Có được dồn ngày nghỉ phép của năm 2019 sang đầu năm mới 2020?
Bên cạnh tiền lương, tiền thưởng thì chế độ nghỉ phép năm cũng luôn là vấn đề được nhiều lao động quan tâm.
Năm 2019, người lao động được nghỉ ít nhất 12 ngày phép. Điều 111 Bộ Luật Lao động 2012 nêu rõ, nếu làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì người lao động được nghỉ phép năm và hưởng nguyên lương: 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt hoặc là lao động chưa thành niên, người khuyết tật; 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt. (Quy định trên không áp dụng với người lao động có thời gian làm việc dưới 12 tháng).
Ảnh minh họa. |
Theo quy định tại khoản 1, điều 114 Bộ Luật Lao động hiện hành: người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.
Cụ thể, tại điều 26 Nghị định 05/2015/NĐ-CP: Tiền lương tính trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết (bằng =) Tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 6 tháng liền kề trước (chia :) Số ngày làm việc bình thường của tháng trước liền kề (nhân x) Số ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết.
Ngoài việc thanh toán tiền cho những ngày phép năm chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết nêu trên, người lao động còn có thể lựa chọn một trong hai cách:
Cách 1: Dồn ngày nghỉ phép vào Tết Âm lịch. Dù pháp luật không quy định nhưng hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều cho phép người lao động sử dụng số ngày phép còn lại của năm trước cho đến hết quý I năm sau. Chính vì vậy, trường hợp chưa nghỉ hết phép trong năm thì người lao động được nghỉ "nốt" phép trong 3 tháng đầu của năm kế tiếp.
Điều đặc biệt, Tết Âm lịch năm 2020 rơi vào cuối tháng 1/2020 Dương lịch, do đó, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động dồn những ngày phép chưa nghỉ cùng với ngày nghỉ Tết Âm lịch để có một đợt nghỉ dài ngày hơn, thuận tiện cho việc về quê hay các hoạt động vui chơi, giải trí…
Cách 2: Để dành phép cho năm sau. Cách giải quyết này căn cứ vào khoản 3, điều 111 Bộ Luật Lao động năm 2012: người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hàng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 3 năm một lần.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Xây dựng văn hóa trong Đảng - Nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển mới
Áp lực giao thông cuối năm và "điểm sáng" về tuân thủ pháp luật
Hà Nội: Phạt hơn 30 tỷ đồng vi phạm giao thông sau 15 ngày thực hiện Nghị định 168
Bí thư Quận ủy Thanh Xuân thăm, chúc Tết thương binh, cá nhân tiêu biểu
Cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam bị đề nghị mức án từ 12-13 năm tù
Diễn đàn “Công nhân với Đảng, Đảng với công nhân”: Nâng cao bản lĩnh chính trị và tự hào giai cấp
Mang Tết sớm đến với đoàn viên, người lao động huyện Thanh Trì
Tin khác
Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%
Việc làm 15/01/2025 15:44
Người nghỉ hưu sớm khi tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu
Chính sách 14/01/2025 22:00
Bảng lương của giáo viên năm 2025
Chính sách 11/01/2025 19:01
Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2
Việc làm 10/01/2025 18:39
Giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước
Việc làm 10/01/2025 11:26
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Đời sống 10/01/2025 11:09
Đề xuất mới về điều kiện hưởng lương hưu từ 1/7/2025
Chính sách 10/01/2025 06:10
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết
Đời sống 08/01/2025 17:40
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng
Đời sống 08/01/2025 17:33
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương
Đời sống 06/01/2025 06:37