Cùng xây dựng người Hà Nội văn minh
Văn hóa và hành xử kém văn hóa | |
Văn hóa ứng xử từ nhà ra phố: Không còn sạch nhà bẩn ngõ | |
Chuyện phố, chuyện phường: Chiếc lá và hạt nho (Bài 1) |
Nét đẹp văn hóa ứng xử
Khi nói đến Thăng Long - Hà Nội, nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Tiến Đoàn, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn biên soạn bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh” cho học sinh Thủ đô nhắc đến nét đẹp văn hóa của người Tràng An, như câu ca dao: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.
Hội thi nét đẹp văn hóa công sở do Liên đoàn Lao động Thành phố tổ chức |
Thanh lịch là nét đẹp đặc trưng mang tính truyền thống, tạo nên giá trị cốt lõi của văn hóa Thủ đô ngàn năm văn hiến. Xã hội phát triển, dù nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Hà Nội có dần bị pha trộn với nhiều nét văn hóa du nhập, nhưng giá trị văn hóa truyền thống vẫn được phát huy và lan tỏa.
Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội cũng cho rằng, trong quá trình phát triển của đất nước, sự va đập, giao thoa văn hóa là điều không thể tránh khỏi, song với Thăng Long - Hà Nội thì luôn có sự tinh lọc. Sự tinh lọc đó không làm mất đi vẻ đặc sắc của Hà Nội mà nét văn hóa người Tràng An ở mỗi giai đoạn khác nhau lại có thêm những điểm mới để phù hợp với quy luật phát triển chung.
Theo TS Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, Hà Nội là nơi hội tụ bốn phương, hội tụ văn hóa của các vùng miền, nên việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đòi hỏi phải rất công phu, kiên trì, bền bỉ. Đây là bước đi dài không thể thực hiện trong một sớm, một chiều. Việc ứng xử theo quy tắc sẽ dần hình thành thói quen để từ đó góp phần hoàn thiện nhân cách mỗi người. Tuy nhiên, TS Nguyễn Viết Chức cho rằng, không có một quy tắc nào bao quát được hết mọi hành vi ứng xử diễn ra hằng ngày, hằng giờ. Nếu mỗi người không tự rèn luyện, không tự giác phấn đấu làm giàu văn hóa ứng xử cho mình thì Bộ Quy tắc ứng xử cũng khó đi vào cuộc sống. |
Nằm trong cái chung đó, có nét riêng của công nhân, viên chức, lao động. Có không ít tấm gương cán bộ gần dân, sát dân; sẻ chia với người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn; không ít tấm gương cán bộ công an giúp đỡ người dân khi gặp hoạn nạn… làm lan tỏa tinh hoa văn hóa nơi công sở của người Hà Nội.
Để góp phần gìn giữ “thương hiệu” người Hà Nội văn minh, thanh lịch, UBND Thành phố đã xây dựng và ban hành Quy tắc ứng xử (QTƯX) của cán bộ công chức, người lao động trên địa bàn, trong đó nhấn mạnh những quy định mà CBCC phải tuân thủ, như: Thời gian làm việc, trang phục, tác phong, thái độ khi làm việc, ứng xử với người dân.
Trò chuyện với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Thúy Hà, Phó chủ tịch UBND phường Văn Miếu cho biết, từ năm 2017, phường đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền để từng cán bộ công chức chú trọng văn hóa ứng xử, thay đổi tác phong làm việc. Tại các cuộc họp giao ban, lãnh đạo UBND phường thường xuyên quán triệt, bên cạnh chuyên môn thì văn hóa ứng xử là hết sức quan trọng đối với cán bộ công chức.
Việc triển khai Quy tắc ứng xử trong khối cơ quan được phường thực hiện nghiêm túc và cụ thể bằng nhiều hình thức, nội dung; gắn với trách nhiệm của từng cán bộ công chức và đưa vào khung đánh giá cán bộ công chức hằng tháng từ tháng 7/2018.
