Hà Nội tập trung nguồn lực để điều trị cho người bệnh sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Ngay khi dịch sốt xuất huyết bắt đầu, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành văn bản chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn rà soát chủ động về giường bệnh, thuốc, hóa chất, dịch truyền; tập trung nhân lực, tập huấn chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết Dengue để sẵn sàng tiếp nhận và điều trị người bệnh.
Chủ động phòng, chống dịch sốt xuất huyết ngay từ cơ sở Triển khai phòng, chống sốt xuất huyết tới từng người dân Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết

Ghi nhận thêm 2.476 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 10 đến 17/11), trên địa bàn Thành phố ghi nhận thêm 2.476 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 30 quận, huyện, thị xã (giảm 54 ca so với tuần trước đó).

Hà Nội tập trung nguồn lực để điều trị cho người bệnh sốt xuất huyết
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội - Trần Thị Nhị Hà kiểm tra công tác phòng, chống và điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Ảnh: Sở Y tế cung cấp)

Các quận, huyện có nhiều bệnh nhân trong tuần qua, trong đó đứng đầu là Thanh Oai với 209 ca, tiếp đến là Hà Đông 206 ca, Đống Đa 199 ca, Hoàng Mai 170 ca, Thường Tín 145 ca, Thanh Trì 133 ca, Phú Xuyên 120 ca, Chương Mỹ 110 ca.

Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2023 đến nay, Thành phố đã có 33.489 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái), trong đó có 4 ca tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 575/579 xã, phường, thị trấn.

Ngoài ra, trong tuần qua ghi nhận 69 ổ dịch tại 18 quận, huyện, thị xã, giảm 10 ổ dịch so với tuần trước đó. Trong đó, một số quận, huyện ghi nhận nhiều ổ dịch như: Đống Đa có 8 ổ dịch; Thường Tín, Thanh Oai, Đông Anh, Hai Bà Trưng - mỗi nơi có 7 ổ dịch; Hà Đông 6 ổ dịch; Thanh Trì 5 ổ dịch… Như vậy, tổng số ổ dịch từ đầu năm đến nay là 1.826, hiện còn 159 ổ dịch đang hoạt động tại 25 quận, huyện, thị xã.

Đáng lưu ý, ngoài 2 tuýp vi rút Dengue lưu hành chủ yếu là D1 và D2, kết quả giám sát mới đây cho thấy, Hà Nội ghi nhận thêm tuýp D3 gây bệnh sốt xuất huyết. Cụ thể, theo CDC Hà Nội, kết quả giám sát tuýp vi rút Dengue lưu hành năm 2023 có 14 mẫu dương tính với D1, 17 mẫu dương tính D2, 1 mẫu dương tính D3.

Theo các chuyên gia y tế, ở nước ta, hiện có 4 tuýp vi rút Dengue gây bệnh sốt xuất huyết được ký hiệu là D1, D2, D3 và D4. Do đó, một người có thể mắc đến 4 lần sốt xuất huyết trong đời và lần 2 thường nặng hơn lần đầu.

Phân tuyến điều trị

Ngay từ đầu mùa dịch sốt xuất huyết, Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị thành lập và duy trì hoạt động của “Nhóm điều trị sốt xuất huyết Dengue” và đường dây nóng phòng, chống dịch, tăng cường hội chẩn khám chữa bệnh từ xa với các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành; sẵn sàng kích hoạt hệ thống báo động đỏ nội viện, ngoại viện trong tình huống người bệnh diễn biện nặng, phức tạp để kịp thời cấp cứu, chuyển viện, chuyển tuyến kịp thời.

Đồng thời, căn cứ Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue của Bộ Y tế được ban hành vào tháng 7/2023, cũng như để người bệnh mắc sốt xuất huyết Dengue được tiếp cận với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhanh nhất, gần nhất, hạn chế tai biến và tử vong, Sở Y tế đã tổ chức phân tuyến điều trị.

Hà Nội tập trung nguồn lực để điều trị cho người bệnh sốt xuất huyết
Bác sĩ Bệnh viện Thanh Nhàn thăm hỏi tình trạng bệnh nhân mắc sốt xuất huuyết.

Việc phân tuyến này căn cứ vào năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất, khả năng tiếp nhận, năng lực điều trị của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn Thành phố. Sở Y tế Hà Nội phân công các bệnh viện tuyến I hỗ trợ chuyên môn, chỉ đạo tuyến các đơn vị tuyến II và tuyến II hỗ trợ tuyến III.

Sở Y tế Hà Nội phân tuyến tiếp nhận điều trị người bệnh sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn theo nguyên tắc, thứ nhất là cán bộ y tế khám, đánh giá mức độ lâm sàng của người bệnh; yếu tố nguy cơ tiên lượng nặng và các điều kiện để điều trị tại nhà hoặc phải điều trị tại các cơ sở y tế.

