Cơ hội cho 1.000 lao động ngành nông nghiệp làm việc tại Australia

(LĐTĐ) Trong năm 2024, tối đa 1.000 lao động Việt Nam sẽ được sang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại Australia. Họ có thể làm công việc ngắn hạn từ 6 đến 9 tháng, hoặc dài hạn từ 1 đến 4 năm... Ngoài những quyền lợi về thu nhập, đây cũng là cơ hội để người lao động Việt Nam tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng làm việc.
Cơ hội làm việc tại Nhật Bản cho ứng viên Việt Nam Cơ hội làm việc tại Hàn Quốc với mức lương hấp dẫn cho lao động Việt Nam

Người lao động được tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng làm việc

Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam đã công bố triển khai thực hiện hỗ trợ công dân Việt Nam đi làm việc trong ngành nông nghiệp tại Australia theo Chương trình Di chuyển lao động giữa Australia và Việt Nam. Theo đó, Chính phủ Australia sẽ cho phép tối đa 1.000 lao động Việt Nam làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại nước này tại cùng một thời điểm. Người lao động Việt Nam tham gia chương trình có thể làm công việc ngắn hạn (từ 6 đến 9 tháng), hoặc làm công việc dài hạn (từ 1 đến 4 năm). Vị trí việc làm của người lao động Việt Nam chỉ yêu cầu có kỹ năng nghề thấp, đến bán lành nghề trong ngành nông nghiệp như trồng trọt, chế biến thịt, thủy sản (bao gồm nuôi trồng thủy sản), và lâm nghiệp.

Cơ hội cho 1.000 lao động ngành nông nghiệp làm việc tại Australia
Lễ công bố triển khai thực hiện hỗ trợ công dân Việt Nam đi làm việc trong ngành nông nghiệp tại Australia.

Theo Bộ LĐTBXH, người lao động tham gia chương trình phải đáp ứng các tiêu chí, điều kiện, như: Có hộ chiếu còn hiệu lực phù hợp với thời gian tham gia hợp đồng lao động tại Australia; trên 21 tuổi vào thời điểm nộp hồ sơ xin thị thực. Bên cạnh đó, người lao động phải có trình độ tiếng Anh cơ bản đủ để có thể làm việc, hòa nhập cuộc sống tại Australia, góp phần giảm rủi ro và tự giải quyết phát sinh. Khi tham gia chương trình, người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi theo quy định của luật pháp Australia như người lao động nước này, được hưởng mức lương cơ bản, ít nhất bằng mức lương tối thiểu theo quy định của luật pháp Australia và phù hợp với các quy định của chương trình. Họ cũng được người sử dụng lao động bố trí đủ việc làm, nơi làm việc an toàn; được người sử dụng lao động chi trả tối thiểu 300 đô la Australia cho chi phí vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc/nơi ở tại nước này. Đồng thời, người lao động cũng được người sử dụng lao động chi trả chi phí tuyển chọn/chi phí hành chính cho doanh nghiệp dịch vụ/đơn vị sự nghiệp công lập.

Trước đó, đầu tháng 3 năm nay, Thủ tướng Chính phủ của hai nước đã cùng công bố Kế hoạch thực hiện của chương trình, trong đó nêu rõ các yêu cầu, điều kiện đối với lao động Việt Nam tham gia chương trình, cũng như vai trò và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan để đảm bảo phúc lợi cho người lao động.

Việc lựa chọn doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, và người sử dụng lao động Australia tham gia vào chương trình được thực hiện trong tháng 9. Bộ LĐTBXH và Chính phủ Australia cùng phối hợp lựa chọn doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam tham gia vào chương trình.

Theo Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Bá Hoan, hợp tác lao động là một thành tố quan trọng trong quan hệ đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam và Australia, là dấu mốc quan trọng về hợp tác kinh tế, văn hóa và giao lưu nhân dân giữa hai nước. “Hai nước triển khai thực hiện Thỏa thuận nhằm đáp ứng nguyện vọng của người lao động Việt Nam đi làm việc tại Australia để nâng cao trình độ ngoại ngữ, tích lũy kiến thức, khoa học, kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp với mức thu nhập cao... Khi hoàn thành hợp đồng lao động về nước có thể áp dụng, thực hiện có hiệu quả, tăng năng suất lao động. Đồng thời người lao động đi làm việc tại Australia nhằm đáp ứng nhu cầu thiếu hụt về nguồn nhân lực của người sử dụng lao động Australia”, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan nói.

Giảm thiểu gian lận trong tuyển dụng, bóc lột lao động

Trong năm đầu tiên thực hiện chương trình, Trung tâm Lao động ngoài nước (thuộc Bộ LĐTBXH) và tối đa 6 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được lựa chọn tham gia chương trình. Đơn vị sự nghiệp doanh nghiệp dịch vụ không được lựa chọn sẽ không được tham gia và tuyển dụng lao động cho chương trình. Phí tuyển dụng sẽ do người sử dụng lao động của Australia chi trả cho đơn vị sự nghiệp, và doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam.

