Nhìn lại bức tranh kinh tế - xã hội Thủ đô năm 2020:

Cú lội ngược dòng ngoạn mục

(LĐTĐ) Với tinh thần quán triệt chung là khó khăn gấp đôi thì cố gắng gấp ba, năm 2020 được xem là năm thành công nhất của Thủ đô nói riêng và đất nước nói chung trong 5 năm vừa qua về ý chí vươn lên và tinh thần vượt khó. Hà Nội đã thực hiện thành công mục tiêu kép, điển hình trong khống chế dịch Covid-19, có “cú lội ngược dòng” đạt kết quả quan trọng về GRDP năm 2020 đạt 3,98%, tăng cao gấp khoảng 1,4 lần so với cả nước.
Quyết liệt “mục tiêu kép” trên tinh thần ưu tiên bảo vệ sức khỏe của người dân Quốc hội đặt chỉ tiêu tăng trưởng GDP đạt 6% trong năm 2021 Có thêm các chính sách hướng tới phát triển kinh tế, xã hội cho vùng cao

Khởi sắc nhờ thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”

Báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 của Hà Nội tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương để triển khai Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 vừa được tổ chức ngày 28-29/12 vừa qua, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, Thành phố đã triển khai một cách nghiêm túc và chủ động, bám sát tinh thần chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Về cơ bản, Thành phố đã đạt được những mục tiêu tổng quát, mục tiêu kép với các kết quả quan trọng, toàn diện, trong đó nhiều chỉ tiêu và nhiệm vụ chủ yếu đã được hoàn thành và hoàn thành vượt mức.

Cú lội ngược dòng ngoạn mục
Toàn cảnh các đồng chí lãnh đạo Thành phố điểm cầu Hà Nội tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021. (ảnh: KTĐT)

Là địa bàn trọng điểm, có số lượng người tiếp nhận, sàng lọc, cách ly và điều trị rất lớn, nguy cơ lây nhiễm cao, Hà Nội đã kịp thời chỉ đạo, thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19, đặc biệt là tinh thần tự giác, tích cực, trách nhiệm của người dân và doanh nghiệp và hệ thống chính trị các cấp, nhờ vậy đã kiểm soát và đẩy lùi được dịch bệnh trong cả 3 đợt, không có ca tử vong. Cho đến ngày hôm nay không có ca lây nhiễm trên địa bàn.

Bên cạnh phòng, chống hiệu quả, Thành phố đã chủ động đánh giá tác động của dịch bệnh tới các ngành kinh tế và có kịch bản chi tiết, từ đó đẩy mạnh các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, nhiều hoạt động kết nối với các địa phương về cung cầu hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm, nhiều cuộc làm việc và ký kết thỏa thuận hợp tác với các bộ, ngành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên địa bàn.

Vì vậy, nỗ lực phấn đấu của Thành phố trên địa bàn cũng đã bám sát tinh thần chung của cả nước và đạt kết quả quan trọng về GRDP năm 2020 là 3,98%, trong đó đã được thúc đẩy và phục hồi mạnh mẽ thông qua quý IV với 5,77% và quy mô nền kinh tế đã ở mức trên 44 tỷ USD, cho nên đây là nỗ lực rất lớn. Cùng với đó thu ngân sách trên địa bàn đã đạt mức 280.500 tỷ đồng, vượt dự toán và tăng 3,9% so với cùng kỳ.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh cũng cho biết thêm, quý III địa bàn Thành phố dự kiến có khả năng sẽ hụt thu 57.000 tỷ đồng đến 58.000 tỷ đồng, nhưng đến nay với nỗ lực bám sát các bộ, ngành chúng tôi đã vượt và tăng 3,9% so với năm tốt nhất là năm 2019. Nếu tính cả số thu ngân sách trên địa bàn giao Cục Thuế thành phố Hà Nội quản lý thì con số sẽ đạt mức 300/340.000 tỷ đồng cùng với đó, giải ngân đầu tư công đã đạt mức trên 93% với quy mô là 45.000 tỷ đồng trên địa bàn thành phố.

Năm 2020, cùng với giải ngân đầu tư, chúng tôi đã giành được tỷ lệ cho đầu tư phát triển tới 49% chi thường xuyên chỉ còn 51% và tiết kiệm được 3.000 tỷ đồng xung quanh chi thường xuyên này, đây là con số và tiếp tục nỗ lực để phát triển và ổn định của Thành phố, cùng với đó thì giải quyết việc làm cho trên 180.600 lao động, đạt 116% kế hoạch năm, tỷ lệ thất nghiệp chỉ còn 2,3% đối với khu vực thành thị là 3,22% và nhiều chỉ tiêu quan trọng khác.

