Chuyện về người phụ nữ suýt bị mất nhà

(LĐTĐ) Giữa lúc tột cùng của sự hoang mang, lo lắng vì tòa sơ thẩm phán quyết mảnh đất có ngôi nhà 3 tầng gia đình bà Hạnh xây lên phải chia cho 3 người em, đẩy 7 người gia đình bà ra đường… cuối cùng bà Hạnh đã tìm đến báo Lao động Thủ đô. Và phán quyết của tòa phúc thẩm sau đó là một cái kết có hậu.
Trân quý, tiếp thu và không ngừng đổi mới Kiểm tra và xử lý xe quá tải sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô Báo Lao động Thủ đô long trọng kỷ niệm 30 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Một ngày đầu tháng 11/2022, anh Nguyễn Văn Bình, Phó Tổng Biên tập Báo gọi vào phòng, đẩy về phía tôi một lá đơn kèm theo bản án sơ thẩm của Toà án nhân dân huyện Thanh Trì nói: “Anh đọc đơn, nghiên cứu tài liệu xem vụ này làm được không rồi báo cáo Tổng Biên tập”.

Về phòng, tôi bỏ 2 tiếng đồng hồ đọc đơn và bản án sơ thẩm. Là người cũng “va” không ít các vụ việc toà xử, nhưng đối với vụ việc này, ngay ở Thủ đô mà Toà án nhân dân huyện Thanh Trì xử như vậy thì quả thật… lạ lùng.

Chuyện về người phụ nữ suýt bị mất nhà
Bà Nguyễn Thị Hạnh suýt bị mất nhà bởi phán quyết của Tòa án nhân dân huyện Thanh Trì.

Trong đơn, bà Nguyễn Thị Hạnh ở thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội trình bày: Bố mẹ bà là cụ Nguyễn Văn Đàm và cụ Nguyễn Thị Vượng sinh được 6 người con chung là bà Hạnh, bà Nguyễn Thị Huệ, bà Nguyễn Thị Nguyệt, bà Nguyễn Thị Ngân, bà Nguyễn Thị Tuyết và ông Nguyễn Trung Thành.

Cụ Đàm và cụ Vượng có tài sản là thửa đất số 45, tờ bản đồ số 30, diện tích 176,2m2 tại địa chỉ: Số 17A khu Chợ, thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Thửa đất diện tích 156,9m2 đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở số 10123012961 do UBND thành phố Hà Nội cấp đứng tên cụ Nguyễn Văn Đàm, còn 19,3m2 là đất lấn ao chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Theo bà Hạnh, toàn thể gia đình bà sống tại thửa đất này từ năm 1976 đến nay và không có nhà, đất nào khác. Năm 2000 bà được bố mẹ cho một phần thửa đất = 60m2 đất và lối đi tổng diện tích 12 m2 , nên cùng năm đó vợ chồng bà đã xây dựng một ngôi nhà 3 tầng trên diện tích hơn 30m2 và căn bếp hơn 20m2. Từ đó đến nay, vợ chồng, con cái và các cháu (7 người) đều đang cư trú ổn định tại ngôi nhà này.

Tôi không nghĩ bài báo của mình lại có tác động mạnh mẽ đến phán quyết của toà phúc thẩm (nếu hội đồng xét xử đọc), nhưng chắc chắn một điều, báo Lao động Thủ đô đã ở bên gia đình bà Hạnh những lúc họ chới với nhất vào niềm tin công lý.

Sau khi các bà Huệ, Nguyệt, Ngân, Tuyết đi lấy chồng, thì chỉ có bà Hạnh và em trai là ông Thành trực tiếp sống tại nhà, đất này. Năm 2001, vợ chồng bà Hạnh xây một ngôi nhà cấp 4 cho bố mẹ ở. Khi các cụ tuổi cao, sức yếu, bị tai biến nằm liệt một chỗ thì vợ chồng bà Hạnh là người trực tiếp chăm sóc, phụng dưỡng…

Cụ Đàm chết năm 2004; cụ Vượng chết năm 2012 không để lại di chúc nên năm 2021, bà Huệ khởi kiện chia thừa kế đối với di sản do các cụ để lại là toàn bộ diện tích đất tại thửa đất số 45, tờ bản đồ số 30 nói trên.