Bà Renee Deschamps - Phó Đại sứ Australia tại Việt Nam cho biết chương trình hợp tác này có ý nghĩa quan trọng đối với cả Việt Nam và Australia. Chương trình sẽ mang đến cho người lao động Việt Nam các cơ hội nâng cao kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng làm việc trong khi đảm nhận các vị trí công việc ở vùng nông thôn và địa phương tại Australia. “Chương trình này cũng nhấn mạnh hợp tác kinh tế và mối liên kết tăng cường giữa người dân Australia và Việt Nam. Đồng thời phản ánh quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mới được nâng cao của chúng ta”, bà Renee Deschamps nói.

Theo Phó Đại sứ, Australia và Việt Nam đều cam kết đảm bảo cho người lao động tham gia chương trình này được an toàn, và giảm thiểu tối đa các rủi ro liên quan đến gian lận, hoạt động tuyển dụng phi đạo đức và bóc lột lao động. “Chúng tôi mong muốn làm việc cùng các doanh nghiệp dịch vụ có kinh nghiệm tại Việt Nam, và có các chính sách và hoạt động tuyển dụng công bằng, có đạo đức và minh bạch”, Phó Đại sứ Australia tại Việt Nam nhấn mạnh.

Theo Bộ LĐTBXH, đối với các doanh nghiệp dịch vụ tham gia chương trình phải đáp ứng các tiêu chí, bao gồm: Có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; có ít nhất 5 năm kinh nghiệm về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (tính từ ngày người lao động đầu tiên xuất cảnh); có ít nhất 3 cán bộ chuyên trách thị trường Australia đã tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp tối thiểu từ 6 tháng trở lên.

Trong 2 năm gần nhất, doanh nghiệp không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam có nhu cầu tham gia chương trình có thể nộp hồ sơ tới Cục Quản lý lao động ngoài nước (thuộc Bộ LĐTBXH). Yêu cầu về bộ hồ sơ được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Bộ LĐTBXH và trang thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước. Thời gian tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp từ ngày 16/9 đến 20/9.

Đơn vị sự nghiệp công lập và các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam được lựa chọn sẽ tiến hành tuyển dụng lao động Việt Nam trên cơ sở Hợp đồng cung ứng lao động được Bộ LĐTBXH (Cục Quản lý lao động ngoài nước) chấp thuận và kế hoạch tuyển dụng của người sử dụng lao động Australia đã được cơ quan có thẩm quyền Australia phê duyệt.

Tú Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ngành Giáo dục chia sẻ với đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Ngành Giáo dục chia sẻ với đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 11/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức Lễ phát động ngành Giáo dục ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Vận động đoàn viên, người lao động Thủ đô ủng hộ nhân dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Vận động đoàn viên, người lao động Thủ đô ủng hộ nhân dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ

(LĐTĐ) Hưởng ứng Lời kêu gọi “Nhân dân Thủ đô tham gia ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ” của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã ủng hộ 100 triệu đồng qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội. Cùng với đó, LĐLĐ thành phố Hà Nội ủng hộ 100 triệu đồng qua Quỹ xã hội từ thiện Tấm lòng vàng của Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Lũ lớn trên sông Hồng cũng không thể gây ngập trong nội thành

Lũ lớn trên sông Hồng cũng không thể gây ngập trong nội thành

(LĐTĐ) Chuyên gia khí tượng thủy văn cho biết, hiện nay có nhiều thông tin lo ngại sẽ ngập vào nội thành Hà Nội. Thông tin này là không chính xác, mức nước có lên thì việc ngập úng cũng chỉ xảy ra ở khu vực ngoài đê như Phúc Tân, Phúc Xá, Bạch Đằng, không thể nào vào trong nội thành được.
Ba Đình: Chủ động ứng phó với mưa lũ theo phương châm “3 sẵn sàng” và “4 tại chỗ”

Ba Đình: Chủ động ứng phó với mưa lũ theo phương châm “3 sẵn sàng” và “4 tại chỗ”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Ba Đình yêu cầu các phòng, ban, đơn vị cùng Chủ tịch UBND các phường căn cứ tình hình mưa lũ, chủ động kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai kế hoạch, phương án hộ đê, ứng phó với mưa lũ theo phương châm “3 sẵn sàng”, “4 tại chỗ” phù hợp với địa bàn, phạm vi, lĩnh vực quản lý.
Huyện Thanh Oai: Hỗ trợ người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau

Huyện Thanh Oai: Hỗ trợ người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau

(LĐTĐ) Mặc dù vẫn còn mưa lớn, nhưng hiện nay các cấp các ngành và lực lượng chức năng của huyện Thanh Oai đã kịp thời khắc phục các sự cố dần đưa mọi sinh hoạt của người dân trở lại bình thường...
Cấm các phương tiện hoạt động trên sông Đáy, sông Cà Lồ, suối Yến và hồ Suối Hai

Cấm các phương tiện hoạt động trên sông Đáy, sông Cà Lồ, suối Yến và hồ Suối Hai

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội thông tin, hiện nay do ảnh hưởng của cơn bão số 3, các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc tiếp tục xảy ra mưa lớn, các nhà máy thủy điện phải xả lũ dẫn đến mực nước tại các sông trên địa bàn thành phố Hà Nội dâng cao.
Cấm đường 427 qua huyện Thường Tín vì ngập sâu

Cấm đường 427 qua huyện Thường Tín vì ngập sâu

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa thông tin về phương án phân luồng, tổ chức giao thông, bảo đảm an toàn giao thông tại các vị trí bị ngập úng sau cơn bão số 3 trên tuyến đường 427 (71 cũ) thuộc địa bàn huyện Thường Tín.

