Chuyện về những thanh niên nghĩa hiệp trong đại dịch Covid-19
Ngăn ngừa bất cập nảy sinh trong quản lý đất bãi ở quận Tây HồCống hiến sức trẻ để xây dựng và phát triển Thủ đôTăng cường quản lý Nhà nước về đất đai, xử lý nghiêm sai phạm |
Gặp anh Nguyễn Xuân Hoàn (Phó Trưởng team Tân binh, Câu lạc bộ Xe bán tải địa hình Việt Nam) và nghe kể câu chuyện về chàng thanh niên này, vừa xúc động vừa nể phục. Luôn đội một chiếc mũ trên đầu, dáng người mảnh mai nhưng luôn rạng rỡ. "Mình mắc bệnh ung thư vòm họng từ năm 2016. Quá trình điều trị tưởng đã khỏi. Nhưng tháng 7 năm nay, trong một lần thăm khám, phát hiện bệnh đã di căn xuống phổi. Thêm một lần nữa, mình tiếp tục "chiến đấu" với bệnh tật và quen dần với những lần truyền hóa chất", anh Hoàn tâm sự.
Anh Nguyễn Xuân Hoàn - Phó Trưởng team Tân binh, Câu lạc bộ Xe bán tải địa hình Việt Nam |
Những tưởng bệnh tật sẽ làm chàng thanh niên Nguyễn Xuân Hoàn chán nản, tuyệt vọng. Nhưng anh đã vượt lên bằng nghị lực phi thường và khát khao đóng góp cho cộng đồng. Cùng với các chiến hữu trong Câu lạc bộ Xe bán tải địa hình Việt Nam, anh Hoàn đã ngược xuôi mọi nẻo đường trên khắp cả nước để chở hàng hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19. "Mình vốn quen với các hoạt động nên khi ngồi yên thấy rất khó chịu. Mình muốn làm việc, cùng anh em, hỗ trợ những người khó khăn", anh Hoàn nói.
Đợt dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát, Hà Nội trở thành điểm nóng khi toàn Thành phố phải thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Lúc này, anh Hoàn phải đối diện với những đợt điều trị hóa chất khiến cả cơ thể và khuôn mặt anh gầy xọp. Tuy nhiên, kết thúc đợt điều trị, anh lại lên đường cùng đồng đội vận chuyển nhu yếu phẩm, rau củ quả đến các khu cách ly, phong tỏa, bếp ăn thanh niên…
"Sự nhiệt tình, lạc quan của anh Hoàn khiến người ta thấy hình ảnh của một "chiến binh" nhiệt huyết, cống hiến vì cộng đồng mà không hề thấy sự hiện diện của bệnh tật. Cứ như thế, những chuyến đi thiện nguyện của anh nối dài. Cái tên Nguyễn Xuân Hoàn tiếp tục truyền lửa nhiệt huyết đến nhiều người, cùng nỗ lực để cuộc sống tốt đẹp hơn", đó là những dòng cảm xúc được đăng tải trên trang Facebook của Câu lạc bộ Xe bán tải địa hình Việt Nam.
Anh Lưu An Dương (áo trắng) kể lại kỷ niệm xông pha cùng cộng đồng vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19 |
Cũng trong những ngày dịch bệnh diễn biến phức tạp, anh Lưu An Dương và chiếc ô tô hạng sang Porsche Macan của mình đã lăn bánh trên khắp các nẻo đường Thủ đô với một mục đích duy nhất là chở rau và thực phẩm để nấu cơm thiện nguyện trong chương trình "Hà Nội nghĩa tình - Triệu bữa cơm". Là du học sinh tại Úc trở về nhà, anh Dương đã khởi nghiệp với hệ thống nhà hàng GaLa Carte. Dù thời gian đầu công việc khá bận rộn, nhiều khó khăn, nhưng anh luôn dành thời gian để tham gia các hoạt động thiện nguyện với tâm niệm "cố gắng giúp đỡ nhiều nhất những hoàn cảnh khó khăn hơn mình".
