Cước vận chuyển hàng tăng phi mã: Người tiêu dùng kêu trời

Giá cước vận chuyển tăng phi mã khiến nhiều người tiêu dùng không dám sử dụng dịch vụ. Các chuyên gia cho rằng đang có dấu hiệu bất thường trong việc này, cần có giải pháp kiềm chế.
Cần xem lại cách tính giá! Cước vận chuyển tăng vọt vì "siết" xe quá tải
Cước vận chuyển hàng tăng phi mã: Người tiêu dùng kêu trời
Giá cước vận chuyển tăng phi mã khiến nhiều người tiêu dùng ''ngã ngửa''. (Ảnh: Hòa Thắng).

“Ngã ngửa” khi giá cước tăng 5 lần

Trước khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát lần thứ 4, anh Nguyễn Hữu Thắng (trú tại phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) có thói quen đặt mua thực phẩm sạch ở tỉnh Yên Bái về để gia đình sử dụng. Nhờ người quen trên đó, anh Thắng chọn được nguồn thực phẩm đảm bảo về chất lượng và giá cả. Bên cạnh đó, cước vận chuyển cũng tương đối mềm khi có kênh chuyển hàng qua xe khách. “Nhà tôi hay mua cá hồi, cá tầm trên đó rồi nhờ người quen gửi xuống Hà Nội bằng xe khách. Xe chạy về bến Yên Nghĩa nên ra lấy cũng gần mà cước mỗi lần gửi hàng chỉ mất 50 ngàn đồng. Hợp lý và nhanh chóng” – anh Thắng kể.

Bẵng đi một thời gian không thể mua hàng vì Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, mới đây, khi lệnh giãn cách được nới lỏng, anh Thắng liên hệ với người quen trên TP Yên Bái nhờ mua hộ ít cá hồi. Tuy nhiên, lần này anh thật sự bị sốc khi nghe thông báo về giá cước. “Người nhà tôi thông báo, giá cước vận chuyển đã tăng tới 5 lần. Từ 50 ngàn đồng lên tận 250 ngàn đồng. Mà muốn gửi phải đăng ký từ trước để họ sắp xếp bởi mỗi ngày chỉ có duy nhất một chuyến xe ship thực phẩm xuống Hà Nội thôi. Trong khi trước kia gửi theo xe khách, mỗi ngày có rất nhiều chuyến, thoải mái lựa chọn” – anh Thắng nói. Và mặc dù rất bất ngờ trước giá cước chuyển hàng tăng khủng khiếp như vậy, nhưng anh Thắng vẫn phải tặc lưỡi chấp nhận, bởi gia đình đang rất cần.

Không giống như anh Thắng, chị Trương Thùy Linh (trú tại phường Giảng Võ, quận Ba Đình, TP Hà Nội) vốn làm nghề bán hàng online. Mặt hàng chị Linh buôn bán là hải sản tươi sống, được nhập từ Quảng Ninh, quê chị Linh lên Hà Nội để giao cho khách. Đợt bùng phát vừa qua của dịch bệnh Covid-19 khiến chị Linh phải dừng kinh doanh một thời gian. Khách hàng và cả người quen liên tục hỏi mua hàng khiến chị rất sốt ruột. Vì thế khi Hà Nội vừa thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội, chị đã liên hệ về quê, nhờ người quen chuẩn bị hàng gửi lên để giao cho khách.

Cước vận chuyển hàng tăng phi mã: Người tiêu dùng kêu trời
Ảnh minh họa

Thế nhưng, khi liên hệ với đơn vị vận chuyển, chị Linh thật sự ngã ngửa bởi không ngờ giá cước lại tăng cao. “Bình thường tôi gửi một thùng xốp từ quê lên Hà Nội chỉ mất 100 ngàn đồng là hàng về tận cửa nhà. Giờ họ đòi 150 ngàn đồng nhưng phải ra điểm tập kết của họ lấy. Mang được về dến nhà chắc phải mất thêm 100 ngàn đồng nữa. Tính ra mỗi kilogam tôm bán được 250 ngàn đồng thì mất gần 100 ngàn đồng tiền ship rồi” – chị Linh cho biết. Vì tiền cước vận chuyển quá cao nên chị Linh quyết định chưa bán hàng trở lại dù hàng ngày chị vẫn nhận được rất nhiều cuộc gọi, tin nhắn của khách hàng thúc giục.

Dấu hiệu bất thường

Theo tìm hiểu của phóng viên Kinh tế & Đô thị, tình trạng cước vận chuyển tăng phi mã không chỉ xảy ra với vận chuyển hàng hóa đường dài mà còn với cả dịch vụ shipper. Đại diện các hãng vận chuyển lí giải rằng, phí ship được điều chỉnh theo thuật toán cung cầu nên giá cước mới tăng lên như vậy. Đại diện một đơn vị vận chuyển cho rằng, trong mùa dịch, bản thân các shipper gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm khi hành nghề.

