Triển khai phòng, chống sốt xuất huyết tới từng người dân

(LĐTĐ) Những ngày này, tại thành phố Hà Nội, dịch sốt xuất huyết đang diễn biến hết sức phức tạp với số ca mắc và ổ dịch ở mức cao. Nhằm đảm bảo sức khỏe cho nhân dân, các địa phương trên địa bàn Thủ đô đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp để ngăn chặn nguy cơ dịch bùng phát. Trong đó, chú trọng tuyên truyền, nâng cao ý thức của mỗi người dân.
Không chủ quan, lơ là với dịch sốt xuất huyết Nâng cao nhận thức người dân trong phòng, chống dịch sốt xuất huyết Chủ động phòng, chống dịch sốt xuất huyết ngay từ cơ sở

Số ca bệnh vẫn ở mức cao

Ngõ 205 và ngõ 207 đường Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm) có nhiều ngách, hẻm nhỏ với nhiều nhà cho thuê trọ, công trình xây dựng đang thi công. Hiện nơi đây ghi nhận nhiều ca mắc sốt xuất huyết. Tổ trưởng tổ dân phố Xuân Nhang 1 (phường Xuân Đỉnh) Nguyễn Tuyết Thanh cho biết, ca sốt xuất huyết đầu tiên được ghi nhận ở tổ là từ khu nhà trọ và 1 công trình xây dựng có tầng hầm để đọng nước...

Đoạn mương lộ thiên ở ngõ 323 đường Xuân Đỉnh cũng là nơi phát sinh nhiều ổ muỗi gây bệnh. Cộng dồn từ đầu năm 2023, quận Bắc Từ Liêm ghi nhận 130 ổ dịch sốt xuất huyết. Đến ngày 8/11, còn 10 ổ dịch đang hoạt động, trong đó ghi nhận 7 ổ dịch mới tại các phường Cổ Nhuế 1, Cổ nhuế 2, Tây Tựu, Xuân Tảo, Đức Thắng, Minh Khai, Liên Mạc.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Xuân Đỉnh Nguyễn Ngọc Thạch, không chỉ những khu vực ẩm thấp, đọng nước, vệ sinh kém mới phát sinh ổ dịch mà ngay cả những nơi cao ráo, khô thoáng như chung cư, ký túc xá... dịch sốt xuất huyết cũng bùng phát.

Triển khai phòng, chống sốt xuất huyết tới từng người dân
Phòng, chống sốt xuất huyết đã là nhiệm vụ quan trọng của mỗi địa phương.

Tương tự, theo ghi nhận, quận Hoàng Mai là địa bàn có nhiều hồ nước, mật độ dân cư đông đúc với nhiều người thuê trọ nên công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết gặp nhiều khó khăn. Hiện quận là một trong số địa phương có tỉ lệ ca mắc sốt xuất huyết lớn nhất Thành phố với 1.840 ca tính đến 6/11.

Thống kê cho thấy, từ đầu năm đến ngày 6/11, toàn Thành phố ghi nhận 28.483 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái) tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 575/579 xã, phường, thị trấn (chiếm 99,3% số xã, phường, thị trấn) và đã có 4 trường hợp tử vong. Trung bình mỗi tuần, Thành phố ghi nhận từ 2.400-2.700 trường hợp mắc sốt xuất huyết.

Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân mắc sốt xuất huyết là Hà Đông 1.973 ca, Hoàng Mai 1.840 ca, Phú Xuyên 1.835 ca, Thanh Oai 1.639 ca, Đống Đa 1.565 ca, Thanh Trì 1.553 ca. Cùng với đó toàn Thành phố ghi nhận 1.661 ổ dịch, hiện còn 231 ổ dịch đang hoạt động tại 28 quận, huyện, thị xã.

