Chú trọng phát triển nguồn lực không gian sáng tạo văn hóa

(LĐTĐ) Làm rõ hơn về một số giải pháp phát huy nguồn lực văn hóa Thủ đô trong thời kỳ mới, PGS.TS Phạm Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho rằng những không gian sáng tạo là yếu tố then chốt, cần thiết để tạo ra sản phẩm văn hóa, mang đến lợi ích kinh tế - xã hội.
Đưa hình ảnh Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” đến với bạn bè năm châu Đặc sắc không gian văn hoá trải nghiệm tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội

Tại Hội thảo khoa học “Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” do thành phố Hà Nội tổ chức sáng 21/3, PGS.TS Phạm Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội làm rõ hơn về một số giải pháp phát huy nguồn lực văn hóa Thủ đô trong thời kỳ mới.

Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đồng tình với quan điểm Hà Nội có nguồn lực lớn về di sản vật thể và phi vật thể. Bên cạnh đó, PGS.TS Phạm Thị Thu Hương nêu ý kiến, cùng với nguồn lực di sản văn hóa truyền thống, hiện nay Hà Nội còn nguồn lực nữa là không gian sáng tạo.

Năm 2020, Hà Nội tròn 1010 tuổi, được thế giới biết đến là “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”, “Thành phố Vì hoà bình”, “Thành phố sáng tạo”. Đặc biệt, thế giới và cả nước đã ghi nhận những nỗ lực của Thủ đô về phát triển văn hóa. Với việc tham gia “Mạng lưới các thành phố sáng tạo” của UNESCO (2019), sở hữu những giá trị văn hóa đặc sắc của làng nghề truyền thống, giá trị văn hóa ẩm thực độc đáo, Hà Nội coi hội nhập là động lực của sự phát triển bền vững.

Chú trọng phát triển nguồn lực không gian sáng tạo văn hóa
PGS.TS Phạm Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội làm rõ hơn về một số giải pháp phát huy nguồn lực văn hóa Thủ đô trong thời kỳ mới.

Là thành viên của “Mạng lưới các thành phố sáng tạo”, Hà Nội có cơ hội làm nổi bật đặc trưng văn hóa của Thủ đô đối với thế giới, đồng thời, xây dựng chiến lược văn hóa toàn diện, tổng thể, đổi mới tư duy về phát triển văn hóa, xây dựng con người Hà Nội, vừa giữ gìn, bảo tồn văn hóa truyền thống của Thăng Long - Hà Nội, vừa tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại…

Tuy nhiên, còn rất nhiều vấn đề cần phải đặt ra đối với Hà Nội trong mục tiêu phát huy nguồn lực văn hóa trong phát triển Thành phố hiện nay. Những không gian sáng tạo, điểm đến của văn hóa - sáng tạo, văn hóa - kinh tế... vẫn chưa thể trở thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế sáng tạo, bởi lẽ mới tập trung vào một số ngành nghề nhất định, có tính chất tự phát, quy mô nhỏ, tản mát và thiếu liên kết, quảng bá quốc tế... nên các không gian này chưa có một đời sống sáng tạo mãnh liệt, gắn năng lực sáng tạo với phát triển kinh tế.

PGS.TS Phạm Thị Thu Hương cho rằng Hà Nội cần tập trung nghiên cứu quy hoạch không gian văn hóa, kết nối giữa các địa phương để đưa vào quy hoạch chung; nghiên cứu mô hình chuyển đổi, cải tạo các di sản văn hóa trở thành các không gian văn hóa sáng tạo gắn với các hoạt động văn hóa - nghệ thuật đặc sắc phát huy giá trị các di sản văn hóa của địa phương để tạo lập hoạt động thiết kế sáng tạo trong văn hóa, nghề thủ công phục vụ du lịch, thương mại và phát triển kinh tế địa phương.