Bên cạnh đó, thời gian và công sức bỏ ra cũng nhiều hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng như khả năng bị phơi nhiễm; đồng thời shipper phải dậy từ sớm để đi xét nghiệm Covid-19, quãng đường di chuyển khó khăn do nhiều chốt chặn, kiểm soát. Bên cạnh đó, hiện tại chi phí dịch vụ của đơn vị sẽ phải cân đối giữa nhu cầu của người dùng và đảm bảo thu nhập cho tài xế và phía công ty cũng phải trang trải các chi phí về vận hành, phát triển các tính năng sản phẩm, dịch vụ. Điều này khiến giá cước của hãng vận chuyển này buộc phải điều chỉnh tăng lên cho phù hợp với tình hình thực tế trước mắt.

Trong khi đó, ông Phan Tường Bách - Giám đốc vận hành AhaMove cho biết, một nguyên nhân khiến giá cước tăng là do số lượng shipper của hãng được cấp phép hoạt động ít, chỉ khoảng 2.000 người tại Hà Nội và không phải lúc nào 100% số lượng này cũng tham gia vận chuyển. Bởi shipper của hãng có người trong vùng phong tỏa, cách ly, người lại về quê, có người sợ dịch bệnh không đi làm. Trong khi đó, nhu cầu trong những ngày này tăng đột biến dẫn đến cung cầu chênh lệch, nên mức giá cũng thay đổi. "Mức giá tăng không duy trì và cố định trong một khoảng thời gian dài, mà sẽ thay đổi liên tục tùy theo thời điểm trong ngày, theo lượng cung cầu, thời tiết, khu vực. Chúng tôi cũng đang hỗ trợ điều chỉnh và khống chế mức trần đơn giá tăng không quá 1,5 - 2 lần" - đại diện AhaMove thông tin.

Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, chuyên gia giao thông Nguyễn Văn Thanh – nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, việc cước vận chuyển trong mùa dịch tăng cao hơn bình thường là điều dễ hiểu nhưng nếu để tăng phi mã, tăng quá lớn một cách vô lí là có vấn đề. “Mùa dịch việc đi lại bị hạn chế, lực lượng vận chuyển hàng hóa và đi giao hàng tận nơi (shipper) cũng gặp nhiều khó khăn, rào cản hơn nên cước tăng một chút để bù lại công sức của họ là chấp nhận được. Song nếu để cước tăng gấp nhiều lần một cách vô lí là không được” – ông Nguyễn Văn Thanh khẳng định.

Theo chuyên gia giao thông này, tất cả hãng hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa đều phải đăng ký và kê khai giá cước với các cơ quan quản lý Nhà nước. Việc điều chỉnh giá cước cũng phải được sự cho phép của các cơ quan quản lý Nhà nước chứ không phải muốn tăng thế nào là tăng. “Việc cước vận chuyển đột ngột tăng phi mã như thế này là rất bất thường, các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý Nhà nước phải vào cuộc làm rõ để tránh tình trạng lợi dụng dịch bệnh để trục lợi. Trong trường hợp này, người tiêu dùng chính là những người chịu thiệt nhất và cần được bảo vệ nhất” – ông Nguyễn Văn Thanh khẳng định.

Theo Quý Nguyễn/kinhtedothi.vn

https://kinhtedothi.vn/cuoc-van-chuyen-hang-tang-phi-ma-nguoi-tieu-dung-keu-troi-435799.html

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thạch Thất tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ hạn chế giao thông một số tuyến đường để phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4 lần thứ 48 vô địch TP.HCM.
Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

(LĐTĐ) Ngày 25/4, thị xã Sơn Tây phối hợp Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị Thông tin báo chí về Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III năm 2024, thời gian chính thức khởi tranh từ ngày 2/5 đến ngày 6/5.
Tổng kết Chương trình "Vì an toàn giao thông Thủ đô"

Tổng kết Chương trình "Vì an toàn giao thông Thủ đô"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại trường THPT Trương Định (quận Hoàng Mai), Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Văn phòng Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Công an thành phố Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết trao giải Chương trình truyền thông "Vì an toàn giao thông Thủ đô" năm 2023.
Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tăng chuyến bay phục vụ Lễ 30/4

Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tăng chuyến bay phục vụ Lễ 30/4

(LĐTĐ) Trong đợt cao điểm Lễ 30/4 và 1/5 (từ ngày 26/4 - 1/5), sẽ có 4.280 chuyến bay khai thác tại sân bay Tân Sơn Nhất, trong đó có 1.602 chuyến bay quốc tế và 2.678 chuyến bay quốc nội.
TP.HCM: Phòng tránh ùn tắc tại các trung tâm đăng kiểm

TP.HCM: Phòng tránh ùn tắc tại các trung tâm đăng kiểm

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đề nghị các trung tâm đăng kiểm (TTĐK) hoạt động trên địa bàn tăng cường công tác kiểm định xe cơ giới, tránh tình trạng ùn tắc.
Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

(LĐTĐ) Sáng nay (25/4), tại Sân vận động Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã diễn ra Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX năm 2024. Đội bóng của LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm lên ngôi vô địch.

