Chương Mỹ: Quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Nhằm chủ động phòng, chống dịch sốt xuất huyết, thời gian qua, huyện Chương Mỹ đã tập trung tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng bệnh trong nhân dân, tăng cường kiểm tra, giám sát các điểm có nguy cơ về dịch bệnh, triển khai chiến dịch diệt muỗi, diệt loăng quăng, bọ gậy trên địa bàn.
Quận Tây Hồ quyết liệt phòng, chống dịch sốt xuất huyết Hà Nội ghi nhận thêm hơn 2.600 ca mắc sốt xuất huyết Kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn huyện Đông Anh

Vừa qua, Đoàn kiểm tra của Sở Y tế Hà Nội do đồng chí Bùi Văn Hào - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội làm trưởng đoàn đã về kiểm tra công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn huyện Chương Mỹ.

Chương Mỹ: Quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết
Đoàn công tác kiểm tra hoạt động phòng, chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn huyện Chương Mỹ.

Đoàn đã đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thị trấn Chúc Sơn, trực tiếp kiểm tra tại ổ dịch tại tổ dân phố Bình Sơn, điểm nóng về dịch bệnh sốt xuất huyết của thị trấn và của huyện Chương Mỹ, nơi có 2 ổ dịch sốt xuất huyết bùng phát với tổng số 38 bệnh nhân. Đoàn đến kiểm tra chỉ số bọ gậy (BI) tại một số hộ gia đình đang có bệnh nhân sốt xuất huyết tại tổ dân phố và ý thức tham gia phòng, chống dịch của người dân.

Tiếp đó, đoàn đã làm việc với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh của huyện Chương Mỹ. Báo cáo tại buổi kiểm tra cho thấy: Trong các tuần gần đây số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn huyện tăng cao. Tuần 41 ghi nhận 103 ca, tuần 42 ghi nhận 136 ca và tuần 43 tính đến ngày 18/10, đã ghi nhận 56 ca mắc mới. Hiện nay, tổng số bệnh nhân đang điều trị sốt xuất huyết là 97 ca, trong đó điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Chương Mỹ là 95 ca, 2 ca tại Trạm Y tế, không có trường hợp tử vong.

Thời gian qua, huyện Chương Mỹ cũng đã tích cực các hoạt động nhằm phòng, chống dịch sốt xuất huyết. Cụ thể, huyện đã tổ chức 9 đợt tổng vệ sinh môi trường phòng, chống sốt xuất huyết, 2 đợt tổng vệ sinh môi trường trong các trường học, cơ sở giáo dục. Ngoài ra nhiều xã, thị trấn duy trì tổng vệ sinh môi trường vào các ngày chủ nhật hàng tuần ở những địa bàn có nguy cơ cao. Duy trì hoạt động của 711 đội xung kích diệt bọ gậy, với 1.866 thành viên và 270 tổ giám sát, với 603 thành viên.

Đặc biệt, huyện đã tăng cường công tác tuyên truyền kiến thức phòng, chống dịch cho nhân dân. Trong tháng 10, huyện đã mở đợt cao điểm tuyên truyền về phòng, chống sốt xuất huyết. Huyện đã bổ sung kinh phí hơn 700 triệu cho Đề án phòng, chống chống dịch sốt xuất huyết năm 2023; bổ sung hơn 190 triệu đồng để mua hoá chất, vật tư cho công tác phòng, chống dịch. Việc chi trả chế độ cho thành viên các đội xung kích, tổ giám sát ở các xã, thị trấn được thực hiện đầy đủ, đúng quy định. Công tác điều tra, giám sát, các ca bệnh, các ổ dịch được thực hiện chặt chẽ. Bệnh viện Đa khoa huyện Chương Mỹ đã chủ động trong công tác khám, điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết.

Chương Mỹ: Quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết
Toàn cảnh buổi làm việc của Đoàn kiểm tra với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch huyện Chương Mỹ.

