Chủ động phòng, chống dịch sốt xuất huyết ngay từ cơ sở

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, số người nhập viện tăng cao, Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Ngay tại cơ sở, các địa phương, người dân đã tích cực, chủ động phòng, chống dịch.
Không chủ quan với bất kỳ biểu hiện nào của sốt xuất huyết Không chủ quan, lơ là với dịch sốt xuất huyết Nâng cao nhận thức người dân trong phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Chú trọng tuyên truyền

Hiện nay, tình hình dịch sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội đang diễn biến phức tạp, số ca mắc liên tục tăng. Để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, kịp thời; ngăn chặn, xử lý các ổ dịch không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng, hạn chế tối đa các trường hợp mắc nặng hoặc tử vong do sốt xuất huyết, thời gian qua, tại các quận, huyện trên địa bàn Thủ đô đã có nhiều biện pháp tích cực.

Theo đó, để chủ động kiểm soát dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn, ngay từ cuối tháng 9/2023, huyện Thường Tín (Hà Nội) đã ban hành công văn về việc triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, diệt muỗi. Các ngành chuyên môn, các xã, thị trấn tiếp tục tăng cường giám sát phát hiện sớm bệnh nhân tại cộng đồng, điều tra xử lý kịp thời các ca bệnh. Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao ý thức cho nhân dân về phòng chống bệnh sốt xuất huyết và các dịch bệnh khác góp phần khống chế và kiểm soát dịch bệnh có hiệu quả.

Chủ động phòng, chống dịch sốt xuất huyết ngay từ cơ sở
Thời gian qua, tại các quận, huyện trên địa bàn Thủ đô đã có nhiều biện pháp hiệu quả phòng, chống dịch sốt xuất huyết.

Bên cạnh đó, thực hiện kế hoạch phòng chống bệnh sốt xuất huyết của huyện Thường Tín năm 2023, Bệnh viện Đa khoa huyệnThường Tín đã sớm xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch sốt xuất tại bệnh viện với mục tiêu thực hiện tốt công tác khám, phát hiện sớm các ca bệnh. Điều trị tích cực, đảm bảo công tác vệ sinh phòng dịch không để dịch bệnh lây lan và bùng phát tại bệnh viện. Đồng thời, cấp cứu, chuyển tuyến kịp thời các ca chuyển nặng, không để có ca bệnh tử vong do sốt xuất huyết.

Theo kế hoạch, Bệnh viện đã chủ động bố trí 33 giường bệnh tại khoa truyền nhiễm, bố trí 1 bác sĩ chuyên ngành truyền nhiễm, 1 bác sĩ chuyên khoa I, 3 bác sĩ đa khoa; 16 điều dưỡng và 1 hộ lý để phục vụ công tác công tác điều trị nội trú cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Thuốc, trang thiết bị và vật tư y tế cũng được bệnh viện chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng điều trị cho bệnh nhân như: máy truyền dịch, máy monitor, máy thở, máy hút dịch, máy khí dung, cơ số thuốc...

Bệnh viện cũng tổ chức tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn về chuẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết cho y, bác sĩ, điều dưỡng của bệnh viện. Cử bác sĩ tham gia các buổi tập huấn do bác sĩ chuyên khoa đầu ngành truyền nhiễm tổ chức. Ngoài công tác điều trị, các y, bác sĩ của Bệnh viện đã thường xuyên phổ biến kiến thức, dặn dò người bệnh và người nhà người bệnh về các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết tại bệnh viện và tại gia đình cũng như địa bàn cộng đồng.