Những thành tựu về kinh tế nêu trên cũng nhờ sự thu hút đầu tư, phục hồi và phát triển kinh tế. Ngay sau khi dịch Covid-19 được khống chế và thiết lập “trạng thái bình thường mới”, Hà Nội đã triển khai tổ chức Hội nghị “Hà Nội 2020 - hợp tác và phát triển” ngày 27/6/2020. Đây là Hội nghị đầu tiên được tổ chức của cả nước trong thời điểm này.

Hội nghị đã diễn ra thành công với sự tham dự của 540 doanh nghiệp và gần 2.000 đại biểu trong nước và quốc Hội nghị, Thành phố đã trao quyết định chủ trương đầu tư cho 229 dự án, với tổng số vốn 405.570 tỷ đồng (tương đương 17,6 tỷ USD). Tổng số dự án, số vốn được trao quyết định đầu tư tại hội nghị năm nay lần lượt cao tương ứng gấp 5 lần và 11 lần so với hội nghị năm 2016. Thành phố cùng các nhà đầu tư ký 39 biên bản ghi nhớ với tổng mức đầu tư 28,6 tỷ USD.

Đây là sự khẳng định cho trí tuệ và bản lĩnh của Thủ đô Hà Nội, khẳng định Hà Nội là điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn và ổn định cho các nhà đầu tư; khơi thông các nguồn lực cho phát triển… Có 26,44 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn 337,7 nghìn tỷ đồng, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký trên địa bàn đến nay đạt 303,7 nghìn đơn vị. Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký ước đạt 4 tỷ USD.

Đặc biệt, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019 của Hà Nội đạt 68,8 điểm (tăng 3,4 điểm so với năm trước), duy trì vị trí thứ 9/63 tỉnh, thành phố. Trong 10 chỉ số thành phần PCI, có 08 chỉ số cải thiện tăng số chỉ số cải thiện đáng kể như: “Tính minh bạch và tiếp cận thông tin” tăng 19 bậc, xếp thứ 36/63; “Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất” tăng 15 bậc, xếp thứ 41/63). Kết quả này tiếp tục khẳng định chủ trương nhất quán về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Thành phố.

Có thể khẳng định, Hà Nội nói riêng, nhìn rộng hơn là cả vùng Thủ đô, đã có những yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước không chỉ bởi môi trường chính trị, xã hội ổn định, mà còn là môi trường an toàn trong phòng, chống dịch bệnh; chính quyền thành phố sáng tạo, tiên phong, dám nghĩ dám làm.Với kết quả đạt được trong thời gian qua, cùng với lợi thế riêng có, Thủ đô Hà Nội tiếp tục khẳng định là điểm đến đầu tư hấp dẫn và an toàn.

Thành phố sẵn sàng chào đón và mong muốn hợp tác với tất cả các nhà đầu tư, doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức, hiệp hội, các tỉnh, thành phố trong nước và các quốc gia, vùng lãnh thổ, trên thế giới, để cùng phát triển bền vững. Thành công của các doanh nghiệp chính là thành công của Thành phố.

Ngoài những thành tựu về kinh tế, năm 2020, Hà Nội đã có nhiều dấu ấn như đã lãnh đạo tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội, được đánh giá là thực chất, trọn vẹn và tạo nhiều dấu ấn tốt đẹp. Hà Nội cũng tổ chức thành công nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của Thủ đô, thúc đẩy nhiều công trình hạ tầng giao thông, xử lý nhiều vấn đề dân sinh bức xúc.

Quản lý đô thị được đẩy mạnh, công tác chiếu sáng, chỉnh trang đường phố tiếp tục được đổi mới; cung cấp nước sạch, thoát nước và vệ sinh môi trường được duy trì, nâng cao chất lượng; tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè giảm cơ bản.Xây dựng nông thôn mới tiếp tục triển khai tích cực. An sinh xã hội được đảm bảo; huy động được sự tham gia tích cực của cộng đồng trong công tác chăm lo cho gia đình chính sách; các hoạt động văn hoá, giáo dục được duy trì. Khiếu nại, tố cáo được tập trung giải quyết; công tác quốc phòng được củng cố; an ninh chính trị, trật tự xã hội được đảm bảo; đối ngoại tiếp tục được mở rộng...