Ngày 31/5/2022, Tòa án nhân dân huyện Thanh Trì đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và đưa ra phán quyết, phần đất có ngôi nhà 3 tầng mà vợ chồng mà Hạnh bỏ tiền xây dựng và 7 thành viên gia đình bà Hạnh đang sinh sống thì toà lại chia cho các bà Huệ, Ngân, Nguyệt.

Nhận phán quyết của toà mà bà Hạnh vẫn không tin, bởi bà nghĩ toà sẽ công tâm chứ ai lại đẩy 7 người trong gia đình bà ra đường. Nhưng phán quyết là phán quyết và bà Hạnh không còn cách nào khác ngoài việc gửi đơn kháng cáo lên toà phúc thẩm và viết đơn gửi báo Lao động Thủ đô…

Tôi gặp Ban Biên tập báo cáo về những điểm “bất thường” trong phán quyết ở bản án sơ thẩm và đề nghị được thực hiện đề tài này. Mấy ngày sau tôi tìm đến nhà bà Hạnh. Thửa đất này nằm trên mặt đường phố Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, phía bên ngoài là ngôi nhà 4 tầng của ông Thành (nhà mặt phố), bên hông nhà ông Thành chừa lại khoảng 1m đất chạy dài làm lối vào nhà bà Hạnh phía sau nhà ông Thành. Ngôi nhà 3 tầng diện tích mặt sàn khoảng 30m2 mà 7 người trong gia đình bà Hạnh đang ở, dù đã cũ nhưng vẫn còn chắc chắn.

Bà Hạnh dẫn tôi vào cái bếp xập xệ, giọng nghẹn lại: Bố mẹ mất đi không để lại di chúc, dù khi còn sống có tuyên bố cho vợ chồng tôi mấy chục mét đất và vợ chồng tôi bao nhiêu năm chắt bóp gom góp mới xây được lên ngôi nhà này. Giờ người ta bảo phải chia đất thừa kế, chúng tôi cũng nhất trí. Toà đã chia cho gia đình tôi, 44,5m2 đất tại sao không chia đất chỗ tôi xây ngôi nhà này (có diện tích 30m2, còn chưa đủ 44,5m2 mà gia đình bà Hạnh được nhận - PV) mà lại đẩy gia đình tôi xuống căn bếp này? Sao họ “ác” vậy? Sao họ lại tước đi chỗ 7 người trong gia đình tôi?

Đang kể lể với tôi thì bất chợt bà Huệ (nguyên đơn) xuất hiện, bà Hạnh vội nói với tôi: Chú đừng nhận là nhà báo không thì bà ấy lại nổi đoá lên. Tôi gật đầu và nói với bà Hạnh về giá đất. Có lẽ nom tôi cũng giống “cò đất” nên bà Huệ cũng hỏi dăm ba câu về đất cát. Tôi ướm lời hỏi bà Huệ về chuyện chia thừa kế, sao mỗi người không nhường nhau một chút, đưa ra toà tốn hàng trăm triệu tiền án phí làm gì. Bà Huệ gạt phắt đi. Và tôi hiểu khi chị em đã dứt tình thì công lý sẽ đứng ra phân xử.

Ngày 29/11/2022, Chuyên trang Lao động và Pháp luật thuộc báo Lao động Thủ đô đã đăng tải bài viết “Lạ lùng cách chia thừa kế của Toà án nhân dân huyện Thanh Trì” của tôi. Tôi hy vọng bài báo đến được tay vị thẩm phán ngồi ghế chủ toạ phiên phúc thẩm.

Ngày 15/12/2022, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên phúc thẩm xét xử việc chia thừa kế của mấy chị em bà Hạnh, rất tiếc tôi bận công tác nên đành nhờ bạn Lê Thắm dự toà. Cuối giờ chiều, Thắm hồ hởi thông báo: Toà xử bà Hạnh được giữ lại ngôi nhà rồi anh ạ.

Có lẽ giờ phút đó gia đình bà Hạnh đang khóc vì sung sướng khi giữ được ngôi nhà của chính mình xây lên. Còn những người làm báo Lao động Thủ đô cũng thấy hạnh phúc khi thực hiện được lời dặn dò của Tổng Biên tập Lê Thị Bích Ngọc là phải luôn viết đúng, viết trúng, bênh vực quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người dân.

