vụ của Ban công tác Mặt trận trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Vân Hòa là xã có số lượng đàn bò sữa lớn của huyện Ba Vì, Hà Nội, nghề chăn nuôi bò sữa được Vân Hòa xác định là trọng điểm để phát triển kinh tế ở địa phương. Nghề này mang lại nguồn thu ổn định, thậm chí có nhiều hộ đã vươn lên làm giàu. Trong đó chị Tạ Thị Năm là một trong số 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024 được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh.
Xem thêm
Phiên bản di động