Tin khác

8 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 164 ngàn người

8 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 164 ngàn người

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, thời gian qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động luôn được thành phố Hà Nội coi trọng, đạt kết quả tích cực.
Nhiều rào cản tìm việc đối với lao động trẻ

Nhiều rào cản tìm việc đối với lao động trẻ

(LĐTĐ) Đa số lao động trẻ mới ra trường thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế trong ngành hoặc vị trí mà họ quan tâm, trong khi các nhà tuyển dụng thường ưa chuộng ứng viên có kinh nghiệm làm việc. Cùng với đó, việc các doanh nghiệp yêu cầu ngày càng cao về bằng cấp, chứng chỉ cũng như một số ngành, nghề đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt mà lao động trẻ chưa có… đó là những rào cản đối với lao động trẻ trong quá trình tìm việc hiện nay.
Người lao động có thể được hưởng đến 490% lương nếu đi làm dịp lễ Quốc khánh 2/9

Người lao động có thể được hưởng đến 490% lương nếu đi làm dịp lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, người lao động đi làm có thể được hưởng tổng cộng 490% lương.
Kiếm tiền triệu mỗi ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9 ở Thủ đô

Kiếm tiền triệu mỗi ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9 ở Thủ đô

(LĐTĐ) Thợ chụp ảnh, người giao hàng, tài xế công nghệ, giúp việc nhà, nhân viên bán hàng,... có thể thu nhập từ 1 - 2 triệu đồng mỗi ngày dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay.
Tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động

(LĐTĐ) Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động do có các vi phạm về ký không đúng mẫu hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, chậm đóng tiền vào quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước…
Giải pháp khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”

Giải pháp khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”

(LĐTĐ) Mỗi năm cả nước có khoảng 600.000 - 700.000 học sinh vào đại học. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” trên thị trường lao động. Để khắc phục tình trạng này, theo các chuyên gia, giải pháp tiên quyết là cần gắn kết chặt chẽ trường nghề với doanh nghiệp, nâng cao tính thực tiễn trong quá trình đào tạo, gia tăng cơ hội việc làm cho sinh viên học nghề sau khi tốt nghiệp… Đó là những nội dung được trao đổi tại buổi Tọa đàm “Xu thế đào tạo nghề: Góc nhìn đa chiều” do báo Kinh tế và Đô thị tổ chức mới đây.
Tháng 7, thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho gần 21 nghìn lao động

Tháng 7, thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho gần 21 nghìn lao động

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, tháng 7 vừa qua, thị trường Hà Nội tiếp tục đà phục hồi và phát triển. Trong tháng 7, Thành phố đã giải quyết việc làm cho gần 21 nghìn lao động.
Hà Nội: Nhà tuyển dụng chú trọng nhiều hơn đến kỹ năng nghề

Hà Nội: Nhà tuyển dụng chú trọng nhiều hơn đến kỹ năng nghề

(LĐTĐ) Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, với đà phục hồi kinh tế như hiện nay, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới sẽ tiếp tục được duy trì. Các đơn vị tuyển dụng sẽ chú trọng nhiều hơn tới kỹ năng nghề, còn người lao động quan tâm nhiều hơn tới điều kiện phúc lợi, chế độ bảo hiểm.
Xem xét chuyển 7.191 viên chức thành công chức

Xem xét chuyển 7.191 viên chức thành công chức

(LĐTĐ) Bộ Nội vụ triển khai rà soát và xét chuyển 7.191 viên chức thành công chức, rà soát biên chế, tài chính đặc thù và tình hình biên chế giáo dục, báo cáo Ban Cán sự đảng Chính phủ và trình Bộ Chính trị.
Cơ hội việc làm cho hàng trăm sinh viên ngành báo chí, truyền thông

Cơ hội việc làm cho hàng trăm sinh viên ngành báo chí, truyền thông

(LĐTĐ) Sáng 23/8, Trường Cao đẳng Truyền hình tổ chức Ngày hội việc làm VTV College năm 2024, sự kiện thu hút gần 40 cơ quan báo chí, truyền thông, doanh nghiệp tham gia tư vấn, tuyển dụng; cùng sự có mặt của gần 500 sinh viên các ngành/nghề báo chí, truyền thông, quay phim, kỹ thuật viên đa phương tiện, kỹ thuật viên đồ họa tham gia.
Xem thêm
Phiên bản di động