Nhớ lại những kỷ niệm xông pha cùng cộng đồng vượt qua khó khăn của đại dịch, anh Dương chia sẻ: "Khi trở về Việt Nam, mình thấy có rất nhiều hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt trong đại dịch, nhiều người càng thiếu thốn. Sau hơn 60 cuộc điện thoại, mình đã được tham gia vào công việc thiện nguyện, cùng Hội Liên hiệp thanh niên Thành phố thực hiện chương trình "Hà Nội nghĩa tình - Triệu bữa cơm". Khá mệt nhưng ý nghĩa và rất vui vì mỗi ngày ngủ dậy được làm việc có ích cho cộng đồng".
Anh Phạm Bá Thanh và các bác sĩ làm nhiệm vụ tại Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 tỉnh Đồng Nai. (Ảnh: Văn Thanh) |
Trong khi đó, tại các tỉnh miền Nam, nhiều thanh niên Thủ đô đã xông pha nơi tuyến đầu chống dịch. Các "chiến binh" áo trắng từng ngày, từng giờ căng mình điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19. Họ nỗ lực giành lại sự sống cho bệnh nhân nặng, bảo vệ cuộc sống cho nhân dân. Anh Phạm Bá Thanh (bác sĩ Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Phổi Trung ương) làm nhiệm vụ tại Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 tỉnh Đồng Nai từ đầu tháng 8/2021. Mỗi ngày làm việc bình thường từ 7 đến 10 tiếng và phải mặc bộ bảo hộ trong thời gian dài, rất khó chịu nhưng vẫn cố gắng hết sức.
"Tôi có một cậu con trai 4 tuổi. Tính đến hôm nay, tôi đã xa gia đình hơn 2 tháng rồi. Nhiều lúc tôi cũng rất nhớ cậu nhóc ở nhà. Hai bố con hay tâm sự với nhau, nhưng khoảng cách rất xa, càng xa thì lại càng nhớ. Thỉnh thoảng tôi cũng gọi về cho con nhưng vì công việc, trực đêm, lúc cấp cứu đột xuất nên cuộc gọi còn dở dang, không kịp chào tạm biệt con trước khi đi làm. Tôi rất nhớ cảm giác được ôm con trong lòng và cũng mong dịch bệnh sớm qua đi để được trở về với cậu nhóc ấy", anh Thanh tâm sự.
Vợ chồng anh Tạ Văn Thành và chị Nguyễn Thị Huệ chụp ảnh kỷ niệm trước khi về Hà Nội đoàn tụ với gia đình. (Ảnh: Nguyễn Huệ) |
Còn tại thành phố Hồ Chí Minh, anh Tạ Văn Thành (điều dưỡng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) và người vợ mới cưới của mình là chị Nguyễn Thị Huệ (điều dưỡng Khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai) không ai bảo ai, cùng xung phong đi vào "điểm nóng". Hai y, bác sĩ trẻ sau khi kết hôn 6 tháng đã cùng viết đơn tình nguyện vào miền Nam chống dịch, cùng nhau thực hiện nhiệm vụ tại tâm dịch. Đến nay, cả hai đều đã hoàn thành nhiệm vụ, cùng trở về Thủ đô Hà Nội và kết thúc thời gian cách ly theo quy định.
Cùng nắm chặt tay, hai vợ chồng xúc động chia sẻ câu chuyện xung phong vào tâm dịch miền Nam: "Hai vợ chồng đều không biết đã cùng viết đơn đăng ký xung phong lên đường vào tâm dịch. Vì đại dịch mới quen biết nhau, vì dịch bệnh cũng tiến tới hôn nhân và vì đại dịch thì hai vợ chồng cũng có những kỷ niệm đẹp với nhau. Vào tâm dịch, hai vợ chồng nhận ra nhau qua ánh mắt. Khi làm nhiệm vụ, hai vợ chồng chỉ tuân theo y lệnh, không có thời gian nhiều để dành cho nhau..."
Thanh niên Thủ đô, mỗi người một câu chuyện, nhưng tựu chung lại là những việc làm có ích cho xã hội, cống hiến tuổi thanh xuân cho cộng đồng, góp thêm sức trẻ, đẩy lùi dịch bệnh, đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31
Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm “siêu xanh, siêu xinh” đến từ Vinamilk
Cộng đồng 13/11/2024 20:04