Tương tự, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh sốt xuất huyết, huyện Thạch Thất (Hà Nội) cũng đã triển khai đợt cao điểm phòng, chống dịch bệnh với các nội dung: Tuyên truyền chính sách, pháp luật về phòng, chống dịch bệnh; thông tin cần biết về bệnh sốt xuất huyết, tính chất nguy hiểm, nguy cơ tử vong của bệnh sốt xuất huyết, các triệu chứng của bệnh, sự cần thiết điều trị kịp thời để giảm nguy cơ tử vong, những việc cần làm ngay khi mắc bệnh…

UBND huyện yêu cầu Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người, các xã, thị trấn cần xây dựng kế hoạch triển khai đợt cao điểm phòng, chống sốt xuất huyết một cách chi tiết. Cụ thể, yêu cầu nội dung truyền thông phải tới được từng người dân; phát huy các kênh thông tin cơ sở tại thôn, tổ dân phố thông qua mạng xã hội Zalo, loa truyền thanh, bảng tin công cộng… vận động người dân tham gia hoạt động vệ sinh môi trường, diệt muỗi, diệt bọ gậy. Công khai tình hình dịch bệnh trên địa bàn, công khai hộ dân vi phạm quy định phòng, chống dịch bệnh để mọi người cùng biết. Việc truyền thông phải trực tiếp, sâu sát, dễ hiểu, hiệu quả và khẩn trương.

Ý thức người dân là quan trọng

Có thể thấy, thời gian qua, các địa phương trên địa bàn Hà Nội đã phát động chiến dịch tổng vệ sinh và đang huy động các bệnh viện thực hiện để kịp thời ngăn chặn sốt xuất huyết lây lan. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, trong tháng 11,12 dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội vẫn còn nhiều phức tạp. Nguyên nhân do diễn biến thời tiết như hiện nay là điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát sinh bọ gậy và muỗi.

Tại Việt Nam, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết. Do vậy, việc phòng, chống dịch phụ thuộc nhiều vào ý thức tự giác, sự phối hợp của người dân trong hoạt động diệt bọ gậy, diệt muỗi truyền bệnh. Quan trọng nhất vẫn là ý thức chủ động phòng ngừa của người dân, bởi chỉ cần những hành động rất đơn giản như úp gáo nước xuống, không cho loăng quăng, bọ gậy sinh sôi cũng là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Chủ động phòng, chống dịch sốt xuất huyết ngay từ cơ sở
Việc phòng, chống dịch phụ thuộc nhiều vào ý thức tự giác, sự phối hợp của người dân trong hoạt động diệt bọ gậy, diệt muỗi truyền bệnh.

Ông Phạm Văn Hà, Bí thư Chi bộ Khu dân cư số 3, phường Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa) cho biết, thời gian qua, UBND phường cũng đã chỉ đạo Trạm Y tế phường phối hợp với cán bộ khu dân cư phun hóa chất diệt muỗi phòng, chống bệnh sốt xuất huyết. Bên cạnh đó, khu dân cư cũng tuyên truyền, kêu gọi người dân tham gia dọn vệ sinh, diệt bọ gậy, muỗi truyền bệnh tại gia đình, khu dân cư.

“Thông qua chiến dịch dọn dẹp vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy phòng, chống sốt xuất huyết, nhằm góp phần nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của nhân dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, góp phần khống chế, không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn”, ông Hà chia sẻ.

Chị Ðặng Vân Anh, tổ dân phố số 6, phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm) cho biết: Ðược tuyên truyền về bệnh sốt xuất huyết và cách phòng chống, tôi và người thân trong gia đình đã chủ động tiêu diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy, vệ sinh sạch sẽ nơi sinh sống, phát quang bụi rậm, đổ hết các lu nước, chậu nước khi sử dụng xong, không để muỗi có nơi sinh sản, phát triển, khi đi ngủ phải bỏ màn...

Theo các chuyên gia y tế, để phòng chống bệnh sốt xuất huyết, cách tốt nhất là chủ động tiêu diệt muỗi vằn, bọ gậy loăng quăng tại nơi sinh sống như: Ðậy kín, chủ động cọ rửa bên trong các dụng cụ chứa nước ít nhất 1 tuần/lần, thả cá ăn bọ gậy vào trong các dụng cụ chứa nước ăn uống sinh hoạt; lật úp các dụng cụ chứa nước (xô, chậu, máng nước...) khi không sử dụng; thu dọn rác, loại bỏ vật phế thải gây đọng nước; giữ gìn vệ sinh môi trường nơi sinh sống, phát quang bụi rậm, ngủ nằm màn tránh muỗi đốt kể cả ban ngày; chủ động phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi…