Còn tại huyện Phú Xuyên, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn huyện thời điểm từ tháng 9 - 10/2023 diễn biến phức tạp, số ca mắc tăng nhanh, số ca mắc cao đứng thứ 2/30 quận, huyện, thị xã. Tính từ đầu mùa dịch đến ngày 7/11, toàn huyện ghi nhận 1.948 ca mắc sốt xuất huyết tại hàng chục ổ dịch ở 27 xã, thị trấn; số ca mắc tăng 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Những ngày gần đây, số ca mắc đang bắt đầu có xu hướng giảm, hiện nay trên toàn địa bàn huyện chỉ còn 5 ổ dịch đang hoạt động. Một số xã ghi nhận ca mắc cao như: Châu Can, Đại Thắng, Phượng Dực, Tri Trung, Hồng Minh… Đây là các địa phương có nhiều ca mắc bệnh kéo dài.

Chưa kịp hoàn hồn sau trận sốt xuất huyết kéo dài, chị Nguyễn Thị Hiền (Hà Đông) chia sẻ: Trước khi bị sốt xuất huyết chị khá chủ quan, đi ngủ không mấy khi mắc màn vì cho rằng khu nhà mình chưa ai bị nên không cần quá lo lắng. Cho đến khi chị và mẹ ruột đều bị thì mới ý thức được tầm quan trọng của vấn đề phòng, chống sốt xuất huyết.

“Tôi vừa sinh con chưa lâu, lại bị tiểu đường thai kỳ tuýp 2 còn mẹ tôi cũng lớn tuổi, nhiều bệnh nền nên khi bị sốt xuất huyết tình trạng sức khỏe sa sút nhanh chóng. Sau những triệu chứng sốt cao, đau ngươi dữ dội, tiểu cầu giảm nhanh từ 140 G/L xuống còn 70 G/L và cuối cùng còn có 30 G/L 2 mẹ con phải nhập viện khẩn cấp truyền thuốc liên tục hơn một tuần mới có thể xuất viện. Đây có lẽ là trận ốm kinh hoàng nhất trong cuộc đời mẹ và tôi”, chị Hiền kể lại.

Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch

Phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai) là một trong các địa phương có tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp. Trước tình hình đó, để công tác phòng, chống dịch bệnh đạt hiệu quả, phường chủ động triển khai các giải pháp của cơ quan chức năng. Vận động mỗi người dân trên địa bàn cần nâng cao ý thức, tham gia tích cực công tác vệ sinh môi trường, loại bỏ các vật dụng chứa nước đọng, diệt lăng quăng, bọ gậy và muỗi trên tinh thần “phòng hơn chống” nhằm giảm nguy cơ dịch sốt xuất huyết bùng phát trên diện rộng.

Triển khai phòng, chống sốt xuất huyết tới từng người dân
Việc phòng, chống sốt xuất huyết được triển khai tới từng người dân.

Ngoài ra, các tổ dân phố, khu dân cư đều trang bị loa tuyên truyền lưu động, để công tác tuyên truyền đến với mọi người dân. Huy động sự tham gia phòng, chống dịch bệnh của các ban, ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương. Hàng tuần, Chi bộ, các hội, đoàn thể khu dân cư trên địa bàn phường đều thường xuyên vận động bà con nhân dân ra quân dọn vệ sinh khu vực Nhà văn hóa khu dân cư, đường làng ngõ xóm, đồng thời bỏ thuốc diệt lăng quăng, bọ gậy các hệ thống cống rãnh, mương thoát nước của từng tổ dân phố. Vận động nhân dân dọn vệ sinh từng nhà, không để nước tù, đọng, không tạo môi trường để muỗi sinh sống nhằm phòng, chống dịch sốt xuất huyết.

Ông Phạm Đức Dũng - Bí thư Chi bộ tổ 28-29-30 phường Hoàng Liệt chia sẻ: “Sau chỉ đạo của Ủy ban nhân dân và Trạm y tế phường, khu dân cư đã triển khai họp triển khai đến các đoàn thể cùng tham gia thực hiện phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Chúng tôi thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở người dân, qua đó người dân cũng đồng tình và thực hiện”.