Minh Quang

Nên xem

Nâng cao kiến thức pháp luật cho người lao động ngành GTVT Hà Nội

Nâng cao kiến thức pháp luật cho người lao động ngành GTVT Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 31/5, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến với chủ đề “Chế độ chính sách mới về bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động”. Chương trình có sự tham gia của gần 300 đoàn viên, người lao động ngành Giao thông vận tải Hà Nội.
Triển khai tiêm chủng mở rộng 10 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em, phụ nữ

Triển khai tiêm chủng mở rộng 10 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em, phụ nữ

(LĐTĐ) Trả lời trước Quốc hội chiều 31/5, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế được giao nguồn dự toán từ ngân sách trung ương, thực hiện mua sắm để cung ứng vắc xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng, đảm bảo cho 2 năm 2021, 2022.
Tổ chức thành công Đại hội Công đoàn huyện Mê Linh lần thứ XI

Tổ chức thành công Đại hội Công đoàn huyện Mê Linh lần thứ XI

(LĐTĐ) Sáng ngày 31/5, Đại hội Công đoàn huyện Mê Linh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 long trọng được tổ chức với sự tham dự của 185 đại biểu chính thức đại diện cho ý chí, nguyện vọng của hơn 7.000 đoàn viên Công đoàn huyện.
Nhiều hoạt động đặc sắc trong Lễ hội kỷ niệm 595 năm Vua Lê Thái Tổ đăng quang

Nhiều hoạt động đặc sắc trong Lễ hội kỷ niệm 595 năm Vua Lê Thái Tổ đăng quang

(LĐTĐ) Lễ hội kỷ niệm 595 năm ngày Vua Lê Thái Tổ đăng quang (1428 - 2023) do Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm tổ chức sẽ diễn ra vào tối 2/6 (tức ngày 15/4 năm Quý Mão) tại khu vực Tượng đài Vua Lê Thái Tổ (16 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm), để tưởng nhớ, tri ân người Anh hùng dân tộc.
Vải - nhãn: Sản phẩm chủ lực tạo nên thương hiệu nông sản Việt

Vải - nhãn: Sản phẩm chủ lực tạo nên thương hiệu nông sản Việt

(LĐTĐ) Chiều 31/5, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 5/2023, với chủ đề “Xúc tiến thương mại các mặt hàng quả vải và nhãn”.
Bắc Ninh: Thu giữ hơn 3.000 điện thoại, máy tính bảng không rõ xuất xứ

Bắc Ninh: Thu giữ hơn 3.000 điện thoại, máy tính bảng không rõ xuất xứ

(LĐTĐ) Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) Bắc Ninh đã phát hiện và thu giữ hơn 3.000 điện thoại, máy tính bảng, đồng hồ thông minh không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu cùng với gần 20.000 các sản phẩm khác là mỹ phẩm, quần áo, đồ điện gia dụng đều có dấu hiệu vi phạm tại kho hàng của Công ty TNHH Việt Tường Thuận tại thôn Đông Yên (Đông Phong, Yên Phong, Bắc Ninh).
Đại hội Đại biểu Công đoàn cơ sở HDBank lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028

Đại hội Đại biểu Công đoàn cơ sở HDBank lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028

(LĐTĐ) Đại hội Công đoàn cơ sở (CĐCS) HDBank lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 vừa được tổ chức thành công trên tinh thần “Đổi mới, dân chủ, đoàn kết, trách nhiệm, vì lợi ích của đoàn viên, cán bộ nhân viên, vì sự phát triển của HDBank”.

Tin khác

Sân chơi bổ ích cho trẻ trong dịp hè

Sân chơi bổ ích cho trẻ trong dịp hè

(LĐTĐ) Từ ngày 1/6, Hội Nghệ sĩ múa Hà Nội, Tạp chí Người Hà Nội (Hội Liên hiệp Văn hóa nghệ thuật Hà Nội) và Nhà hát Tuổi trẻ phối hợp tổ chức “Cuộc thi Tài năng nhảy, múa thiếu niên nhi đồng thành phố Hà Nội năm 2023”.
Ngăn chặn nguy hiểm từ chó thả rông

