Chuyển đổi hiệu quả cơ cấu cây trồng nâng cao thu nhập cho người dân

(LĐTĐ) Sau dồn điền đổi thửa, Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo đẩy mạnh việc chuyển đổi vùng đất lúa kém hiệu quả sang các mô hình canh tác hiệu quả cao hơn, qua đó, giúp gia tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác, nâng cao thu nhập người nông dân.
Những người vác tù và ở thôn La Thạch, xã Phương Đình
Làm giàu từ quê hương Đan Phượng
Hà Nội dự kiến huy động 89 nghìn tỷ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn

Nhiều thành tựu từ công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Theo báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020”, tới nay Hà Nội đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Chuyển đổi hiệu quả cơ cấu cây trồng nâng cao thu nhập cho người dân
Từ cây lúa kém hiệu quả, người dân thôn Vĩnh Thượng, xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa đã chuyển sang trồng hoa màu đưa lại thu nhập cao. (Ảnh: Lương Hằng)

Những năm qua, toàn Thành phố chuyển đổi được 40.229,4 ha sau dồn điền đổi thửa sang các mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó cây rau an toàn: 2.932,4 ha; cây ăn quả: 7.390,6 ha; hoa cây cảnh: 1.325,5 ha; chăn nuôi xa khu dân cư: 712,8 ha; nuôi trồng thủy sản: 6.947,2 ha; lúa chất lượng cao: 15.677,1 ha; các mô hình VAC, VACR: 2.398,5 ha.

Việc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang các mô hình canh tác hiệu quả cao đã giúp người dân có cuộc sống ổn định hơn. Cụ thể, Thành phố Hà Nội đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung như: các vùng sản xuất lúa chất lượng cao ở hầu hết các huyện có quy hoạch sản xuất lúa như Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Mê Linh, Thanh Oai, Chương Mỹ, Sóc Sơn,… cho giá trị thu nhập tăng thêm so với sản xuất lúa truyền thống khoảng 25-30%.

Thành phố cũng triển khai một số vùng sản xuất rau an toàn tại các huyện: Đông Anh, Phúc Thọ, Hoài Đức, Gia Lâm, Chương Mỹ, Đan Phượng… cho giá trị sản xuất từ 400-500 triệu đồng/ha/năm; các vùng trồng cây ăn quả ở một số huyện: Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Chương Mỹ, Gia Lâm được thành lập với giá trị từ 0,5-1 tỷ/ha/năm.

Không chỉ vậy, nhiều địa phương đã sản xuất và xây dựng được thương hiệu cho một số giống cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao như: Phật thủ; nhãn chín muộn; cam canh; bưởi Tôm vàng; vùng trồng hoa, cây cảnh với giá trị từ 0,5-1,5 tỷ/ha/năm.

Thành phố cũng thành lập các vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư tại các huyện như: Sơn Tây, Ba Vì, Gia Lâm, Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thanh Trì, Phúc Thọ đưa lại giá trị từ 1-2 tỷ/ha/năm và phát triển vùng nuôi trồng thủy sản tại một số huyện như: Thanh Trì, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức đưa lại hiệu quả kinh tế cao từ 200-300 triệu đồng/ha/năm,...

Tiếp tục phát huy thế mạnh từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Những kết quả của việc thay đổi thành công cơ cấu cây trồng của thành phố Hà Nội cũng được minh chứng thông qua hiệu quả của những mô hình kinh tế. Tại một số quận, huyện, việc đẩy mạnh chuyển đổi vùng lúa kém hiệu quả sang các mô hình canh tác hiệu quả đã giúp cuộc sống người dân thêm phần ổn định. Một trong những huyện có diện tích chuyển đổi lớn phải kể đến các huyện Sóc Sơn, Ứng Hòa, Ba Vì, Thanh Oai, Phú Xuyên, Quốc Oai…

Chuyển đổi hiệu quả cơ cấu cây trồng nâng cao thu nhập cho người dân
Mô hình trồng rau an toàn đưa lại thu nhập ổn định cho người dân thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh. (Ảnh: Lương Hằng)

Ghé thăm xã Đông Xuân (huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội) trong những ngày này, chúng tôi cảm nhận được không khí tất bật của người dân trên những cánh đồng khi bắt đầu vào vụ thu hoạch hoa nhài. Những cánh đồng bạt ngàn hoa nhài hiện tại vốn là vùng trồng lúa kém hiệu quả, sau nhiều lần chuyển đổi cây trồng, nhận thấy hoa nhài sinh trưởng và phát triển tốt, người dân xã Đông Xuân đã đưa cây nhài thành cây trồng chính.