Thứ hai, là người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ để phát hiện sớm các dấu hiệu chuyển độ để xử trí kịp thời; nếu vượt quá khả năng điều trị cần hội chẩn, liên hệ chuyển tuyến sớm, vận chuyển an toàn. Các bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue nặng, diễn biến bệnh phức tạp được hội chẩn và chuyển tuyến Trung ương.

Theo ông Bùi Quốc Vương, Trưởng Phòng Nghiệp vụ y, Sở Y tế Hà Nội: “Đối với công tác điều trị, ngành Y tế Hà Nội đặc biệt chú trọng mục tiêu ngăn chặn ca tử vong do sốt xuất huyết. Tính đến nay, Hà Nội ghi nhận 4 ca tử vong do sốt xuất huyết, số ca tử vong thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, đồng thời cũng là một trong các địa phương có tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết thấp nhất cả nước.

Công tác điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết vẫn đang được đáp ứng tốt, chưa có việc quá tải trong điều trị. Ngành Y tế Hà Nội phân công 40 bệnh viện trên địa bàn đảm nhiệm thu dung, điều trị; chuẩn bị 4.200 giường bệnh để phục vụ thu dung, điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết”.

Bên cạnh đó, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức bình bệnh án các ca bệnh sốt xuất huyết Dengue diễn biến nặng tại 5 bệnh viện là: Xanh Pôn, Đức Giang, Thanh Nhàn, Đống Đa và Đan Phượng. Buổi bình bệnh án có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai để hướng dẫn và rút kinh nghiệm trong toàn ngành. Từ những tồn tại, hạn chế được các chuyên gia đóng góp cho ngành Y tế, Sở Y tế Hà Nội đã có chỉ đạo các đơn vị về việc rút kinh nghiệm trong công tác chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết.

Tập trung nguồn lực để điều trị cho người bệnh mắc sốt xuất huyết
Nhân viên y tế dọn vệ sinh môi trường, loại bỏ những nơi sinh sản của muỗi gây bệnh.

Đó là trong quá trình tiếp nhận, chẩn đoán và điều trị cần nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo, tiên lượng tiến triển, để có phương án điều trị, chuyển tuyến kịp thời. Tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh rà soát toàn bộ nhân lực, trang thiết bị, thuốc vật tư hóa chất, máu và các chế phẩm máu, xây dựng phương án diễn tập cấp cứu ca bệnh, thiết lập hệ thống báo động đỏ nội viện, sẵn sàng kích hoạt khi cần. Báo cáo kịp thời các sự cố y khoa theo quy định, đặc biệt sự cố y khoa có liên quan đến truyền máu và các chế phẩm máu về Sở Y tế Hà Nội. Các bệnh viện trong và ngoài công lập, TTYT, Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội, quy định số điện thoại, trách nhiệm cán bộ trực đường dây nóng, số điện thoại của lãnh đạo phụ trách chuyên môn để tiếp nhận thông tin chuyển tuyến.

Với các TTYT, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu tích cực truyền thông cho người dân tự phát hiện sớm các dấu hiệu mắc sốt xuất huyết, phối hợp chặt chẽ với cộng tác viên, theo dõi diễn biến dịch, phát hiện sớm ca bệnh, xử trí ổ dịch theo quy định hạn chế ca mắc sốt xuất huyết Dengue tại cộng đồng, hạn chế diễn biến nặng, tử vong.

Theo đó, toàn ngành Y tế Hà Nội có 5 bệnh viện tuyến I là: Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang và Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Tuyến II là các bệnh viện: Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba, Bệnh viện Hòe Nhai, Bệnh viện Bắc Thăng Long, Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội, Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội, các bệnh viện đa khoa huyện và Trung tâm Y tế (TTYT) Hai Bà Trưng, TTYT Hà Đông, TTYT Đống Đa, TTYT Tây Hồ, TTYT Thanh Xuân. Các TTYT quận, huyện còn lại và các bệnh viện đa khoa, phòng khám đa khoa tư nhân trên địa bàn là những cơ sở điều trị tuyến III.
Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 17/1/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch số 179/KH-TLĐ ngày 3/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028, đến nay, các nội dung công việc chuẩn bị tổ chức Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã cơ bản hoàn thành.
Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ mang thai; lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.
“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Hà Nội đang chịu áp lực lớn giải bài toán xây dựng thành phố thông minh để phát triển kinh tế - xã hội xứng tầm Thủ đô. Trong khi Thành phố phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: Dân số đông, gia tăng cơ học một cách nhanh chóng, những vấn đề bất cập do hạ tầng giao thông chưa kịp phát triển để đáp ứng tốc độ đô thị hóa; ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan đến cấp, thoát nước, xử lý ngập nước…
Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

(LĐTĐ) Chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu, khách quan và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển đổi và xuất hiện các hình thái mới trong quản lý, vận hành, phát triển kinh tế - xã hội cũng như quản trị quốc gia. Theo các chuyên gia, việc xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm là vấn đề đặt ra hàng đầu.
Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Thực tế cho thấy, dù được quan tâm, phát triển đồng bộ, từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hoá, tuy nhiên hiện hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần được tháo gỡ.
34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Đoàn đại biểu ngành Y tế đi dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam gồm 34 công đoàn viên tiêu biểu thuộc Công đoàn Y tế Việt Nam và Công đoàn ngành y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện, trường, công ty dược.
Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

(LĐTĐ) Chiều 29/11, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo với chủ đề "Thúc đầy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp". Tại Hội thảo, đại diện các cơ quan quản lý báo chí, các chuyên gia, nhà nghiên cứu và các nhà báo đã cùng chia sẻ kinh nghiệm để Bộ Tư pháp tiếp thu, tham khảo phục vụ việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi số báo chí.