Theo thống kê, hiện Hà Nội có 190 không gian sáng tạo. Có thể kể đến một số không gian sáng tạo tiêu biểu của Thủ đô như: phố đi bộ Hồ Gươm, phố Sách, phố bích họa Phùng Hưng, phố đi bộ Trịnh Công Sơn, dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân; hệ thống các bảo tàng, viện, trung tâm chuyên về văn hóa, nghệ thuật; các hội nghề nghiệp văn học, nghệ thuật; trường đại học, nhà hát, khu triển lãm và cơ sở dành cho hoạt động biểu diễn...

Ngoài ra, Hà Nội còn hệ thống không gian công cộng, là những không gian mở mà mọi người đều có thể tiếp cận, như hệ thống các công viên, vườn hoa, quảng trường, phố đi bộ cuối tuần, đã và đang được sử dụng cho nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật lớn. Sự nở rộ của các không gian sáng tạo tại Hà Nội cho thấy tín hiệu vui trong việc nuôi dưỡng và phát triển văn hóa từ chính cộng đồng, cũng khẳng định hướng đi đúng đắn của Hà Nội khi lựa chọn đẩy mạnh phát triển các không gian văn hóa sáng tạo.

PGS.TS Phạm Thị Thu Hương cũng nhìn nhận, theo nhiều chuyên gia, trước áp lực về đô thị hóa, gia tăng dân số, Hà Nội còn nhiều việc phải làm để những không gian này là nơi lan tỏa thông điệp về sáng tạo của người dân, nghệ sĩ Thủ đô.

“Ở góc độ nào đó, những không gian sáng tạo này là yếu tố then chốt, cần thiết để tạo ra sản phẩm văn hóa, mang đến lợi ích kinh tế - xã hội. Thành phố cần đẩy mạnh nghiên cứu, ban hành chính sách đặc thù để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp sáng tạo nói chung và không gian sáng tạo nói riêng”, PGS.TS Phạm Thị Thu Hương nói.

Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội phân tích, các không gian sáng tạo được hình thành trước hết là hướng tới cộng đồng, vì cộng đồng nhưng lại vận hành theo mô hình của một doanh nghiệp. Vì thế, nếu chỉ thuần túy áp dụng những chính sách kinh tế trong quản lý các doanh nghiệp này như doanh nghiệp thông thường khác, thì sẽ không thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Do vậy, cần có chính sách ưu đãi của Nhà nước về thuế doanh nghiệp, lãi suất ngân hàng, thuê mặt bằng kinh doanh... tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sáng tạo phát triển.

Đồng thời bên cạnh việc phát triển văn hóa nhưng cũng phải quan tâm đến thị trường văn hóa. “Chúng ta có sản phẩm văn hóa, tiêu biểu mang đặc trưng nhưng cũng phải có thị trường để đảm bảo phân phối và lưu thông sản phẩm đó. Vì vậy phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo, thị trường văn hóa để phát triển nguồn lực văn hóa Thủ đô”, PGS.TS Phạm Thị Thu Hương chia sẻ.

Theo PGS.TS Phạm Thị Thu Hương, trên nền tảng đó, Hà Nội có thể thực hiện được sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa giữ gìn bản sắc văn hóa với phát triển kinh tế, giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, trong đó văn hóa, con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, nguồn lực, động lực để phát triển Thủ đô.

Đó là một mục tiêu lớn và khó, đòi hỏi không chỉ sự vào cuộc tích cực của hệ thống chính trị mà còn là trách nhiệm của mỗi công dân đang sinh sống, làm việc tại Thủ đô thông qua những hành vi ứng xử mỗi ngày nhằm chung tay xây dựng Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, một điểm đến đáng đến, một thành phố đáng sống.

