Chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết
Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), muỗi Aedes aegypti là thủ phạm (vector chính) truyền vi rút gây bệnh sốt xuất huyết. Loại muỗi này còn gọi là muỗi “quý tộc”, muỗi “nhà vua” hoặc muỗi vằn, có khả năng sinh sản cao. Khi đẻ trứng, muỗi vằn thường chọn đẻ nơi nước sạch, chúng không đẻ nơi ao tù, nước thải cống hôi thối như nhiều người dân thường nghĩ.
Nhân viên y tế quận Hai Bà Trưng tuyên truyền phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết cho người dân. |
Do không hiểu hết về những đặc tính trên của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, nên nhiều hộ gia đình chủ quan, không dọn dẹp, vệ sinh thường xuyên mọi vật dụng có thể chứa trứng muỗi, bọ gậy (loăng quăng), bao gồm cả dụng cụ chứa nước trong, như lọ hoa chứa nước lâu ngày trên bàn thờ; chậu hoa cây cảnh chứa nước, bể chứa nước mưa…. Đặc biệt là các dụng cụ phế thải xung quanh nhà có khả năng chứa nước mưa trong (vỏ đồ hộp, chai lọ vỡ, mảnh gáo dừa, lốp xe, chum vại…). Điều đó lý giải vì sao, chỉ số BI (chỉ số điều tra số dụng cụ chứa nước có loăng quăng, muỗi vằn) tại một số nơi cao vượt ngưỡng.
Bộ Y tế nhận định nguy cơ sốt xuất huyết vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, nguy cơ lây lan trong cộng đồng và gây bệnh là rất lớn. Do vậy, Bộ Y tế đã liên tục đưa ra những khuyến cáo phòng, chống sốt xuất huyết.
Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế kêu gọi người dân mỗi tuần hãy dành 10 phút để diệt bọ gậy và thực hiện các biện pháp phòng bệnh chủ động.
Trong đó, cần kiểm tra, phát hiện và diệt loăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên thau rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt loăng quăng. Đồng thời, thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ, khay nước thải tủ lạnh... Nên loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng, để không cho muỗi đẻ trứng.
Bên cạnh đó, người dân nên ngủ màn phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi... để diệt muỗi và phòng muỗi đốt. Tích cực phối hợp với ngành Y tế trong chiến dịch diệt bọ gậy và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Tin khác
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30