Công nhân ứng phó với ca, kíp

(LĐTĐ) Đối với nhiều người lao động, làm thêm giờ, làm ca kíp là một trong những cách để họ tăng thêm thu nhập, đồng thời, góp phần ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, làm ca kíp cũng có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, để ứng phó với điều này, người lao động đã có những biện pháp rất hữu hiệu.
cong nhan ung pho voi ca kip Tiền lương của công nhân may không đủ sống và hệ lụy
cong nhan ung pho voi ca kip Nỗ lực ổn định quan hệ lao động

Sau Tết, anh Nguyễn Văn Trường (quê Nam Định) lên Hà Nội, xin làm việc tại một doanh nghiệp thuộc KCN Nội Bài. Do chưa quen với việc làm ca kíp nên anh luôn trong tình trạng thiếu ngủ, mệt mỏi, năng suất lao động không được cao. Anh Trường chia sẻ, trước đây, dù làm công việc gì anh cũng đều làm ban ngày và ban đêm nghỉ ngơi.

cong nhan ung pho voi ca kip
Công nhân lao động có nhiều biện pháp hữu hiệu để ứng phó với ca, kíp

Nhưng từ khi lên đây làm việc, anh phải làm cả ca đêm, theo lịch sắp xếp, trung bình một tháng anh làm từ 1 – 2 tuần ca đêm, chưa quen nên anh cảm thấy rất mệt mỏi, đồng hồ sinh học thay đổi nên nhiều khi muốn ngủ nhưng mắt cứ mở thao láo.

“Vẫn biết là làm việc với cường độ cao lại luôn trong tình trạng thiếu ngủ, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng vì cuộc sống mưu sinh, tôi phải cố gắng. Cả tuần vừa rồi, tôi làm ca đêm, chưa quen nên năng suất lao động của tôi không được cao. Tan ca về phòng trọ, mặc dù mệt mỏi nhưng không thể nào ngủ được, thế là lại quanh quẩn làm việc nọ việc kia, vừa tốn thời gian mà lại không được nghỉ ngơi.

Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, làm việc theo ca, kíp là điều không dễ, đặc biệt là đối với người lao động mới bắt đầu công việc. Để thích nghi với việc làm ca, kíp và đảm bảo sức khỏe, người lao động cần có chế độ ăn uống hợp lý: Người làm ca chiều cần ăn vào giữa trưa thay vì ăn vào giữa ca làm việc; Người làm ca đêm nên ăn nhẹ trong cả ca làm việc; Thư giãn trong khi ăn và nên nghỉ ngơi để tiêu hoá; Nên uống nhiều nước và chia thành nhiều lần; Nên giảm bớt ăn đồ ăn chứa nhiều muối và dầu mỡ; Duy trì khẩu phần ăn bình thường, cân bằng về lượng và chất; Giảm thiểu đồ uống có chất cồn và cà phê;Tránh ăn đồ ăn nhanh và thức ăn đường phố…

Bên cạnh đó, người lao động cũng cần có chế độ ngủ nghỉ đảm bảo: Tìm nơi yên tĩnh và tiện nghi để ngủ giấc ngủ ban ngày;Trước khi đi ngủ, nên thư giãn để có giấc ngủ sâu;Ngủ theo thời gian ấn định để tạo thói quen;Tránh làm việc nặng, ăn no trước khi ngủ; Nếu vẫn không ngủ được, nên thay đổi lại giờ ngủ cho những ngày tiếp theo.

Ngoài ra, người lao động cũng nên tham gia các hoạt động xã hội như: Trò chuyện với người thân, bạn bè mỗi ngày; dành thời gian cho sở thích của bản thân; dành thời gian để luyện tập thể thao, tham gia các hoạt động cộng đồng, cố gắng giảm stress…

Mấy ngày đầu tôi nghĩ, cứ ăn no, ăn khỏe chắc sẽ không sao nhưng rồi dần dần tôi thấy, ăn đủ là một phần nhưng giấc ngủ quan trọng hơn, chính vì thế tôi đang tập thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc. Mong rằng, tôi sẽ sớm thích nghi với điều kiện, môi trường làm việc và có đủ sức khỏe để đạt được năng suất lao động tối đa” – anh Trường bày tỏ.

Cách đây 5 năm, chị Trần Thị Mai (quê Thanh Hóa) đang làm việc tại KCN Thăng Long cũng rơi vào cảnh mất ăn, mất ngủ và luôn trong tình trạng mệt mỏi khi phải ngủ ngày làm đêm, nhưng chỉ một thời gian ngắn, chị đã làm quen và đảm bảo được năng suất lao động.

Chị Mai bật mí, mới đầu ra Hà Nội làm việc, chị cũng khổ sở vì phải làm ca kíp, một tháng cứ 2 tuần làm ngày, 2 tuần làm đêm, đồng hồ sinh học thay đổi liên tục. Trung bình, cứ phải mất từ 3 - 4 ngày đồng hồ sinh học của chị mới ổn định, có nghĩa là sau 2 tuần làm đêm thì phải mất nửa tuần tiếp theo để chị làm quen với việc ngủ sớm để sáng hôm sau dậy đi làm. Thực sự, thời gian đó rất mệt mỏi và ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất lao động.