Theo Trưởng phòng Y tế huyện Phú Xuyên Nguyễn Thị Bích Phượng, trước tình hình cấp bách của công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, Ủy ban nhân dân huyện đã đẩy mạnh việc tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh với mật độ 2 buổi/ngày, cộng với tuyên truyền lưu động…

Đồng thời, Ủy ban nhân dân huyện quyết liệt chỉ đạo các xã, thị trấn kiện toàn và nâng cao trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của các Đội xung kích diệt bọ gậy và Tổ giám sát phòng, chống dịch sốt xuất huyết. Mặt khác, duy trì tổ chức tổng vệ sinh môi trường, lật úp phế thải để diệt bọ gậy, diệt muỗi vào thứ bảy, chủ nhật hằng tuần.

Triển khai phòng, chống sốt xuất huyết tới từng người dân
Cán bộ y tế kiểm tra, xử lý các đia điểm, nguy hình thành ổ dịch sốt xuất huyết.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm Lê Thị Thu Hương cho biết, thực hiện cao điểm truyền thông về phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, quận Bắc Từ Liêm đang tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Chủ động phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm giai đoạn 2020-2023” tại các phường; thường xuyên thực hiện công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh; bảo đảm đầy đủ các điều kiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư, nhân lực phòng, chống dịch trong mọi tình huống…

Ngoài ra các phường trên địa bàn quận còn đẩy mạnh tổ chức tuyên truyền với nhiều hình thức khác nhau như: Ra quân tổng dọn vệ sinh môi trường; tuyên truyền lưu động; tuyên truyền qua mạng xã hội như: Zalo, Facebook…; tuyên truyền trực quan qua các tờ rơi, pano, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu nhằm tuyên truyền sâu rộng tới đông đảo tầng lớp nhân dân, nâng cao nhận thức và hình thành thói quen, chủ động áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng. Tập trung cao điểm vào biện pháp loại trừ nơi sinh sản của các ổ bọ gậy, diệt muỗi vằn truyền bệnh và phòng muỗi đốt. Thực hiện khẩu hiệu “Không có lăng quăng, không có muỗi vằn, không có sốt xuất huyết”…

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Pháo hoa rực sáng trên bầu trời Thành phố Hồ Chí Minh đêm 30/4

Pháo hoa rực sáng trên bầu trời Thành phố Hồ Chí Minh đêm 30/4

(LĐTĐ) Đúng 21h ngày 30/4, bầu trời Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong mát đã được tô điểm bằng màn trình diễn pháo hoa rực rỡ, chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).
Thanh Hoá – Nghệ An – Hà Tĩnh chịu đợt nắng nóng kỷ lục trong 60 năm qua

Thanh Hoá – Nghệ An – Hà Tĩnh chịu đợt nắng nóng kỷ lục trong 60 năm qua

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ, từ ngày 26/4-30/4/2024, nhiệt độ tại các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh cao kỷ lục trong 60 năm qua.
Đông đảo du khách đến biển Cửa Lò giải nhiệt trong thời tiết nắng nóng 40 độ C

Đông đảo du khách đến biển Cửa Lò giải nhiệt trong thời tiết nắng nóng 40 độ C

(LĐTĐ) Trong những ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5 để giải tỏa cơn nóng đầu mùa, nhiều người đã chọn đến biển Cửa Lò để hóng gió và tắm mát.
Bảo vệ da khỏi tác hại do ánh nắng mặt trời và tia UV

Bảo vệ da khỏi tác hại do ánh nắng mặt trời và tia UV

(LĐTĐ) Bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời là một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa ung thư da.
35 nhóm bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội năm 2024

35 nhóm bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, quyền lợi bảo hiểm xã hội với việc công nhận và hỗ trợ 35 nhóm bệnh nghề nghiệp, phù hợp với quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và Thông tư 15/2016/TT-BYT (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 02/2023/TT-BYT) quy định về danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm.
HANDICO: Phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” đạt hiệu quả thiết thực

HANDICO: Phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” đạt hiệu quả thiết thực

(LĐTĐ) Qua sự phát động, triển khai sâu rộng, hướng dẫn sát sao của Công đoàn, phong trào thi đua phấn đấu đạt danh hiệu "Công nhân giỏi" trong công nhân lao động Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) đã diễn ra sôi nổi, có sức lan tỏa và đạt những kết quả thiết thực.
Biển Xuân Thành đông khách du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5

Biển Xuân Thành đông khách du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, các điểm đến du lịch ở Hà Tĩnh thu hút hàng vạn du khách, nổi bật trong đó có bãi biển Xuân Thành.