Tin khác

Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 sẽ diễn ra từ 25 - 28/4

Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 sẽ diễn ra từ 25 - 28/4

(LĐTĐ) Từ ngày 25 - 28/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội (Đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ do Sở Công Thương Hà Nội chủ trì, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp (IDC Hanoi) tổ chức thực hiện, với quy mô 100 gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và một số sản phẩm OCOP của Thủ đô.
Lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp

(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa hoàn thiện Dự thảo 1 Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA).
Vì sao tôm hùm nuôi ở Khánh Hòa chết hàng loạt?

Vì sao tôm hùm nuôi ở Khánh Hòa chết hàng loạt?

(LĐTĐ) Ngày 12/4, theo nhận định ban đầu của Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), tại huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), tôm hùm nuôi bị chết hàng loạt, có thể do nắng nóng, mật độ lồng nuôi cao, lượng oxy hoà tan thấp làm suy giảm sức đề kháng trên tôm nuôi.
Thủ đoạn và phương thức xâm phạm sở hữu trí tuệ đang diễn biến phức tạp

Thủ đoạn và phương thức xâm phạm sở hữu trí tuệ đang diễn biến phức tạp

(LĐTĐ) Các nền tảng mạng xã hội như facebook, tiktok trước đây chỉ là nơi kết nối, giải trí thì hiện nay đã trở thành kênh bán hàng, mua sắm sôi động. Đi cùng với đó là vấn nạn vi phạm sở hữu trí tuệ, đặc biệt khi khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Những cách tiết kiệm điện hiệu quả trong gia đình mùa nắng nóng

Những cách tiết kiệm điện hiệu quả trong gia đình mùa nắng nóng

(LĐTĐ) Chuẩn bị bước vào mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng mạnh. Để sử dụng điện hiệu quả và tiết kiệm, người dân cần sử dụng các thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng, thường xuyên vệ sinh bảo dưỡng thiết bị, rút phích cắm khi không sử dụng, tắt bớt thiết bị điện không cần thiết...
Bộ Công Thương lên tiếng trước yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

Bộ Công Thương lên tiếng trước yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

(LĐTĐ) Liên quan đến việc một số doanh nghiệp sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước, gửi hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, hiện Bộ vẫn đang xem xét, tiếp tục yêu cầu các bên liên quan cung cấp, bổ sung thêm hồ sơ và chưa đưa ra kết luận cuối cùng là có khởi xướng điều tra hay không.
Sẽ không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong năm 2024

Sẽ không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong năm 2024

(LĐTĐ) "Bộ Công Thương sẽ cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị liên quan đề ra nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện. Chúng tôi có đủ cơ sở để tin tưởng, năm 2024 sẽ không thiếu điện và sẽ cố gắng đảm bảo đủ điện trong những năm tiếp theo", Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương.
Đề xuất biểu giá bán lẻ điện 5 bậc: Đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng?

Đề xuất biểu giá bán lẻ điện 5 bậc: Đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng?

(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa gửi thẩm định dự thảo Quyết định quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sau khi tham vấn ý kiến các bộ, ngành. Theo dự thảo, biểu giá điện sẽ được rút ngắn từ 6 bậc xuống 5 bậc; với thay đổi này có khoảng 558.000 hộ gia đình sẽ phải trả tiền điện cao hơn (tương đương 2% hộ gia đình sử dụng điện hiện tại).
Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan

Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan

(LĐTĐ) Sáng nay (15/3), tại 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan”. Đây là lần thứ 11 Tổng cục QLTT mở cửa Phòng trưng bày giúp khách tham quan tìm hiểu thông tin về sản phẩm, phân biệt hàng hóa thật - giả trên thị trường.
Tháng khuyến mại: Nhiều sản phẩm được giảm giá lên đến 100%

Tháng khuyến mại: Nhiều sản phẩm được giảm giá lên đến 100%

(LĐTĐ) Năm 2024, Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào các tháng 5, 7 và tháng 11. Trong đó, để kích cầu tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa… các sản phẩm tham gia chương trình sẽ được các doanh nghiệp áp dụng mức khuyến mại cao nhất lên đến 100%.
Xem thêm
Phiên bản di động