Theo Sở Y tế Hà Nội, tính đến ngày 6/11, toàn Thành phố đã ghi nhận 28.483 ca mắc tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 575/579 xã, phường, thị trấn (chiếm 99,3% số xã, phường, thị trấn) và 4 trường hợp tử vong. Bệnh nhân có xu hướng gia tăng, trung bình mỗi tuần Thành phố ghi nhận từ 2.400 - 2.700 trường hợp. Tính đến nay, toàn Thành phố đã ghi nhận 1.661 ổ dịch, hiện còn 231 ổ dịch đang hoat động tại 28 quận, huyện, thị xã.

K.Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lại "cháy vé" xem đội tuyển Việt Nam thi đấu chung kết AFF Cup 2024

Lại "cháy vé" xem đội tuyển Việt Nam thi đấu chung kết AFF Cup 2024

(LĐTĐ) Toàn bộ vé trận chung kết AFF Cup 2024 bán theo hình thức trực tuyến hết sạch sau 30 phút, phe vé đã lợi dụng thời cơ hét giá lên cực cao.
Chung kết  ASEAN Cup 2024: Thái Lan đối đầu với đội tuyển Việt Nam

Chung kết ASEAN Cup 2024: Thái Lan đối đầu với đội tuyển Việt Nam

(LĐTĐ) Giành thắng lợi 3-1 trước Philippines ở trận bán kết lượt về ASEAN Cup 2024, Thái Lan đã chính thức có mặt trong trận chung kết của giải đấu khu vực để tranh ngôi vô địch với đội tuyển Việt Nam.
Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp

Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp

Để hướng dẫn thi hành khoản 2, khoản 3, Điều 33 Luật Thủ đô năm 2024, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.
Xem xét trách nhiệm các đơn vị chậm khắc phục “điểm đen”, “điểm tiềm ẩn” tai nạn giao thông

Xem xét trách nhiệm các đơn vị chậm khắc phục “điểm đen”, “điểm tiềm ẩn” tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Hà Nội yêu cầu tiếp tục rà soát, xử lý kịp thời các “điểm đen”, “điểm tiềm ẩn” tai nạn giao thông và các bất hợp lý trong tổ chức giao thông; xem xét xử lý và kiến nghị xử lý trách nhiệm các đơn vị đã được kiến nghị nhiều lần, nhưng chậm khắc phục các “điểm đen”, “điểm tiềm ẩn” tai nạn giao thông để xảy ra ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
Từ ngày 1/1/2025, vi phạm giao thông sẽ trừ điểm vào giấy phép lái xe

Từ ngày 1/1/2025, vi phạm giao thông sẽ trừ điểm vào giấy phép lái xe

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, mỗi giấy phép lái xe sẽ có 12 điểm/năm và mỗi lần vi phạm lái xe sẽ bị trừ điểm theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của lỗi vi phạm.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2025

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, hàng loạt luật và quy định mới sẽ chính thức có hiệu lực, tác động đến nhiều lĩnh vực từ giao thông, bảo hiểm y tế, vận tải, thuế đến tài chính ngân hàng. Những thay đổi này được kỳ vọng sẽ tạo ra bước chuyển biến tích cực trong quản lý nhà nước, đồng thời mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp.
Nghệ thuật phải giản dị, phản ánh hiện thực sống động sự bứt phá, vươn mình của đất nước

Nghệ thuật phải giản dị, phản ánh hiện thực sống động sự bứt phá, vươn mình của đất nước

Chiều 30/12, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị gặp mặt đại biểu văn nghệ sĩ toàn quốc. Buổi gặp mặt đại biểu văn nghệ sĩ được tổ chức nhằm lắng nghe ý kiến, trao đổi, chia sẻ, hiến kế, khẳng định quyết tâm cống hiến của đội ngũ văn nghệ sĩ, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tin khác