Ngăn chặn nguy hiểm từ chó thả rông

(LĐTĐ) Vừa qua, vụ việc một bé trai 4 tuổi tại tỉnh An Giang trong lúc vui chơi đã bị chó cắn bị thương rất nặng phải đi bệnh viện cấp cứu là hồi chuông báo động về tình trạng người dân tự do thả chó không đeo rọ “thỏa sức” chạy nhảy tại công viên, các khu vui chơi ở Thủ đô hiện nay.
Huyện Thanh Trì: Tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Quốc tế thiếu nhi

Huyện Thanh Trì: Tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Quốc tế thiếu nhi

(LĐTĐ) Ngày 29/5, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thanh Trì tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho trẻ em mồ côi, trẻ có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Quốc tế thiếu nhi 1/6.
Ấm áp chương trình “Ánh sáng tuổi thơ” dành cho trẻ em khiếm thị

Ấm áp chương trình “Ánh sáng tuổi thơ” dành cho trẻ em khiếm thị

(LĐTĐ) Ngày 28/5, Hội người mù quận Thanh Xuân đã phối hợp với các tổ chức thiện nguyện, nhà hảo tâm tổ chức chương trình “Ánh sáng tuổi thơ”, giao lưu văn hóa văn nghệ và trao quà cho trẻ em khiếm thị, con hội viên nhân ngày Quốc tế thiếu nhi (1/6).
Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

(LĐTĐ) Mỗi ngư dân đánh bắt trên biển là những "cột mốc sống" góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo. Vì vậy, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã có nhiều hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ góp phần giúp ngư dân chấp hành nghiêm pháp luật trong khai thác hải sản, bảo vệ ngư trường, bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.
Cách mà tôi chạm tới tâm hồn bạn

Cách mà tôi chạm tới tâm hồn bạn

(LĐTĐ) Là thông điệp của Chương trình AEP’s Got Talent 2023 (AGT 2023) được tổ chức bởi Viện Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao & POHE (Viện AEP) thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân.
Làm thế nào để hạn chế cạn kiệt năng lượng mùa nắng nóng?

Làm thế nào để hạn chế cạn kiệt năng lượng mùa nắng nóng?

(LĐTĐ) Thời tiết nắng nóng khiến đời sống và công việc của người dân gặp nhiều khó khăn. Hiệu quả, chất lượng làm việc giảm sút rõ rệt do không đủ năng lượng, sức khỏe để lao động trực tiếp dưới sự khắc nghiệt của thời tiết.
Hơn 2,85 triệu thuê bao di dộng đã thực hiện chuẩn hóa

Hơn 2,85 triệu thuê bao di dộng đã thực hiện chuẩn hóa

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/5 với sự vào cuộc của cơ quan quản lý, doanh nghiệp viễn thông và cơ quan truyền thông, việc chuẩn hóa thông tin thuê bao đã được thực hiện nghiêm túc, đã có hơn 2,85 triệu thuê bao thực hiện chuẩn hóa thông tin.
Nút mở cho hệ sinh thái khởi nghiệp

Nút mở cho hệ sinh thái khởi nghiệp

(LĐTĐ) Trong hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia và hệ sinh thái khởi nghiệp, trường đại học (ĐH) không chỉ là nơi đào tạo con người, ươm mầm khát vọng mà còn là nơi nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và hợp tác với doanh nghiệp để thương mại hóa, ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào đời sống. Thực tiễn sinh động này đã và đang được cụ thể hóa tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - trung tâm đổi mới sáng tạo, khoa học, công nghệ và khởi nghiệp hàng đầu của cả nước, trong đó có mô hình đại học ĐH khởi nghiệp.
Cẩn trọng với trà sữa giá rẻ!

Cẩn trọng với trà sữa giá rẻ!

(LĐTĐ) Với nhiều thương hiệu nổi tiếng đến từ Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Singapore… cùng hàng loạt các thương hiệu trà sữa trong nước, chưa bao giờ thị trường trà sữa tại Việt Nam lại nhộn nhịp như hiện nay. Tuy nhiên, với việc khó kiểm soát về nguồn gốc nguyên liệu, chất lượng sản phẩm vẫn luôn là một dấu hỏi lớn với người tiêu dùng, đặc biệt là khi sản phẩm này đang được bán tràn lan với giá rẻ trên các trang mạng xã hội.
Xem thêm
Phiên bản di động