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ấn tượng màn trình diễn drone light khai mạc Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023

Ấn tượng màn trình diễn drone light khai mạc Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023

(LĐTĐ) Tối 3/6, hơn 1.600 chiếc drone light (thiết bị không người lái) đã có màn trình diễn nghệ thuật đặc sắc trong đêm khai mạc Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023.
Đủ điều kiện chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

Đủ điều kiện chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

Kết luận phiên họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chiều 3/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Ban Chỉ đạo quốc gia thống nhất đánh giá bệnh Covid-19 đã đủ điều kiện đáp ứng các tiêu chí của nhóm bệnh truyễn nhiễm nhóm B theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Bộ Công Thương làm rõ các giải pháp để cung ứng đủ điện

Bộ Công Thương làm rõ các giải pháp để cung ứng đủ điện

(LĐTĐ) Chiều 3/6, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo thường kỳ thông tin về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm. Tại đây, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải đã trả lời câu hỏi dư luận đang quan tâm về giải pháp nào cung ứng đủ điện.
Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội năm 2023: Cơ hội để công nhân lao động nâng cao tay nghề

Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội năm 2023: Cơ hội để công nhân lao động nâng cao tay nghề

(LĐTĐ) Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội năm 2023 được tổ chức nhằm tạo cơ hội để công nhân lao động (CNLĐ) trong các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thủ đô.
Quận Hoàng Mai: Ứng phó thiên tai xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ”

Quận Hoàng Mai: Ứng phó thiên tai xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ”

(LĐTĐ) Theo thống kê năm 2022, trên địa bàn quận Hoàng Mai, thiên tai về cơ bản không gây thiệt hại nhiều đến người, tài sản của nhà nước và nhân dân. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàng Mai Đàm Tiến Thắng đề nghị, các cơ quan, đơn vị chuẩn bị tốt mọi điều kiện để luôn sẵn sàng ứng phó thiên tai xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ”.
Tuổi trẻ Thủ đô chung tay bảo vệ môi trường

Tuổi trẻ Thủ đô chung tay bảo vệ môi trường

(LĐTĐ) Với vai trò xung kích của tuổi trẻ, Đoàn Thanh niên thành phố Hà Nội đã có nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa trong việc tuyên truyền, bảo đảm trật tự và văn minh đô thị trên địa bàn Thủ đô; đồng thời triển khai nhiều mô hình đạt hiệu quả, góp phần xây dựng Thủ đô sáng, xanh, sạch, đẹp.
Đã cơ bản tháo gỡ vướng mắc về thể chế cho thị trường bất động sản

Đã cơ bản tháo gỡ vướng mắc về thể chế cho thị trường bất động sản

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 3/6, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đã làm rõ kết quả của việc tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Tin khác

Việt Nam - Phần Lan mở màn đêm khai mạc DIFF 2023

Việt Nam - Phần Lan mở màn đêm khai mạc DIFF 2023

(LĐTĐ) Tối ngày 2/6/2023, Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2023 đã chính thức khai mạc. Việt Nam và Phần Lan là hai đội thể hiện phần thi đấu mở màn với chủ đề “Hoà bình cho nhân loại”. Đây là “bữa tiệc” nghệ thuật giữa âm thanh và ánh sáng mang lại nhiều cảm xúc khó quên trong lòng du khách khi đến với thành phố sông Hàn.
Lễ hội pháo hoa DIFF 2023 Đà Nẵng đã sẵn sàng

Lễ hội pháo hoa DIFF 2023 Đà Nẵng đã sẵn sàng

(LĐTĐ) Sau 3 năm ảnh hưởng bởi đại dịch covid 19, Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng năm nay trở lại với nhiều hoạt động sôi nổi và các màn trình diễn hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách quốc tế đến với thành phố Đà Nẵng thăm quan và chiễm ngưỡng.
Mùa gió nắng lao xao

Mùa gió nắng lao xao

(LĐTĐ) Từ trong sương sớm, những hạt nắng đầu ngày đã ươm mình trên từng cánh lá nhỏ đang lao xao dập dềnh trong gió. Gió tinh nghịch rung rinh những hàng cây bãi cỏ trong bản đồng ca bất tận của mùa sang. Để nắng ngẩn ngơ rơi mình từ nơi này qua nơi khác, nắng nhảy nhót chuyền cành từ cành này sang cành khác. Ta đi trong nắng mai hồng, óng ánh như tơ lụa, vai ta đầy nắng chảy, tóc ta gió mê mải, thổi bồng bềnh nhẹ bay.
Nhiều hoạt động đặc sắc trong Lễ hội kỷ niệm 595 năm Vua Lê Thái Tổ đăng quang