Tin khác

Hà Nội tập trung nguồn lực để điều trị cho người bệnh sốt xuất huyết

Hà Nội tập trung nguồn lực để điều trị cho người bệnh sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Ngay khi dịch sốt xuất huyết bắt đầu, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành văn bản chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn rà soát chủ động về giường bệnh, thuốc, hóa chất, dịch truyền; tập trung nhân lực, tập huấn chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết Dengue để sẵn sàng tiếp nhận và điều trị người bệnh.
Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết

Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh công tác truyền thông phòng chống sốt xuất huyết dưới nhiều hình thức đa dạng; đồng thời, các đơn vị đã tận dụng mạng xã hội để tuyên truyền nâng cao kiến thức và các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết cho người dân.
Chủ động phòng, chống dịch sốt xuất huyết ngay từ cơ sở

Chủ động phòng, chống dịch sốt xuất huyết ngay từ cơ sở

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, số người nhập viện tăng cao, Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Ngay tại cơ sở, các địa phương, người dân đã tích cực, chủ động phòng, chống dịch.
Không chủ quan, lơ là với dịch sốt xuất huyết

Không chủ quan, lơ là với dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Hiện, tình hình dịch sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội đang diễn biến phức tạp, số ca mắc liên tục tăng. Với mục tiêu không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn, cùng với ngành Y tế, các quận, huyện trên địa bàn Thành phố đã chủ động triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết.
Không chủ quan với bất kỳ biểu hiện nào của sốt xuất huyết

Không chủ quan với bất kỳ biểu hiện nào của sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Để tránh những hậu quả đáng tiếc do bệnh sốt xuất huyết gây ra, các chuyên gia y tế lưu ý, khi có tình trạng sốt, đau mỏi người, người dân nên đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, xét nghiệm, tìm rõ nguyên nhân. Nếu mắc sốt xuất huyết ở thể nhẹ có thể điều trị tại nhà nhưng cũng cần có hướng dẫn của cán bộ y tế.
Đảm bảo tốt nhất cho công tác khám, điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết

Đảm bảo tốt nhất cho công tác khám, điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Ngay từ đầu mùa dịch, Sở Y tế Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai hiệu quả việc phân tầng điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Hiện tại, giường bệnh, thuốc, vật tư y tế, máu và chế phẩm máu, dịch truyền được đáp ứng đầy đủ cho công tác điều trị.
Hà Nội ghi nhận thêm 2.590 ca mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 2.590 ca mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Trong tuần (từ ngày 27/10 đến 3/11), trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận thêm 2.590 ca mắc sốt xuất huyết và 107 ổ dịch.
Vẫn gia tăng bệnh nhân sốt xuất huyết

Vẫn gia tăng bệnh nhân sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Dịch sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố Hà Nội đang diễn biến phức tạp và đã ghi nhận 4 trường hợp tử vong. Đáng lo ngại, do chủ quan và lơ là trong việc khám và điều trị bệnh đã khiến không ít người đối mặt với những biến chứng sốt xuất huyết cực kỳ nguy hiểm như: Giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu, tràn dịch màng phổi…
Nguy cơ biến chứng nặng ở người bệnh đái tháo đường bị sốt xuất huyết

Nguy cơ biến chứng nặng ở người bệnh đái tháo đường bị sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, bệnh sốt xuất huyết diễn biến khó lường, thậm chí dễ dẫn đến tiểu cầu giảm sâu gây xuất huyết nặng (như xuất huyết nội tạng, xuất huyết não), thoát huyết tương, cô đặc máu gây nên tình trạng sốc đe dọa tính mạng của người bệnh, nhất là với những người có bệnh lý nền.
Người dân còn lơ là, chủ quan trong phòng chống sốt xuất huyết

Người dân còn lơ là, chủ quan trong phòng chống sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Kiểm tra, giám sát tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn bộ phận người dân lơ là, chủ quan, chưa thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch, vệ sinh môi trường… dẫn đến số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng.
Xem thêm
Phiên bản di động