Công tác trùng tu di tích vẫn vướng bởi kinh phí

Báo Lao động Thủ đô số 110, ra ngày 13/9 phản ánh tình trạng Đình Tiền Lệ thuộc xã Tiền Yên (huyện Hoài Đức) hiện xuống cấp nghiêm trọng. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, không chỉ có di tích Đình Tiền Lệ mà còn nhiều di tích trên địa bàn Thủ đô cũng đang gặp khó khăn trong công tác trùng tu vì vấn đề kinh phí.  
cong tac trung tu di tich vuong boi ngan sach Trùng tu ga Đà Lạt
cong tac trung tu di tich vuong boi ngan sach Bắc Ninh: Lén lút rao bán cây sưa cổ thụ 50 tỷ đồng để ...trùng tu di tích

Nan giải bài toán ngân sách

Như Lao động Thủ đô thông tin, Đình Tiền Lệ có từ thời Lê Trung Hưng, khoảng thế kỷ XVII. Đình được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận “Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia năm 2011”. Tuy nhiên, chỉ khoảng gần 1 năm sau thời điểm nhận được danh hiệu trên, Đình bắt đầu có hiện tượng xuống cấp. Đến nay, để tránh Đình bị đổ sập, người dân phải cứu chữa bằng cách dựng hàng chục cột gỗ chống đỡ.

Trao đổi về vấn đề này, ông Trương Minh Tiến - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao (VHTT) Hà Nội cho biết: Hiện công tác trùng tu Đình Tiền Lệ đang bị “nghẽn” bởi vấn đề kinh phí. Tài chính cho việc bảo tồn được xác định từ ba nguồn chính là: Ngân sách Nhà nước; nguồn thu từ hoạt động sử dụng và phát huy giá trị di tích; nguồn xã hội hóa.

Theo quy định, mức hỗ trợ của Thành phố dành cho tu bổ, tôn tạo di tích là 60% tổng kinh phí thực hiện, địa phương lo 40% còn lại. Tuy nhiên, do địa phương gặp khó khăn về nguồn lực đối ứng, không xã hội hóa được phần còn lại khi tu bổ di tích khiến công tác trùng tu chưa được triển khai.

cong tac trung tu di tich vuong boi ngan sach
Đình Tiền Lệ , xã Tiền Yên.

Ông Tiến chia sẻ: “Ở đây là vấn đề tài chính, chúng tôi đã giao cho UBND huyện Hoài Đức nhưng họ không cân đối được. Huy động vốn xã hội hóa địa phương cũng chưa làm được. Mặt khác, thành phố đã có chỉ đạo tại Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn, các địa phương phải tổng hợp lại các di tích cấp Quốc gia có giá trị trên địa bàn, có nhu cầu tu sửa để trình Thành phố xem xét, hỗ trợ từ nguồn ngân sách. Rõ ràng đây là một trong những việc mà huyện và địa phương phải chủ động”.

Để “gỡ khó” cho địa phương khi hoàn thiện hồ sơ trùng tu di tích Đình Tiền Lệ, ông Tiến cho biết: “Tu bổ các di tích trên địa bàn thành phố là phải tính dần từng bước. Nhưng trong quá trình đó, các địa phương tuyệt đối không được để các di tích bị sập, đổ. Trước mắt, địa phương phải có những biện pháp để chống đỡ di tích có dấu hiệu xuống cấp. Theo tôi, phòng quản lý di tích của địa phương phải chủ động, năng động bằng cách huy động các nguồn khác nhau. Trong đó, có cả nguồn xã hội hóa, ngân sách quận, huyện…”

Tích cực khơi thông mọi nguồn lực

Theo thống kê của Sở VHTT Hà Nội, thành phố hiện có 5.922 di tích, bao gồm các loại hình khác nhau. Trong đó, di tích có giá trị đã bị xuống cấp, cần được tu bổ, tôn tạo chiếm số lượng khá lớn. Đến tháng 12/2015, có 2.235 di tích xuống cấp các hạng mục chính, trên 200 di tích trong tình trạng xuống cấp nặng. Thời gian qua, công tác chống xuống cấp, bảo tồn, tu bổ, di tích đã được thành phố đặc biệt quan tâm. Trong giai đoạn từ năm 2012 đến tháng 5/2017, có khoảng 200 lượt di tích trên địa bàn được tu bổ.

Theo đại diện Sở VHTT Hà Nội, khó khăn trong nguồn vốn để trùng tu di tích hiện đang là thực trạng chung của nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội. Có một thực tế là, hiện số lượng di tích xuống cấp quá lớn nên khó cân đối được nguồn ngân sách. Điều này khiến nhiều di tích dù đang xuống cấp nghiêm trọng vẫn phải “xếp hàng” chờ tu bổ. Liên quan đến yêu cầu bắt buộc các địa phương nơi có di tích xuống cấp phải có vốn đối ứng trước khi tiến hành trùng tu, ông Tiến cũng lý giải: “Những năm gần đây, để giảm nợ công , đầu tư công nên không riêng gì các dự án tu bổ di tích mà với các dự án khác thành phố cũng yêu cầu phải có cam kết vốn của địa phương để cân đối”.

