Chính thức chốt phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông thành 2 đợt

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, Bộ đã nghiên cứu, tham mưu với Chính phủ và tại cuộc họp ngày hôm nay, Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất nội dung theo phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) thành 2 đợt.
Chủ động ứng phó khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp
Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2020: Phối hợp chặt chẽ, đảm bảo an toàn
Hơn 900.000 thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2020

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 3/8, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 26 giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương chịu trách nhiệm trong công tác tổ chức từng khâu của kỳ thi (chuẩn bị, coi thi, chấm thi, lên điểm, xét tốt nghiệp).

“Qua kiểm tra của Bộ GD&ĐT cho thấy công tác chuẩn bị của các địa phương đã thực hiện tích cực, nhiều địa phương đã ra nhiều chỉ thị để thực hiện, đặc biệt là phương án bảo đảm an toàn trong phòng chống dịch bệnh cho thí sinh trong quá trình thi”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết.

5052 1 hoc sinh ntfc
Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất nội dung theo phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT thành 2 đợt. (Ảnh: H.H)

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, hiện tình hình diễn biến dịch bệnh phức tạp tại các địa phương, đặc biệt là tại Đà Nẵng và Quảng Nam. Hai địa phương này cũng đã có văn bản đề xuất với Chính phủ phương án lùi kỳ thi. Trước tình hình đó, Bộ GD&ĐT đã nghiên cứu, tham mưu với Chính phủ và tại cuộc họp ngày hôm nay, Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất nội dung theo phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT thành 2 đợt.

Theo đó, có 4 vấn đề. Thứ nhất, Đà Nẵng và một số huyện, thị xã của tỉnh Quảng Nam đang thực hiện cách ly xã hội sẽ tiến hành lùi thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp. Kỳ thi sẽ tổ chức vào thời điểm thích hợp do địa phương đánh giá và đề xuất khi tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát;

Thứ hai, các địa phương còn lại sẽ thực hiện thi đúng kế hoạch theo phương án bảo đảm phòng chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế;

Thứ ba, trong Thông tư 2832 ngày 30/7, Bộ GD&ĐT đã ban hành văn bản để hướng dẫn cách thức tổ chức kỳ thi để phân thí sinh theo từng nhóm đối tượng. Những đối tượng đang là bệnh nhân sẽ được xét đặc cách theo quy chế của Bộ GD&ĐT, những trường hợp F1, F2 sẽ được tổ chức thi riêng tại một phòng riêng tại điểm thi đó;

Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, tổ chức thi thành 2 đợt, nên Bộ GD&ĐT đề xuất phương án như sau: Các thí sinh diện F1, F2 trong kỳ thi đầu tiên sẽ được dừng thi và chuyển sang thi vào đợt 2. Như vậy, lúc đó các em đã qua thời điểm bị cách ly. Còn kỳ thi ngày 8-10/8 sẽ không có trường hợp thí sinh nào đang phải cách ly hay điều trị bệnh.

Thứ tư, trong tình hình tổ chức thi 2 đợt, với việc xét tuyển đại học thì Bộ GD&ĐT tiếp tục có công văn để các trường đại học tạo điều kiện thuận lợi bằng cách có phương thức tuyển sinh chia tỉ lệ, chỉ tiêu phù hợp cho các em học sinh thi cả 2 đợt, bảo đảm quyền lợi cho các em học sinh được công bằng.

Nói thêm về việc này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, trong cuộc họp ngày 3/8, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã báo cáo Thủ tướng phương án thi 2 đợt như trên.

“Trước hết, cần phải khẳng định ngành giáo dục tại các địa phương đều đã chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT vào ngày 8-10/8, kỳ thi này liên quan đến vấn đề xét tuyển Đại học nên không thể lùi được”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, thẩm quyền quyết định thi như thế nào là thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT theo Luật Giáo dục 2019. Như vậy, những địa phương không phải giãn cách xã hội thì tổ chức thi bình thường.

Trong quá trình thi phải bảo đảm các giải pháp về phòng chống dịch bệnh (ngồi giãn cách, đeo khẩu trang, rửa tay…). Còn những địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề xuất lùi lại thời điểm thích hợp cùng với số thí sinh đang ở diện F0, F1, F2 cũng thi lùi lại.

Nói về vấn đề xét đặc cách công nhận tốt nghiệp THPT, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói cần phải xem xét kỹ về pháp lý. Trong Luật Giáo dục có nêu rằng học sinh tốt nghiệp đã học hết chương trình THPT đủ điều kiện theo quy định được dự thi, đạt yêu cầu thì được cấp Bằng Tốt nghiệp THPT. Do đó, khi xét đặc cách phải báo cáo Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền quyết định vấn đề này. Tuy nhiên, phải tính rằng, việc xét đặc cách ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh, đây là vấn đề rất lớn.