Để ứng phó với việc làm ca, kíp và đảm bảo sức khỏe để lao động sản xuất, chị Mai đã chủ động tìm kiếm các biện pháp trên mạng internet, đồng thời nhờ bác sỹ tư vấn trong những đợt khám sức khỏe do công ty tổ chức. “Qua tìm hiểu, tôi được biết, người làm ca đêm sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và phải đối mặt với rủi ro bị tai nạn lao động cao hơn làm ca sáng và ca chiều…

Chính vì thế, tôi đã tìm hiểu các cách ứng phó với làm ca, kíp và nhờ sự tư vấn của bác sỹ trong những đợt khám bệnh định kỳ, tôi biết được mình cần phải có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Ví như khi làm ca đêm cần ăn nhẹ trong cả ca làm việc, uống nhiều nước, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, hạn chế uống cà phê… Đồng thời, cần tạo cho mình một giấc ngủ sâu bằng cách tìm nơi yên tĩnh và thư giãn trước khi ngủ. Nhờ thực hiện những biện pháp đó mà tôi luôn đảm bảo sức khỏe để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty” – chị Mai chia sẻ.

Để việc làm tăng ca không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe và năng suất lao động, anh Vũ Văn Thế (quê Thái Nguyên), công nhân đang làm việc tại KCN Quang Minh cho biết, anh không chỉ tuân thủ các chế độ như ăn uống đảm bảo, nghỉ ngơi hợp lý mà còn thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao, dành thời gian cho các sở thích của bản thân và cố gắng giảm stress trong công việc.

Theo anh Thế, thời gian đầu làm việc theo ca, kíp, sau khi tan ca về xóm trọ lúc nào anh cũng trong tình trạng mệt mỏi, nhiều người trong xóm trọ thường nói đùa là “đi hẹn hò với em nào”. Nhưng thực tế ai cũng biết đó là hệ quả của việc làm tăng ca, kiếm được thêm đồng tiền thì sức mình cũng tiêu hao, nhiều khi về tới phòng trọ là lăn ra ngủ, chẳng ăn uống gì.”

“Sau một thời gian làm tăng ca, tôi thấy sức khỏe mình có sự giảm sút, năng suất lao động cũng không đảm bảo như thời gian đầu. Nhưng không tăng ca, không làm đêm thì không đáp ứng được yêu cầu của công việc. Chính vì thế, tôi đã tập trung cải thiện bữa ăn để đảm bảo dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.

Bên cạnh đó, tôi cũng dành thời gian để đọc sách, đó là một trong những sở thích của tôi, đồng thời, tôi cũng tham gia các trận bóng đá cùng với công nhân của công ty. Ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý, làm điều mình thích và có vận động thể thao tôi thấy sức khỏe của mình như được cải thiện, năng suất lao động cũng đảm bảo. Vậy nên, tôi đã duy trì chế độ này trong nhiều năm nay và cảm thấy rất ổn” – anh Thế chia sẻ.

Nhằm giúp người lao động thích nghi với việc làm ca, kíp và đảm bảo sức khỏe để lao động sản xuất, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đưa ra lời khuyên, người lao độngcần có chế độ ăn uống hợp lý: Người làm ca chiều cần ăn vào giữa trưa thay vì ăn vào giữa ca làm việc; Người làm ca đêm nên ăn nhẹ trong cả ca làm việc; Thư giãn trong khi ăn và nên nghỉ ngơi để tiêu hoá; Nên uống nhiều nước và chia thành nhiều lần; Nên giảm bớt ăn đồ ăn chứa nhiều muối và dầu mỡ; Duy trì khẩu phần ăn bình thường, cân bằng về lượng và chất; Giảm thiểu đồ uống có chất cồn và cà phê;Tránh ăn đồ ăn nhanh và thức ăn đường phố…

Bên cạnh đó, người lao động cũng cần có chế độ ngủ nghỉ đảm bảo: Tìm nơi yên tĩnh và tiện nghi để ngủ giấc ngủ ban ngày; Trước khi đi ngủ, nên thư giãn để có giấc ngủ sâu; Ngủ theo thời gian ấn định để tạo thói quen; Tránh làm việc nặng, ăn no trước khi ngủ; Nếu vẫn không ngủ được, nên thay đổi lại giờ ngủ cho những ngày tiếp theo. Ngoài ra, người lao động cũng nên tham gia các hoạt động xã hội như: Trò chuyện với người thân, bạn bè mỗi ngày; dành thời gian cho sở thích của bản thân; dành thời gian để luyện tập thể thao, tham gia các hoạt động cộng đồng, cố gắng giảm stress…

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sáng nay (20/4), 600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

Sáng nay (20/4), 600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Hôm nay, 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, Hà Nội diễn ra chương trình khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư, tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, phát thuốc miễn phí cho công nhân lao động (CNLĐ) các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi, ngày nắng nóng.
Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

(LĐTĐ) Với các tín đồ thẻ tín dụng VIB, ngày 20 hàng tháng đã trở thành cột mốc quen thuộc để chi tiêu và tận hưởng những ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho chủ thẻ.
Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

(LĐTĐ) Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Thành phố khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng) vừa được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội. Đồng chí Phạm Thị Nguyên Hạnh - Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tới dự hội nghị.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 18/5 tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…

Tin khác

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, nhờ thực hiện tốt công tác đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tình hình tai nạn lao động, cháy nổ trên địa bàn Hà Nội đã được phòng ngừa; kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động, giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội việc làm do Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh tổ chức ngày 31/3, đông đảo lao động nữ đã được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

(LĐTĐ) Năm qua, các vụ tai nạn lao động xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu là tai nạn ngã cao, vật rơi từ trên cao trong ngành xây dựng; và nạn nhân của các vụ tai nạn lao động hầu hết là lao động phổ thông.
Xem thêm
Phiên bản di động