Theo ông Tiến, thời gian tới Sở VHTT sẽ tích cực đôn đốc các quận huyện, chủ đầu tư… nơi có các dự án tu bổ phải công khai nội dung dự án và tiến độ tu bổ di tích tại địa phương. Hướng dẫn các địa phương kiện toàn ban quản lý di tích cấp xã, phường. Từ đây, công tác quản lý di tích sẽ được nâng cao. Theo tìm hiểu, việc xã hội hóa công tác tu bổ cũng được thực hiện dưới nhiều hình thức như: Đóng góp bằng tiền, hiện vật, vật tư, công sức… Rõ ràng, việc “kéo” người dân cùng vào cuộc là hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, khi nguồn vốn ngân sách còn gặp nhiều khó khăn, để công tác trùng tu sớm có hiệu quả, hơn hết, tại những địa phương nơi có di tích xuống cấp cần phát huy sự chủ động trong công tác huy động các nguồn vốn và hoàn thiện thủ tục trùng tu di tích.

Minh Phương - Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khích lệ lao động nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Khích lệ lao động nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Việc triển khai hiệu quả phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong các cấp Công đoàn huyện Mê Linh đã góp phần khích lệ, động viên nữ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn huyện hăng hái thi đua lao động sản xuất, công tác tốt và xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5: Nhiều người không thể đoàn tụ gia đình vì tai nạn giao thông

Ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5: Nhiều người không thể đoàn tụ gia đình vì tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, tuy nhiên ngay trong ngày đầu của kỳ nghỉ đã có hàng chục vụ tai nạn giao thông xảy ra, khiến 24 người tử vong. Trên địa bàn Hà Nội, có thời điểm giao thông ùn ứ do lượng người và phương tiện di chuyển ra khỏi nội thành với mật độ quá lớn.
Du khách thích thú, trải nghiệm đêm nhạc Jazz đầy màu sắc tại TP. Nha Trang

Du khách thích thú, trải nghiệm đêm nhạc Jazz đầy màu sắc tại TP. Nha Trang

(LĐTĐ) Tối 27/4, chương trình nhạc Jazz Quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam và cũng là lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố (TP) Nha Trang chính thức mở màn với chủ đề The spotlight off Jazz, thu hút nhiều du khách và người dân đến thưởng thức.
Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 chính thức khởi động

Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 chính thức khởi động

(LĐTĐ) Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 tổ chức họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 27/4 đến ngày 20/7.
Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong “Âm vang Việt Nam”

Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong “Âm vang Việt Nam”

(LĐTĐ) Tối 27/4, tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và thể thao quận Tây Hồ phối hợp với Hội Cựu thanh niên xung phong quận tổ chức Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong quận Tây Hồ với chủ đề “Âm vang Việt Nam”.
LĐLĐ quận Long Biên phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

LĐLĐ quận Long Biên phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Tối 27/4, tại Đình làng Lệ Mật, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức Lễ phát động: Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024; 95 ngày thi đua cao điểm chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; Tuyên dương “Công nhân giỏi”; Chung kết Cuộc thi duyên dáng áo dài Việt Nam trong nữ CNVCLĐ quận Long Biên năm 2024.
Những điều cần lưu ý để có một chuyến du lịch an toàn

Những điều cần lưu ý để có một chuyến du lịch an toàn

(LĐTĐ) Du lịch không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng, mang lại những giây phút thư giãn mà còn là cơ hội để bạn nhìn ngắm thế giới rộng lớn và học hỏi những điều mới mẻ. Tuy nhiên, bên cạnh sự háo hức tìm tòi, khám phá thì bảo đảm an toàn vẫn là điều cần được quan tâm đầu tiên. Dưới đây là một số lưu ý để bạn có chuyến du lịch hấp dẫn mà vẫn an toàn.

Tin khác

Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong “Âm vang Việt Nam”

Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong “Âm vang Việt Nam”

(LĐTĐ) Tối 27/4, tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và thể thao quận Tây Hồ phối hợp với Hội Cựu thanh niên xung phong quận tổ chức Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong quận Tây Hồ với chủ đề “Âm vang Việt Nam”.
Sôi động đường đua của hàng ngàn runner nhí

Sôi động đường đua của hàng ngàn runner nhí

(LĐTĐ) Mới đây, hơn 1.600 em học sinh khắp Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tề tựu về cung đường tổ chức giải chạy bộ Bước chân yêu thương - Kids Run 2024 (quận 12). Bên cạnh các em học sinh, nhiều phụ huynh cũng có mặt để động viên con hoàn thành chặng đua.
Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024). Dự lễ khai mạc có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng.
VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Ngày 26/4, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức họp báo công bố các chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, được phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.
Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.
Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954 - 21/7/2024).
Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Xem thêm
Phiên bản di động