Liên quan đến công tác xét tuyển sinh đại học và cao đẳng, đặc biệt là trong 42 trường của Công an, Quân đội dựa vào phương thức xét tuyển sức khoẻ và kết quả thi tốt nghiệp THPT thì những học sinh không tiếp tục đăng ký xét tuyển vào đại học thì không sao nhưng những học sinh xét đặc cách nếu đăng ký vào các trường này thì phải cân nhắc thực hiện thế nào cho phù hợp.

“Hôm nay, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã báo cáo Chính phủ và các địa phương về vấn đề này để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh, phụ huynh. Chúng tôi phải nói rõ vấn đề này để truyền thông thông tin làm sao có cái nhìn tổng thể về việc thi tốt nghiệp THPT vừa bảo đảm phòng chống dịch, vừa bảo đảm thực hiện Luật Giáo dục, công tác chuẩn bị của Bộ GD&ĐT và các địa phương để quyết định vấn đề thi sao cho đảm bảo các thí sinh thi tốt và không lây nhiễm trong quá trình thi cho thầy cô, học sinh”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

H.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn tại các khu công nghiệp

Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn tại các khu công nghiệp

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động công đoàn tại Công đoàn các Khu chế xuất và công nghiệp (KCX&CN) Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.
Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

(LĐTĐ) Rạng sáng 29/3, xe buýt tuyến 101B đã kịp thời đưa 2 người bị thương do tai nạn giao thông vào bệnh viện cấp cứu.
Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

(LĐTĐ) Đem rượu qua nhà rủ nhậu nhưng bị từ chối, Vũ Văn Xuyên dùng gậy gỗ đánh tử vong ông N.V.N.
Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.

Tin khác

Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Đề xuất lắp camera phạt nguội trên đường Vành đai 3

Đề xuất lắp camera phạt nguội trên đường Vành đai 3

(LĐTĐ) Chiều 28/3, tại cuộc họp báo của UBND thành phố Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng - Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, đã thông tin về việc đề xuất, báo cáo Bộ Công an lắp đặt hệ thống camera phạt nguội trên tuyến đường Vành đai 3.
Hai phương án về hưởng BHXH một lần: Đại biểu cho rằng chưa thỏa đáng

Hai phương án về hưởng BHXH một lần: Đại biểu cho rằng chưa thỏa đáng

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, chiều 27/3, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Vấn đề hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần tiếp tục được các đại biểu thảo luận sôi nổi.
Từ ngày 15/5, giá điện được điều chỉnh 3 tháng một lần

Từ ngày 15/5, giá điện được điều chỉnh 3 tháng một lần

(LĐTĐ) Theo quyết định mới vừa được Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký ban hành, từ 15/5, giá điện được xét điều chỉnh 3 tháng một lần khi chi phí đầu vào tăng từ 3% trở lên.
3 vấn đề lớn của phong trào thanh niên trong thời đại mới

3 vấn đề lớn của phong trào thanh niên trong thời đại mới

(LĐTĐ) Chia sẻ với thanh niên tại buổi gặp mặt và đối thoại, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các phong trào thanh niên tập trung vào nâng cao năng lực công nghệ thông tin, học tập ngoại ngữ và bảo vệ vệ sinh môi trường.
Uống rượu, bia, “chỉ dắt xe” có bị phạt vi phạm nồng độ cồn?

Uống rượu, bia, “chỉ dắt xe” có bị phạt vi phạm nồng độ cồn?

(LĐTĐ) Do có 2 luồng quan điểm khác nhau, Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh thiết kế 2 phương án: Phương án 1 là cấm tuyệt đối nồng độ cồn, áp dụng đối với tất cả các loại phương tiện giao thông đường bộ; phương án 2 là giữ nguyên như Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
Bị trừ hết điểm giấy phép lái xe, người vi phạm phải kiểm tra kiến thức pháp luật

Bị trừ hết điểm giấy phép lái xe, người vi phạm phải kiểm tra kiến thức pháp luật

(LĐTĐ) Người lái xe vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở mức độ nghiêm trọng sẽ bị trừ điểm giấy phép lái xe và trong thời hạn 12 tháng không bị trừ điểm khi đang còn điểm sẽ được phục hồi đủ 12 điểm.
Đề xuất Nhà nước thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư

Đề xuất Nhà nước thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư

(LĐTĐ) Nhà nước thu phí sử dụng đường cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác, gồm: Đ­ường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo hình thức đầu tư công; đư­­­­­­ờng cao tốc được đầu tư theo các hình thức khác khi kết thúc hợp đồng, chuyển giao cho Nhà nước.
Cần trao cho thành phố Hà Nội quyền tự tổ chức các cơ quan chuyên môn

Cần trao cho thành phố Hà Nội quyền tự tổ chức các cơ quan chuyên môn

(LĐTĐ) Đại biểu Lê Thanh Vân cho rằng, cần trao cho Thành phố quyền tự tổ chức các cơ quan chuyên môn, bên cạnh khung “cứng” của Chính phủ, cho phép Hà Nội được tổ chức cơ quan chuyên môn phù hợp với điều kiện của mình.
Xem thêm
Phiên bản di động