Cuối năm, cảnh giác với bệnh liên cầu lợn
70% ca bệnh liên cầu lợn trên người do ăn tiết canh lợn |
Nguy hiểm tính mạng từ thói quen ăn uống
Thời gian qua, bất chấp những nguy cơ cảnh báo lây nhiễm liên cầu khuẩn khi ăn tiết canh, chế phẩm từ lợn không được chế biến kĩ, nhiều người đã phải nhập viện trong tình trạng nguy hiểm tính mạng.
Bác sĩ Thân Mạnh Hùng |
Bác sĩ Thân Mạnh Hùng cho biết, vào dịp chuẩn bị đến ngày lễ, ngày Tết ở Việt Nam, tại các vùng quê thường có thói quen “đụng lợn”, tức là nhiều nhà sử dụng chung 1 con lợn. Đặc biệt, món ăn phổ biến nhất trong những ngày này là tiết canh. Tiết canh là một thực phẩm sống không được chế biến nên tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ lây nhiễm liên cầu lợn cho người sử dụng. “Bệnh liên cầu lợn, ngoài việc lây qua đường tiêu hóa như ăn uống các loại tiết canh, các loại sản phẩm tái, sống từ lợn thì bệnh liên cầu lợn có thể lây từ lợn qua người qua các vết xước ngoài da. Đến thời điểm này, đây là 2 nguồn lây chính của bệnh liên cầu lợn”, bác sĩ Hùng nhấn mạnh.
Cũng theo chia sẻ của Phó Trưởng khoa Cấp cứu, thời gian gần đây, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận một số trường hợp bệnh nhân có sử dụng các chế phẩm từ lợn mà không được chế biến kĩ, dẫn đến tình trạng bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nhiễm khuẩn huyết do liên cầu lợn. Cụ thể, cách đây vài ngày, bệnh viện đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nữ, 61 tuổi, ở Hà Nội. Bệnh nhân này ăn lòng trần, khi vào viện bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, xuất hiện những hoại tử vùng mặt, chân tay, sau đó sốc nhiễm khuẩn. Theo đó, mặc dù được lọc máu rất sớm, hồi sức rất tích cực, tuy nhiên bệnh nhân đã chuyển sang suy đa tạng, rối loạn đông máu rất nặng thì những biện pháp hồi sức không còn kết quả nữa. Các bác sĩ đã giải thích tình trạng của bệnh nhân với tiên lượng nặng cho gia đình, gia đình đã xin đưa bệnh nhân về.
Đây không phải là một trong những trường hợp hiếm, bởi những trường hợp nhiễm khuẩn huyết dẫn đến thành sốc thì tỉ lệ tử vong là cao. Thậm chí, mỗi năm, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận khoảng vài chục ca mắc bệnh liên cầu lợn ở dạng nặng, sốc suy đa tạng. Còn những trường hợp những ca bệnh gây viêm màng não nặng chiếm 50-60% các trường hợp viêm màng não mà bệnh viện điều trị, phát hiện thấy căn nguyên.
Không chỉ riêng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, các bệnh viện trên địa bàn cả nước cũng thường xuyên phải tiếp nhận các ca bệnh liên quan đến bệnh liên cầu lợn. Trước đó, hồi cuối tháng 8, tại Bệnh viện E cũng đã tiếp nhận, điều trịnam thanh niên (29 tuổi, ở Xuân Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) nhiễm trùng huyết do liên cầu lợn với triệu chứng rất nặng. Cách đó 3 ngày, bệnh nhân có ăn tiết canh lợn trong liên hoan ở công ty. Sau đó, bệnh nhân xuất hiện sốt cao, ý thức lơ mơ, chậm chạp, buồn nôn và nôn, kích thích nhiều, gáy cứng. Bệnh nhân đã tự điều trị ở nhà nhưng không đỡ. Thậm chí, bệnh nhân còn có một cơn co giật gây mất ý thức toàn thân trong 4-5 phút. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng lơ mơ, rối loạn ý thức, hôn mê, kích thích vật vã, xuất hiện hội chứng nhiễm trùng không có dấu hiệu liệt thần kinh khu trú.May mắn, bệnh nhân đã được điều trị khỏi.
Đừng để mất Tết...
Theo bác sĩ Thân Mạnh Hùng, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, tính đến thời điểm này, so với mọi năm, các bệnh nhân mắc bệnh liên cầu lợn nhập viện có vẻ giảm hơn 1 chút. Có thể, việc giảm này phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân, thứ nhất, lâu nay do giãn cách xã hội làm cho mức tiêu thụ thịt lợn có giảm đi; thứ 2, có thể do điều kiện về kinh tế, hoặc những vấn đề sau các vụ dịch, như dịch tả lợn nguồn cung cấp thịt lợn cũng ít hơn. “Việc giảm số bệnh nhân nhập viện do liên cầu lợn là đáng mừng, tuy nhiên cũng không thể chủ quan, vì dịp Tết Nguyên đán sắp tới khi các buổi lễ hội, tiệc tùng diễn ra nhiều thì nguy cơ vẫn còn rất lớn. Do vậy, để có một cái Tết an toàn, người dân cần chủ động bỏ những thói quen ăn uống không tốt, chủ động bảo vệ mình tránh những nguy cơ”, bác sĩ Hùng khuyến cáo.
Bệnh liên cầu lợn gây những biến chứng nặng cho cơ thể |
Liên quan đến nguy cơ nhiễm bệnh liên cầu lợn ngày Tết, bác sĩ Đồng Phú Khiêm – Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, nhiều người dân còn rất chủ quan với bệnh này. Đặc biệt, mọi người thường có quan điểm sai lầm khi cho rằng lợn do gia đình nuôi, lợn chăn nuôi dân dã, thả rông là lợn sạch và có thể ăn tiết canh. Tuy nhiên, bất kể giống lợn nào, được chăn nuôi trong điều kiện nào thì vẫn có nguy cơ nhiễm liên cầu lợn. Thông thường thì vi khuẩn liên cầu thường cư trú ở vùng họng của lợn mà không gây bệnh cho con vật do đó những con lợn này trở thành lợn lành mang mầm bệnh và bệnh chỉ phát ra ở những con lợn có sức miễn dịch yếu. Tỷ lệ mang mầm bệnh liên cầu khuẩn không triệu chứng trong một đàn lợn khoảng 60%-100%.
Cũng theo bác sĩ Khiêm, với bệnh liên cầu lợn thì tốt nhất là nên phòng, bởi khi người bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn, bệnh sẽ diễn biến cực kỳ nhanh chóng gây sốc nhiễm khuẩn, hôn mê và suy đa phủ tạng. “Tùy thuộc vào cơ địa từng người, nhiều người phát hiện sớm và điều trị sớm thì sẽ có cơ hội cứu sống nhưng di chứng thì cũng có thể có. Còn lại, đa phần có người từ lúc ăn, phơi nhiễm với nguồn lây, ăn tiết canh, ăn gỏi, ăn thịt lợn sau khoảng 20h sẽ có triệu chứng sốt, đau bụng, buồn nôn, nôn, nổi ban rất nhanh. Có những người từ lúc ăn đến lúc trở bệnh nặng không làm gì được chỉ khoảng 2-3 ngày. Mặc dù tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã điều trị hồi sức tối đa, lọc máu, thở máy…thì bệnh nhân vẫn có nguy cơ nặng. Những trường hợp cứu sống được thì các y bác sĩ cũng như người nhà đã phải đổ rất nhiều công sức...”, bác sĩ Khiêm cho biết./.
Kim Tiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00