Qua kiểm tra thực tế và nghe báo cáo của huyện, đồng chí Giám đốc CDC Hà Nội Bùi Văn Hào đã biểu dương, ghi nhận sự chủ động, quyết tâm, quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết của huyện Chương Mỹ. Đặc biệt, huyện đã chủ động trong xây dựng kế hoạch, trong chỉ đạo, thực hiện các biện pháp, phân công các đồng chí cấp ủy huyện và thành viên Ban chỉ đạo vào cuộc kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch, mà trọng tâm là công tác tổng vệ sinh môi trường tại các xã, thị trấn; ghi nhận sự phối hợp của các ngành, đoàn thể của huyện và thực hiện tốt công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức.

Song dự báo dịch bệnh sốt xuất huyết còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới, do đó, đồng chí Giám đốc CDC Hà Nội đề nghị huyện Chương Mỹ tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng, chống như: Liên tục đổi mới nội dung và kỹ năng tuyên truyền, để người dân thực sự hiểu được sự nguy hiểm của dịch bệnh, hiểu được tác dụng to lớn của việc vệ sinh môi trường; phá bỏ nơi sinh sản của bọ gậy, muỗi truyền bệnh trong phòng, chống dịch bệnh... Để từ đó người dân chủ động, tự giác thường xuyên thực hiện vệ sinh tại gia đình của mình và địa bàn nơi sinh sống. Trong các đợt ra quân tổng vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy chú trọng nhất vẫn là sự tỷ mỷ, triệt để trong việc phát hiện, xử lý các ổ bọ gậy, vì không có bọ gậy, không có muỗi vằn sẽ không có sốt xuất huyết.

Lãnh đạo CDC Hà Nội cũng đề nghị huyện tiếp tục quan tâm bổ sung trang thiết bị y tế, vật tư hoá chất để sẵn sàng ứng phó khi dịch bùng phát. Quan tâm kinh phí chi trả chế độ cho lực lượng các đội xung kích diệt bọ gậy và công nhân phun thuốc hóa học. Trong công tác chuyên môn của ngành Y tế cần nắm bắt phát hiện sớm các ca bệnh và ổ dịch, xủ lý kịp thời không để dịch lây làn rộng và kéo dài.

Bên cạnh đó, Bệnh viện Đa khoa huyện Chương Mỹ cần chủ động về giường bệnh, thuốc men, vật tư để thực hiện công tác điều trị bệnh nhân; chú trọng công tác vệ sinh môi trường tại khu vực điều trị bệnh nhân tránh lây lan nguồn bệnh từ đây. Cùng với dịch bệnh sốt xuất huyết, huyện Chương Mỹ cũng cần quan tâm tuyên truyền và thực hiện công tác phòng, chống các dịch bệnh khác như: Liên cầu lợn, tay chân miệng, thủy đậu, bệnh dại và viêm não nhật bản... để đảm bảo tốt nhất sự an toàn và sức khỏe cho nhân dân.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội (215 Trung Kính, Hà Nội), đã diễn ra Phiên giao dịch việc làm lần thứ hai năm 2024, kết hợp tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Sự kiện do Trung tâm Dịch vụ Việc làm phối hợp với Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức.
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), Công đoàn Y tế Việt Nam đã tổ chức Chung kết Tuyên truyền kết quả triển khai phong trào “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 "Thấu hiểu, tận tâm - Nâng tầm, đổi mới". Dự và chỉ đạo tại Cuộc thi có Thứ trường Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương.
Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin

Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin

(LĐTĐ) Ngày 21/11, trong khuôn khổ Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin.
Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng

Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng

(LĐTĐ) Tối 20/11, bộ phim truyền hình “Độc đạo” phát sóng tập 36, cũng là tập cuối, với nhiều diễn biến hấp dẫn xoay quanh nhân vật Hồng (Doãn Quốc Đam).
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Lễ khởi động Dự án: "Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam".
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 4.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.