Tin khác

Chủ động phòng, chống dịch sốt xuất huyết ngay từ cơ sở

Chủ động phòng, chống dịch sốt xuất huyết ngay từ cơ sở

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, số người nhập viện tăng cao, Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Ngay tại cơ sở, các địa phương, người dân đã tích cực, chủ động phòng, chống dịch.
Không chủ quan, lơ là với dịch sốt xuất huyết

Không chủ quan, lơ là với dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Hiện, tình hình dịch sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội đang diễn biến phức tạp, số ca mắc liên tục tăng. Với mục tiêu không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn, cùng với ngành Y tế, các quận, huyện trên địa bàn Thành phố đã chủ động triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết.
Không chủ quan với bất kỳ biểu hiện nào của sốt xuất huyết

Không chủ quan với bất kỳ biểu hiện nào của sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Để tránh những hậu quả đáng tiếc do bệnh sốt xuất huyết gây ra, các chuyên gia y tế lưu ý, khi có tình trạng sốt, đau mỏi người, người dân nên đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, xét nghiệm, tìm rõ nguyên nhân. Nếu mắc sốt xuất huyết ở thể nhẹ có thể điều trị tại nhà nhưng cũng cần có hướng dẫn của cán bộ y tế.
Đảm bảo tốt nhất cho công tác khám, điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết

Đảm bảo tốt nhất cho công tác khám, điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Ngay từ đầu mùa dịch, Sở Y tế Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai hiệu quả việc phân tầng điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Hiện tại, giường bệnh, thuốc, vật tư y tế, máu và chế phẩm máu, dịch truyền được đáp ứng đầy đủ cho công tác điều trị.
Hà Nội ghi nhận thêm 2.590 ca mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 2.590 ca mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Trong tuần (từ ngày 27/10 đến 3/11), trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận thêm 2.590 ca mắc sốt xuất huyết và 107 ổ dịch.
Vẫn gia tăng bệnh nhân sốt xuất huyết

Vẫn gia tăng bệnh nhân sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Dịch sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố Hà Nội đang diễn biến phức tạp và đã ghi nhận 4 trường hợp tử vong. Đáng lo ngại, do chủ quan và lơ là trong việc khám và điều trị bệnh đã khiến không ít người đối mặt với những biến chứng sốt xuất huyết cực kỳ nguy hiểm như: Giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu, tràn dịch màng phổi…
Nguy cơ biến chứng nặng ở người bệnh đái tháo đường bị sốt xuất huyết

Nguy cơ biến chứng nặng ở người bệnh đái tháo đường bị sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, bệnh sốt xuất huyết diễn biến khó lường, thậm chí dễ dẫn đến tiểu cầu giảm sâu gây xuất huyết nặng (như xuất huyết nội tạng, xuất huyết não), thoát huyết tương, cô đặc máu gây nên tình trạng sốc đe dọa tính mạng của người bệnh, nhất là với những người có bệnh lý nền.
Người dân còn lơ là, chủ quan trong phòng chống sốt xuất huyết

Người dân còn lơ là, chủ quan trong phòng chống sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Kiểm tra, giám sát tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn bộ phận người dân lơ là, chủ quan, chưa thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch, vệ sinh môi trường… dẫn đến số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng.
Bệnh viện Đa khoa huyện Chương Mỹ chủ động khám, điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết

Bệnh viện Đa khoa huyện Chương Mỹ chủ động khám, điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa huyện Chương Mỹ đã xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch sốt xuất huyết tại Bệnh viện với mục tiêu thực hiện tốt công tác khám, phát hiện sớm các ca bệnh, điều trị tích cực, đảm bảo công tác vệ sinh phòng dịch, không để dịch bệnh lây lan và bùng phát tại Bệnh viện; đồng thời cấp cứu, chuyển tuyến kịp thời các ca chuyển nặng, không để có ca bệnh tử vong do sốt xuất huyết.
Chương Mỹ: Quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Chương Mỹ: Quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Nhằm chủ động phòng, chống dịch sốt xuất huyết, thời gian qua, huyện Chương Mỹ đã tập trung tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng bệnh trong nhân dân, tăng cường kiểm tra, giám sát các điểm có nguy cơ về dịch bệnh, triển khai chiến dịch diệt muỗi, diệt loăng quăng, bọ gậy trên địa bàn.
Xem thêm
Phiên bản di động