Tâm thế mới, nhiệm vụ mới

Năm 2021, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Chu Ngọc Anh cho biết, Thành phố Hà Nội thực hiện năm chủ đề: “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” và xây dựng 23 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế, xã hội, trong đó, phấn đấu GRDP tăng khoảng 7,5%. Một số nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp trong năm tới, Thành phố tiếp tục chỉ đạo, điều hành quyết liệt có trọng tâm, trọng điểm; triển khai thực hiện tốt 02 Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm mô hình chính quyền đô thị và đảm bảo công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Cú lội ngược dòng ngoạn mục
Hà Nội sẽ tiếp tục phát triển theo hướng hiện đại, văn minh (ảnh: P.Thắng)

Hà Nội cũng sẽ tập trung phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng, đẩy nhanh cơ cấu lại các ngành kinh tế với các nhiệm vụ tiếp tục thực hiện “mục tiêu kép” - vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi và phát triển kinh tế; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh; đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh kinh tế Thủ đô dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; Tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách, khơi thông các nguồn vốn, thúc đẩy tăng trưởng.

Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực gắn với đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ; phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh, phúc lợi, nâng cao đời sống của người dân; tăng cường xây dựng và quản lý quy hoạch, phát triển đô thị, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Song song với đó là tiếp tục cải cách hành chính; công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đảm bảo quốc phòng địa phương, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế; tích cực thông tin tuyên truyền, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tạo đồng thuận xã hội.

Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương để triển khai Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh cũng đề nghị Chính phủ đề xuất đưa vào Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về xác định dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026;

Đề nghị Chính phủ báo cáo với Quốc hội xem xét, tháo gỡ khó khăn trong thực hiện xây dựng Kế hoạch Đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 theo quy định tại điều 89 Luật Đầu tư công “việc quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án có thời gian thực hiện trong 02 kỳ kế hoạch đầu tư công liên tiếp phải đảm bảo tổng số giá trị tổng mức đầu tư của các chương trình, dự án phải thực hiện trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau không vượt quá 20% tổng số vốn kế hoạch đầu tư công giai đoạn trước” do Luật Đầu tư 2019 mới có hiệu lực từ 01/01/2020 trong ghi danh mục dự án đang thực hiện đã có trong danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 đã được phê duyệt từ các năm trước đây.

Thành phố cũng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn cụ thể, giúp đỡ thành phố Hà Nội về quy hoạch thành phố Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, về dự án đầu tư công và đầu tư không sử dụng vốn đầu tư công. Về thực hiện mô hình chính quyền đô thị, kiến nghị Bộ Nội vụ sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 97 của Quốc hội về thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội để thực hiện ngay trong năm 2021.

Hà Nội cũng đề nghị Bộ Xây dựng xem xét, nghiên cứu, tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực quy hoạch như hướng dẫn tháo gỡ mẫu thuẫn giữa các Luật Quy hoạch, Xây dựng và Nhà ở khi giao chủ đầu tư dự án; thống nhất báo cáo Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật, điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.

Cho phép Thành phố tiếp tục triển khai các dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật theo hồ sơ đã phê duyệt trước thời điểm phê duyệt quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật; cho phép Thành phố quyết định về hướng tuyến, quy mô cụ thể đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc thẩm quyền quản lý và đầu tư của Thành phố, đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị của địa phương đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Thành phố cũng đề nghị Bộ Xây dựng có hướng dẫn về quy trình, trình tự lập, thẩm định và phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật để Thành phố có cơ sở áp dụng.Tháo gỡ các khó khăn trong xây dựng và thực hiện thí điểm xây dựng khu nhà ở xã hội tập trung và Đề án cải tạo, xây dựng nhà chung cư cũ, nguy hiểm trên địa bàn Thành phố.

Tạo điều kiện, hỗ trợ cho Thành phố về mặt thời gian khi xem xét thẩm định, trình duyệt, điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội; thẩm định các đồ án quy hoạch phân khu nội đô, sông hồng, sông đuống, các quy hoạch phân khu đô thị vệ tinh; thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh các Quy hoạch cấp nước, Quy hoạch xử lý chất thải rắn; điều chỉnh cục bộ Quy hoạch thoát nước./.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến tháng 11/2024, Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà nước để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa 
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2020 - 2025 đã thực hiện với số tiền đạt 2.319.496 tỷ đồng, cho vay 411.474 lượt khách hàng, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.

Tin khác

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án. Để bảo đảm triển khai thành công dự án mang tầm chiến lược quốc gia, Chính phủ đã đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công.
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LĐTĐ) Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND).
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 19-20/11, Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Xem thêm
Phiên bản di động