Chữ ký số chuyên dùng công vụ: Phải quản lý, cung cấp một cách chặt chẽ

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình, ngày 6/4, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách đã nghe trình bày Báo cáo tóm tắt về một số vấn đề lớn của Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) và thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật này. Vấn đề mở rộng phạm vi điều chỉnh, giá trị pháp lý của hình thức giao dịch điện tử, chữ ký số chuyên dùng công vụ... được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Lần đầu tiên có câu lạc bộ chữ ký số và giao dịch điện tử Quy định về chữ ký số và chứng thư số Đề nghị quy định quyền thỏa thuận và lựa chọn mức độ tin cậy của chữ ký điện tử

Cần lộ trình để mở rộng đối tượng, phạm vi điều chỉnh

Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Đoàn Bình Dương) cho rằng, cần có lộ trình để mở rộng đối tượng, phạm vi điều chỉnh của Luật Giao dịch điện tử, cần phải thí điểm một số lĩnh vực trước khi đưa vào luật chuyên ngành. Trường hợp luật chuyên ngành không quy định giao dịch bằng phương thức điện tử như quy định tại Điều 1 thì trong Điều 2 cần giao cho Chính phủ quy định cụ thể các trường hợp áp dụng và các trường hợp loại trừ, nhằm đảm bảo tính khả thi, bao quát, thực tiễn của luật.

Về chữ ký số chuyên dùng công vụ, theo đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân, đây là vấn đề quan trọng liên quan đến an ninh, an toàn, bảo vệ bí mật nhà nước và nhiều nội dung quan trọng khác đối với quá trình thực thi công vụ. Vì vậy, cần thiết phải phân tích, làm rõ hơn nữa về mặt tổ chức thực hiện, trách nhiệm pháp lý, an toàn, an ninh quốc gia đối với đơn vị cung cấp, quản lý chữ ký số chuyên dùng công vụ, bổ sung rõ trong Dự thảo Luật nhiệm vụ của Ban cơ yếu Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Chữ ký số chuyên dùng công vụ: Phải quản lý, cung cấp một cách chặt chẽ
Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân cho rằng, cần có lộ trình để mở rộng đối tượng, phạm vi điều chỉnh của Luật. Ảnh: Quốc hội

“Chữ ký chuyên dùng công vụ là chữ ký của những người có thẩm quyền. Mỗi văn bản, mỗi giao dịch công vụ đều tác động, ảnh hưởng lớn đến nhân dân, đến quốc gia, dân tộc. Vì vậy, cần phải được quản lý, cung cấp một cách chặt chẽ, bảo mật, không nên giao cho các tổ chức bên ngoài, nếu không sẽ rất nguy hiểm, nguy cơ mất an ninh, an toàn cho hệ thống chính trị. Vấn đề này cần được lưu ý đặc biệt và cần được rà soát, đánh giá tác động kỹ lưỡng và quy định thật rõ trong Dự thảo Luật”, đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân nói.

Đại biểu Trịnh Xuân An (Đoàn Đồng Nai) cho biết ông đồng tình với rất nhiều nội dung đã được chỉnh lý, tiếp thu, sửa đổi, bổ sung của Dự thảo Luật và cho rằng, đây là đạo luật khó, nhiều vấn đề liên quan đến chuyên môn kỹ thuật.

“Quan trọng nhất là chúng ta xác định được giá trị pháp lý của hình thức giao dịch điện tử này để đi vào thực tiễn, đặc biệt phải thuận tiện, không phát sinh các thủ tục, không phát sinh các chi phí. Bởi vì nếu chúng ta đặt ra nhiều tiêu chuẩn, nhiều quy định thì sẽ phát sinh ra cả chi phí về bộ máy, chi phí về con người, chi phí về hệ thống thiết bị”, đại biểu góp ý.