Hà Nội tập trung nguồn lực để điều trị cho người bệnh sốt xuất huyết

Hà Nội tập trung nguồn lực để điều trị cho người bệnh sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Ngay khi dịch sốt xuất huyết bắt đầu, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành văn bản chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn rà soát chủ động về giường bệnh, thuốc, hóa chất, dịch truyền; tập trung nhân lực, tập huấn chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết Dengue để sẵn sàng tiếp nhận và điều trị người bệnh.
Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết

Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh công tác truyền thông phòng chống sốt xuất huyết dưới nhiều hình thức đa dạng; đồng thời, các đơn vị đã tận dụng mạng xã hội để tuyên truyền nâng cao kiến thức và các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết cho người dân.
Triển khai phòng, chống sốt xuất huyết tới từng người dân

Triển khai phòng, chống sốt xuất huyết tới từng người dân

(LĐTĐ) Những ngày này, tại thành phố Hà Nội, dịch sốt xuất huyết đang diễn biến hết sức phức tạp với số ca mắc và ổ dịch ở mức cao. Nhằm đảm bảo sức khỏe cho nhân dân, các địa phương trên địa bàn Thủ đô đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp để ngăn chặn nguy cơ dịch bùng phát. Trong đó, chú trọng tuyên truyền, nâng cao ý thức của mỗi người dân.
Không chủ quan, lơ là với dịch sốt xuất huyết

Không chủ quan, lơ là với dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Hiện, tình hình dịch sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội đang diễn biến phức tạp, số ca mắc liên tục tăng. Với mục tiêu không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn, cùng với ngành Y tế, các quận, huyện trên địa bàn Thành phố đã chủ động triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết.
Không chủ quan với bất kỳ biểu hiện nào của sốt xuất huyết

Không chủ quan với bất kỳ biểu hiện nào của sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Để tránh những hậu quả đáng tiếc do bệnh sốt xuất huyết gây ra, các chuyên gia y tế lưu ý, khi có tình trạng sốt, đau mỏi người, người dân nên đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, xét nghiệm, tìm rõ nguyên nhân. Nếu mắc sốt xuất huyết ở thể nhẹ có thể điều trị tại nhà nhưng cũng cần có hướng dẫn của cán bộ y tế.
Đảm bảo tốt nhất cho công tác khám, điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết

Đảm bảo tốt nhất cho công tác khám, điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Ngay từ đầu mùa dịch, Sở Y tế Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai hiệu quả việc phân tầng điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Hiện tại, giường bệnh, thuốc, vật tư y tế, máu và chế phẩm máu, dịch truyền được đáp ứng đầy đủ cho công tác điều trị.
Hà Nội ghi nhận thêm 2.590 ca mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 2.590 ca mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Trong tuần (từ ngày 27/10 đến 3/11), trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận thêm 2.590 ca mắc sốt xuất huyết và 107 ổ dịch.
Vẫn gia tăng bệnh nhân sốt xuất huyết

Vẫn gia tăng bệnh nhân sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Dịch sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố Hà Nội đang diễn biến phức tạp và đã ghi nhận 4 trường hợp tử vong. Đáng lo ngại, do chủ quan và lơ là trong việc khám và điều trị bệnh đã khiến không ít người đối mặt với những biến chứng sốt xuất huyết cực kỳ nguy hiểm như: Giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu, tràn dịch màng phổi…
Nguy cơ biến chứng nặng ở người bệnh đái tháo đường bị sốt xuất huyết

Nguy cơ biến chứng nặng ở người bệnh đái tháo đường bị sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, bệnh sốt xuất huyết diễn biến khó lường, thậm chí dễ dẫn đến tiểu cầu giảm sâu gây xuất huyết nặng (như xuất huyết nội tạng, xuất huyết não), thoát huyết tương, cô đặc máu gây nên tình trạng sốc đe dọa tính mạng của người bệnh, nhất là với những người có bệnh lý nền.
Người dân còn lơ là, chủ quan trong phòng chống sốt xuất huyết

Người dân còn lơ là, chủ quan trong phòng chống sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Kiểm tra, giám sát tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn bộ phận người dân lơ là, chủ quan, chưa thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch, vệ sinh môi trường… dẫn đến số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng.
Xem thêm
Phiên bản di động