Cơ cấu lại nền kinh tế dựa vào khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo
Cần cơ chế đặc thù cho phát triển kinh tế trong 2 năm tới Đại biểu Quốc hội sẽ lựa chọn 4 nhóm vấn đề "nóng" để chất vấn |
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ hai, chiều 29/10, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.
Theo Bộ trưởng, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 đã được thực hiện và mang lại nhiều kết quả quan trọng, có 17/22 mục tiêu của Kế hoạch đã được hoàn thành, 5 nhóm nhiệm vụ đã được tập trung triển khai. Kết quả thực hiện Kế hoạch đã góp phần quan trọng trong đổi mới mô hình và cải thiện chất lượng tăng trưởng, củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô.
Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 5,79%, cao hơn mức 4,27% giai đoạn 2011-2015; đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt bình quân 45,42%, cao hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra là 30-35%. Hiệu quả sử dụng nguồn lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế được cải thiện…
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025. (Ảnh: VPQH) |
Thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, bối cảnh quốc tế, trong nước có những cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, đặc biệt, dịch bệnh Covid-19 diễn biến nhanh, phức tạp, còn có thể kéo dài và có những yếu tố bất định, tác động trực tiếp tới các trung tâm kinh tế, đô thị lớn, gây đình trệ sản xuất, đứt gẫy chuỗi cung ứng, tác động đến việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Trước bối cảnh đó, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 được xây dựng nhằm tạo sự thay đổi rõ nét trong mô hình tăng trưởng theo hướng dựa vào tăng năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh, hiệu quả sử dụng nguồn lực, tính tự chủ và khả năng thích ứng của nền kinh tế.
Từng bước hướng tới nền kinh tế dựa vào khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, đảm bảo phát triển nhanh, bền vững, hài hòa với văn hóa, xã hội, môi trường và quốc phòng - an ninh. Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh cải cách thể chế; phát triển đầy đủ các loại hình thị trường, nâng cao nội lực của nền kinh tế và của doanh nghiệp Việt Nam…
Kế hoạch đưa ra 6 nhóm mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể. Trong đó, ngoài một số chỉ tiêu cập nhật của kỳ kế hoạch trước, Kế hoạch bổ sung các chỉ tiêu về phát triển các loại hình thị trường, cơ cấu lại không gian kinh tế, phát triển kinh tế số và đổi mới sáng tạo.
Kế hoạch cũng đề xuất 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp: Hoàn thành cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, đầu tư công, ngân sách Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; Phát triển các loại hình thị trường, nâng cao hiệu quả huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực; Phát triển lực lượng doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực nội tại và tính tự chủ, tự cường của nền kinh tế.
Đồng thời, cơ cấu lại không gian kinh tế, phát triển kinh tế đô thị, tăng cường liên kết vùng, liên kết đô thị - nông thôn và phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn trong thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng.
Bên cạnh đó, nâng cấp chuỗi giá trị các ngành dựa vào ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh, kinh tế bao trùm; tăng cường thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát huy yếu tố con người, giá trị văn hoá, truyền thống, lịch sử, ý chí tự lực, tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Kế hoạch cũng xác định 130 nhiệm vụ cụ thể phân công cho các bộ, ngành, địa phương gắn với việc phát huy tính chủ động, sáng tạo, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phối hợp đi đôi với tăng cường đánh giá, kiểm tra, giám sát.
Qua thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban Kinh tế đề nghị cân nhắc điều chỉnh một số mục tiêu, chỉ tiêu do tác động của dịch Covid-19 dẫn tới khó khả thi như mục tiêu về số lượng doanh nghiệp, chất lượng doanh nghiệp; cơ cấu lại ngân sách Nhà nước, cơ cấu lại đầu tư công, phát triển thị trường lao động, cơ cấu lại ngành nông nghiệp…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Truy tố cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương và cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre trong vụ Xuyên Việt Oil
Khu nhà tạm cư dành cho người dân làng Nủ dự kiến hoàn thành vào ngày 22/9
Cấp gói tín dụng 20 tỷ đồng hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Cập nhật áp thấp nhiệt đới đang mạnh lên và chỉ đạo ứng phó cụ thể
Vun đắp quan hệ hợp tác giữa hai thủ đô của hai nước Việt Nam - Lào
Tuyên án tử hình kẻ hiếp dâm, sát hại nữ quản lý phòng trọ ở Hà Nội
Cấm phương tiên lưu thông trên Quốc lộ 32 qua thị xã Sơn Tây do úng ngập
Tin khác
Cấp gói tín dụng 20 tỷ đồng hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Tin mới 18/09/2024 18:38
Bão số 3 gây thiệt hại ước tính trên 50.000 tỷ đồng
Tin mới 18/09/2024 15:34
Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Tin mới 18/09/2024 11:51
Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III
Tin mới 18/09/2024 10:56
Đồng chí Nguyễn Vũ đón nhận Huy hiệu 85 năm tuổi Đảng
Tin mới 17/09/2024 22:03
Các cơ quan đại diện nước ngoài và tổ chức quốc tế hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Tin mới 17/09/2024 20:48
Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm trên tinh thần không nói khó
Tin mới 17/09/2024 18:08
Để tiến tới không còn, không dám, không muốn tham nhũng
Tin mới 17/09/2024 18:05
Chuẩn y đồng chí Nguyễn Hữu Chỉnh làm Phó Bí thư Đảng ủy VNPT Hà Nội
Tin mới 17/09/2024 18:01
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão
Tin mới 17/09/2024 17:13