Cúng ông Công, ông Táo mùa Covid-19: Giản tiện nhưng không làm mất nét cổ truyền
Làng nuôi cá chép đỏ tất bật phục vụ Tết ông Công, ông Táo Chợ cá Yên Sở nhộn nhịp trước ngày 23 tháng Chạp |
Ông Nguyễn Anh Tuấn (Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội) cho biết, ông dậy từ rất sớm để đi chợ mua những thứ cần thiết cho ngày lễ cúng ông Công, ông Táo. Trên tay ông cầm sẵn một mảnh giấy ghi đầy đủ mọi thứ cần mua đã liệt kê từ tối hôm trước. Danh sách những thứ cần mua có giảm bớt nhiều thứ rườm rà hơn năm trước.
Mọi năm ông Tuấn cứ ra chợ rồi đi hết hàng này đến hàng khác để chọn mua hoa quả, vàng mã, trầu cau… hay đi ngắm nghía kỹ càng để mua lấy một đôi cá chép đẹp nhất mang về. Thế nhưng năm nay ông đi mua rất nhanh rồi rời khỏi chợ.
Sau một buổi sáng bận rộn, ông cũng hoàn thành mâm cỗ cúng Táo Công. Ngay cả đến việc đi hóa vàng ở cái lư đồng lớn gần nhà ông cũng đi nhanh chóng rồi xếp hàng chờ đến lượt mới vào hóa vàng. Ông Tuấn cho biết, năm nay do dịch Covid-19 nên gia đình ông chỉ làm cỗ giản tiện, ngay đến cá chép cũng không mua vì sợ chen lấn chỗ đông người. Ông chỉ mua cá chép bằng vàng mã cùng bộ quần áo Táo quân, thần linh, tiền, vàng, hương, nến…
“Tuy không mua cá vàng hay mua được nhiều loại hoa quả bày lên cho đẹp mắt, nhưng mâm cỗ cũng đầy đủ những món cổ truyền như gạo, muối, giò, trầu cau, rượu, xôi, canh, gà, cá… Do gia đình tôi các con cháu sống chung và sống gần nhau nên cả nhà vẫn có một bữa đông đủ không khác gì mọi năm”, ông Tuấn cho biết.
Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo giản tiện nhưng không làm mất nét cổ truyền (ảnh minh họa: Quỳnh Vân) |
Không được đông đủ như nhà ông Tuấn, chị Đinh Thị Hòa (Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết gia đình chị không tụ tập được vì thực hiện 5K về phòng chống Covid-19. Buổi sáng chị Hòa cũng đi mua những thứ cần thiết và giản tiện nhất để làm mâm cỗ cúng Táo Công, đặc biệt là năm nay chị cũng không thả cá chép vì sợ tụ tập đông người cho nên cũng mua cá chép bằng vàng mã về cúng. Mọi năm gia đình chị thường cúng buổi sáng còn buổi tối thì tụ tập anh chị em về để cùng vui bên mâm cỗ. Năm nay “ai ở đâu ở yên đấy”, không tụ tập nên chỉ có hai vợ chồng chị cùng bố mẹ chồng. “Không tụ tập đông đủ thì cũng buồn nhưng trong thời điểm dịch bệnh thế này an toàn là trên hết”, chị Hòa cho biết.
Lo lắng hơn khi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, chị Trần Thị Thắm (Khu đô thị Thanh Hà, Thanh Oai, Hà Nội) cho biết chị đã đặt nguyên một mâm cỗ cúng Táo Công trên mạng với đầy đủ xôi, gà, hoa quả, vàng, hương, vàng mã… không thiếu thứ gì. Người làm dịch vụ đã ship đến tận nhà, còn tiền thì chuyển qua tài khoản luôn nên không phải lo đi mua sắm.
“Tôi bán chăn, ga, gối, đệm cho nên Tết đến rất bận rộn, hơn nữa lại đang dịch nên đặt luôn trên mạng là tiện nhất. Tuy giá có hơi cao so với nhà tự làm nhưng tiện lợi, đầy đủ, lại tránh tiếp xúc nhiều người hơn so với đi chợ mua sắm”, chị Thắm cho biết.
Theo ghi nhận của phóng viên, năm nay tại các sông, hồ, số người ra thả cá phóng sinh cũng thưa vắng hơn so với mọi năm. Nhiều người cũng cho rằng, tục thờ cúng ông Công, ông Táo nhân ngày 23 tháng Chạp Âm lịch là một nét văn hóa đẹp của người Việt, nhưng tại thời điểm đang diễn ra dịch bệnh, thì việc giản tiện mâm cỗ cúng là hợp lý, nhưng không vì thế mà mất đi nét truyền thống của ngày lễ này.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Tin khác
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51
Gần 500 người mẫu tham gia Bách Hoa Bộ Hành: Nơi những bông hoa tình yêu văn hóa dân tộc khoe sắc
Văn hóa 18/11/2024 09:28
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: "Đại tiệc" văn hóa thu hút 30 vạn lượt khách
Văn hóa 17/11/2024 22:09