Chữ ký số chuyên dùng công vụ: Phải quản lý, cung cấp một cách chặt chẽ

Đại biểu Trịnh Xuân An cho rằng, quan trọng nhất là xác định được giá trị pháp lý của giao dịch điện tử. Ảnh: Quốc hội

Thực tiễn thời gian qua, theo đại biểu, có rất nhiều các hoạt động lừa đảo, thậm chí là các tội phạm trên môi trường mạng và người dân, người tiêu dùng không thể có đủ điều kiện để phân biệt được. Cho nên, phải tiếp tục rà soát để bảo đảm tính an toàn, đặc biệt là vấn đề quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội phải được rà soát rất kỹ lưỡng.

Rà soát các quy định liên quan đến các cơ sở dữ liệu quốc gia

Đại biểu Đồng Ngọc Ba (Đoàn Bình Định) lại đề nghị tiếp tục nghiên cứu, rà soát kỹ về ngôn ngữ, kỹ thuật lập pháp, đặc biệt là diễn đạt khái niệm từ ngữ trong luật này để mọi người dân đọc hiểu và thực hiện thuận lợi.

Bên cạnh đó, Dự thảo Luật quy định “dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia thì có giá trị tương đương các văn bản giấy chứa thông tin được cơ quan có thẩm quyền cung cấp”. Vấn đề này, theo đại biểu, nếu thực hiện được sẽ rất tốt, tuy nhiên, cần rà soát các quy định liên quan đến các cơ sở dữ liệu quốc gia để đảm bảo tính thống nhất.

Chữ ký số chuyên dùng công vụ: Phải quản lý, cung cấp một cách chặt chẽ
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Quốc hội

Thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Bộ Thông tin và Truyền thông thống nhất với các nội dung giải trình, tiếp thu và báo cáo một số vấn đề lớn về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lí dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) của cơ quan chủ trì thẩm tra.

Về phạm vi điều chỉnh, Bộ trưởng cho biết, khá nhiều lĩnh vực loại trừ áp dụng trong phạm vi điều chỉnh của Luật Giao dịch điện tử năm 2005 thực tế đã được triển khai giao dịch điện tử một phần hoặc toàn bộ như đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn. Theo Bộ trưởng, điều này phù hợp với xu thế chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, bởi vậy xin phép được mở rộng như trong Dự thảo, mở ra công cuộc chuyển đổi số quốc gia của Việt Nam được toàn dân và toàn diện.

Liên quan đến chữ ký số chuyên dùng Chính phủ, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, đây không phải là một lĩnh vực, một hoạt động quản lý nhà nước độc lập riêng rẽ trong lĩnh vực giao dịch điện tử mà chỉ là một dạng chữ ký điện tử, là một bộ phận cấu thành của giao dịch điện tử. Chữ ký điện tử cũng không phải một nhánh của giao dịch điện tử, chữ ký điện tử ở tầm rất sâu bên dưới của giao dịch điện tử. Bởi vậy không nên coi là một lĩnh vực hay một nhánh về quản lý nhà nước trong giao dịch điện tử...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

(LĐTĐ) Chiều nay (21/11), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự và phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc năm 2024, diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC Hòa Lạc, Hà Nội).
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

(LĐTĐ) Từ năm 2019 đến tháng 10/2024, tỉnh Hưng Yên thu hút được 222 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2.394 triệu USD. Trong đó, đến hết tháng 10/2024, tổng số dự án còn liệu lực trên địa bàn tỉnh là 2.320 dự án (gồm 1.728 dự án trong nước, 592 dự án nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 345.323 tỷ đồng và 7,73 tỷ USD).
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Phạm Minh Chính có chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica từ ngày 19 - 21/11. Sáng ngày 20/11 (giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, sau nghi lễ đón trang trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chiều 20/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đang thăm chính thức Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt.
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

(LĐTĐ) Danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô Hà Nội là danh hiệu tặng thưởng cho các cá nhân người nước ngoài có đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô hoặc mở rộng, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, quan hệ hợp tác quốc tế của Thủ đô vì mục tiêu hòa bình, tiến bộ xã hội...
Xem thêm
Phiên bản di động