Văn hóa ứng xử thể hiện nền tảng văn hóa của mỗi cán bộ công chức. Bộ quy tắc ứng xử sẽ là tấm gương soi để cán bộ công chức Thủ đô hoàn thiện mình, giải quyết công việc bằng chữ “tâm” để thực sự là “công bộc” của nhân dân.
Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy, hầu hết các cơ quan, công sở trên địa bàn Thủ đô thời gian qua đã tăng cường tuyên truyền Bộ Quy tắc với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Ông Nguyễn Viết Khánh, Chủ tịch UBND xã Vân Canh (Hoài Đức) cho biết, UBND xã Vân Canh đã ban hành văn bản triển khai, tổ chức quán triệt Quy tắc ứng xử thông qua các cuộc họp giao ban, phổ biến quy tắc trong các buổi sinh hoạt chi bộ, tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh của xã…
Đến với bộ phận "một cửa" phường Thanh Xuân Bắc (quận Thanh Xuân), bà Ngô Mỹ Linh, Phó chủ tịch UBND phường Thanh Xuân Bắc cho biết mỗi ngày trung bình bộ phận "một cửa" của phường tiếp hàng trăm lượt hồ sơ, nhưng lãnh đạo phường đã yêu cầu phải giải quyết đúng tiến độ công việc và tạo điều kiện tối đa cho người dân. Tại cửa ra vào còn niêm yết 10 QTƯX khi tiếp công dân “Khách đến được chào hỏi, khách ở luôn tươi cười…”
Việc xây dựng văn hóa người Hà Nội thanh lịch, văn minh đang được chính quyền thành phố quyết tâm thực hiện một cách bài bản và đồng bộ. Nhiều giải pháp để chấn chỉnh hành vi, ứng xử của cán bộ công chức được các sở, ban, ngành đưa ra. Tuy nhiên, theo khảo sát ý kiến của nhiều người dân, để QTƯX đi vào đời sống có hiệu quả, các cơ quan, đơn vị, các địa phương cần thực hiện nghiêm túc, nói không với bệnh hình thức.
Công đoàn lan tỏa nếp sống văn minh
Thời gian qua, cuộc vận động "Xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp" trong công nhân viên chức lao động được các cấp công đoàn duy trì và phát triển, gắn với thực hiện phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa và thực hiện hai Bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố.
Các cấp công đoàn Thành phố đã tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của công nhân và người sử dụng lao động về xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp; tuyên truyền, hướng dẫn triển khai thực hiện hiệu quả phong trào xây “cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”.
Năm 2018 đã có 84,9% công đoàn cơ sở đăng ký thực hiện cuộc vận động “Xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp”, trong đó có 84,43% số công đoàn cơ sở đăng ký đạt tiêu chuẩn “nếp sống văn hóa công nghiệp”, 89,3% số công nhân viên chức lao động đăng ký đạt tiêu chuẩn; có 89,8% công đoàn cơ sở triển khai thực hiện 2 Quy tắc ứng xử (Quy tắc ứng xử nơi làm việc và Quy tắc ứng xử nơi công cộng); 65,8% trên tổng số các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có tổ chức công đoàn đăng ký đạt chuẩn văn hoá.
Phát huy kết quả đạt được, trong thời gian tới, các cấp công đoàn Thủ đô sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hoá công nghiệp; xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội triển khai mô hình tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Nâng cao thể lực, sẵn sàng cho mùa giải đấu lớn
Vietjet khai trương đường bay Hà Nội - Kuala Lumpur, tăng cường kết nối khu vực ASEAN
Hà Nội tăng cường các hoạt động nâng cao chất lượng dân số
“Xanh hóa” dòng vốn đầu tư để phát triển kinh tế bền vững
Hà Nội ghi nhận thêm 28 ca mắc sởi
Tin khác
Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm
Trật tự đô thị 23/11/2024 14:49
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Trật tự đô thị 23/11/2024 07:28
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34