Nhiều hoạt động đặc sắc trong Lễ hội kỷ niệm 595 năm Vua Lê Thái Tổ đăng quang

(LĐTĐ) Lễ hội kỷ niệm 595 năm ngày Vua Lê Thái Tổ đăng quang (1428 - 2023) do Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm tổ chức sẽ diễn ra vào tối 2/6 (tức ngày 15/4 năm Quý Mão) tại khu vực Tượng đài Vua Lê Thái Tổ (16 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm), để tưởng nhớ, tri ân người Anh hùng dân tộc.
Chim trong phố

Chim trong phố

(LĐTĐ) Đêm. Lũ chuột khiêu vũ trong leo lét xó vắng. Đêm. Loài sâu tách kén biến hình. Và cũng giữa đêm tôi nghe tiếng đồng quê nghẹn ngào phố vắng. Con cu gáy nhà bên nức nở xuân thì. Chim trong phố. Chao ơi là buồn!
Nhân rộng Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu trong cộng đồng

Nhân rộng Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu trong cộng đồng

(LĐTĐ) Ngày 30/5, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm triển khai mô hình Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu trong thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng.
Hơn 1.600 drone trình diễn ánh sáng nghệ thuật tại Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023

Hơn 1.600 drone trình diễn ánh sáng nghệ thuật tại Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023

(LĐTĐ) Hơn 1.600 drone (thiết bị bay không người lái) sẽ trình diễn ánh sáng nghệ thuật trong lễ khai mạc Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa. Đây được xem là điểm nhấn nổi bật của sự kiện vừa được công bố tại buổi họp báo vào sáng 25/5.
Gặp lại Hà Nội - chạm miền ký ức

Gặp lại Hà Nội - chạm miền ký ức

(LĐTĐ) Người ta bảo, ký ức luôn là điều gì đó thân thương lắm! Ký ức với tôi về Hà Nội trôi qua, dù vui hay buồn tôi cũng đều nhớ. Tôi xếp tỉ mỉ từng kỷ niệm trong ngăn trái tim. Để làm gì ư? Để tôi tưới tắm tâm hồn mình, một ngày nào đó khô cằn giữa dòng đời xuôi ngược, nhớ về những tháng ngày thân thương của tuổi trẻ, được vuốt ve quá khứ đã đi qua, tự níu cảm xúc xa xưa như một phép màu, trở về ôm ấp.
Nghe cổ vật “kể chuyện” gốm Bát Tràng

Nghe cổ vật “kể chuyện” gốm Bát Tràng

Bát Tràng là trung tâm sản xuất gốm có lịch sử lâu đời, nằm bên tả ngạn sông Hồng, phía Bắc kinh đô Thăng Long xưa, nay là Thủ đô Hà Nội. Làng gốm Bát Tràng từng là điểm đến quen thuộc của người dân Hà Nội, trải qua năm tháng, khó có thể tìm thấy dấu tích gốm cổ ở nơi đây. Nhưng may mắn thay, có một nơi ở ngay phố Tràng Tiền (Hoàn Kiếm, Hà Nội), những cổ vật được quy tụ về vẫn đang thầm lặng kể câu chuyện lịch sử về gốm cổ Bát Tràng.
Đời chiếc lá

Đời chiếc lá

(LĐTĐ) Bình minh đang trở mình đón tinh khôi của mùa thu. Nụ sương trong vắt, ngẩn ngơ dõi tìm chiếc lá trong buổi sớm mai. Khờ khạo quá đỗi, chúng đâu biết rằng chiếc lá xinh xắn đấy đang dần rời xa cây, để lại cả tình yêu đỏ thắm của mình khắp rẻo chân trời, trên ngàn cây cũng bắt đầu xơ xác...
Xem thêm
Phiên bản di động