Từ diện tích nhỏ lẻ vườn nhà, đến nay, các hộ dân trong xã đã mở rộng diện tích lên đến hàng chục ha. Thời gian thu hoạch hoa nhài kéo dài từ khoảng tháng 4 đến tháng 10, trong đó, tháng 6 là giai đoạn hoa nhài nở rộ. Thời điểm vào khoảng tháng 9, tháng 10 được xem là cuối vụ thu hoạch hoa nhài. So với việc trồng lúa, cây nhài cho thu nhập cao hơn nhiều và việc chăm sóc cũng không quá phức tạp. Theo cô Thủy (xã Đông Xuân), nếu được chăm sóc tốt, một sào trồng hoa nhài có thể cho thu hoạch hơn 3 tạ hoa/vụ, trừ chi phí có thể thu lời hàng chục triệu đồng.

Tương tự, từ nhiều năm nay, người dân xã Vĩnh Thượng, huyện Ứng Hòa cũng đã dần ổn định cuộc sống hơn nhờ chuyển đổi thành công cơ cấu cây trồng. Trên cánh đồng dưa lê tươi tốt, bà Nguyễn Thị Thúy (thôn Vĩnh Thượng, xã Sơn Công) cho hay, từ khi chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng màu, thu nhập của gia đình bà khá hơn hẳn.

Gia đình bà Thúy trồng 2 loại quả chính là dưa lai (hay còn được gọi là dưa chuột), loại còn lại là dưa lê. Dưa lê là loại cây dễ trồng và chăm sóc, khi cây còn nhỏ, chỉ cần bón một lượng nhỏ phân lân, sau khi cây trưởng thành thì bón thêm phân hữu cơ, trong quá trình chăm sóc chỉ cần để ý sâu bệnh hại, tưới nước thường xuyên là sẽ cho thu hoạch. Hiện tại, thu nhập từ việc trồng rau màu đã đưa lại cuộc sống ổn định cho bà Thúy cũng như các thành viên trong gia đình.

Còn tại huyện Mê Linh, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang trồng hoa cũng đưa lại nguồn thu nhập cao cho người dân. Vốn là một xã nghèo, trước đây, phần lớn diện tích đất xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội đều là đất bỏ hoang, người dân xã Tráng Việt sống chủ yếu nhờ nghề nuôi tằm, trồng chuối và trồng mía. Tuy nhiên, thu nhập từ những nghề này không cao nên khi nhắc đến chuyện đồng áng, người dân xã Tráng Việt cũng không mấy mặn mà.

Cách đây gần 15 năm, huyện Mê Linh có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chủ trương này đã có tác động lớn đến sự thay đổi của vùng đất này. Nhận thấy những cây trồng truyền thống như chuối, mía đã không còn phù hợp, thu nhập bấp bênh, một số gia đình xã Tráng Việt đã tiên phong trong việc vay vốn để cải tạo đất, phát triển rau sạch.

Là một trong những gia đình tiên phong trong việc thay đổi cơ cấu cây trồng, anh Ngô Văn Cát (thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh) vẫn còn nhớ những khó khăn ban đầu mà gia đình anh phải trải qua. Anh Cát cho biết, vùng đất hiện tại đang trồng rau của gia đình anh vốn là những lò gạch bỏ hoang, chỉ có cỏ dại mọc um tùm. Nhận thấy vùng đất này có tiềm năng phát triển rau sạch, cả nhà bỏ hết vốn tích lũy, vay thêm ngân hàng để nhận thầu hơn 25 hecta và tiến hành cải tạo đất và trồng rau màu.

Tính tới thời điểm hiện tại, toàn bộ diện tích rau màu đã đưa lại nguồn thu nhập cao cho gia đình. Do hợp đất nên rau màu tươi tốt, phát triển rất nhanh và ít gặp sâu bệnh hại. Với diện tích trồng rau lớn, mỗi năm, gia đình anh Cát thu về hàng trăm triệu đồng.

Không thể phủ nhận những thành công từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong việc phát triển kinh tế địa phương. Đây là tiền đề để các địa phương tiếp tục thực hiện tốt việc phát triển sản xuất, chăn nuôi theo hướng hàng hoá, giúp nông dân cải thiện thu nhập, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(LĐTĐ) Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian qua, nhiều làng nghề của Thủ đô đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh việc đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, quảng bá thương hiệu. Nhờ đó, không chỉ vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề được khắc phục, mà các sản phẩm làng nghề còn tận dụng cơ hội và xu thế công nghệ số để vươn ra thị trường thế giới.
Xem thêm
Phiên bản di động