Tin khác

Hà Nội tập trung nguồn lực để điều trị cho người bệnh sốt xuất huyết

Hà Nội tập trung nguồn lực để điều trị cho người bệnh sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Ngay khi dịch sốt xuất huyết bắt đầu, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành văn bản chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn rà soát chủ động về giường bệnh, thuốc, hóa chất, dịch truyền; tập trung nhân lực, tập huấn chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết Dengue để sẵn sàng tiếp nhận và điều trị người bệnh.
Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết

Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh công tác truyền thông phòng chống sốt xuất huyết dưới nhiều hình thức đa dạng; đồng thời, các đơn vị đã tận dụng mạng xã hội để tuyên truyền nâng cao kiến thức và các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết cho người dân.
Triển khai phòng, chống sốt xuất huyết tới từng người dân

Triển khai phòng, chống sốt xuất huyết tới từng người dân

(LĐTĐ) Những ngày này, tại thành phố Hà Nội, dịch sốt xuất huyết đang diễn biến hết sức phức tạp với số ca mắc và ổ dịch ở mức cao. Nhằm đảm bảo sức khỏe cho nhân dân, các địa phương trên địa bàn Thủ đô đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp để ngăn chặn nguy cơ dịch bùng phát. Trong đó, chú trọng tuyên truyền, nâng cao ý thức của mỗi người dân.
Chủ động phòng, chống dịch sốt xuất huyết ngay từ cơ sở

Chủ động phòng, chống dịch sốt xuất huyết ngay từ cơ sở

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, số người nhập viện tăng cao, Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Ngay tại cơ sở, các địa phương, người dân đã tích cực, chủ động phòng, chống dịch.
Không chủ quan, lơ là với dịch sốt xuất huyết

Không chủ quan, lơ là với dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Hiện, tình hình dịch sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội đang diễn biến phức tạp, số ca mắc liên tục tăng. Với mục tiêu không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn, cùng với ngành Y tế, các quận, huyện trên địa bàn Thành phố đã chủ động triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết.
Không chủ quan với bất kỳ biểu hiện nào của sốt xuất huyết

Không chủ quan với bất kỳ biểu hiện nào của sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Để tránh những hậu quả đáng tiếc do bệnh sốt xuất huyết gây ra, các chuyên gia y tế lưu ý, khi có tình trạng sốt, đau mỏi người, người dân nên đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, xét nghiệm, tìm rõ nguyên nhân. Nếu mắc sốt xuất huyết ở thể nhẹ có thể điều trị tại nhà nhưng cũng cần có hướng dẫn của cán bộ y tế.
Đảm bảo tốt nhất cho công tác khám, điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết

Đảm bảo tốt nhất cho công tác khám, điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Ngay từ đầu mùa dịch, Sở Y tế Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai hiệu quả việc phân tầng điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Hiện tại, giường bệnh, thuốc, vật tư y tế, máu và chế phẩm máu, dịch truyền được đáp ứng đầy đủ cho công tác điều trị.
Hà Nội ghi nhận thêm 2.590 ca mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 2.590 ca mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Trong tuần (từ ngày 27/10 đến 3/11), trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận thêm 2.590 ca mắc sốt xuất huyết và 107 ổ dịch.
Vẫn gia tăng bệnh nhân sốt xuất huyết

Vẫn gia tăng bệnh nhân sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Dịch sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố Hà Nội đang diễn biến phức tạp và đã ghi nhận 4 trường hợp tử vong. Đáng lo ngại, do chủ quan và lơ là trong việc khám và điều trị bệnh đã khiến không ít người đối mặt với những biến chứng sốt xuất huyết cực kỳ nguy hiểm như: Giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu, tràn dịch màng phổi…
Nguy cơ biến chứng nặng ở người bệnh đái tháo đường bị sốt xuất huyết

Nguy cơ biến chứng nặng ở người bệnh đái tháo đường bị sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, bệnh sốt xuất huyết diễn biến khó lường, thậm chí dễ dẫn đến tiểu cầu giảm sâu gây xuất huyết nặng (như xuất huyết nội tạng, xuất huyết não), thoát huyết tương, cô đặc máu gây nên tình trạng sốc đe dọa tính mạng của người bệnh, nhất là với những người có bệnh lý nền.
Xem thêm
Phiên bản di động