Chiêm ngưỡng cận cảnh "Báu vật Hoàng cung Thăng Long"
Check-in với trường quay ảo tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long Gần 30 cổ vật Hoàng cung lần đầu tiên được ra mắt công chúng |
Những di vật vô cùng quý giá tìm thấy ở dưới lòng đất Khu di sản Hoàng thành Thăng Long được trưng bày nhằm giới thiệu tới công chúng những hiện vật tiêu biểu, đặc sắc nhất kể từ dấu mốc phát lộ khảo cổ học đột phá năm 2002. |
29 cổ vật tiêu biểu, đặc sắc nằm trong khu trưng bày “Báu vật Hoàng cung Thăng Long” là minh chứng sống, lưu giữ và thể hiện giá trị văn hóa trong suốt chiều dài lịch sử Hoàng cung Thăng Long. Đó là các đồ dùng, vật dụng không thể thiếu, có vai trò rất quan trọng trong đời sống Hoàng cung; từ cuộc sống sinh hoạt thường nhật đến các yến tiệc của nhà vua và triều đình trong các dịp đại lễ, sinh nhật vua, lễ đăng quang của nhà vua… |
Báu vật được trưng bày theo ba phần: Không gian giới thiệu các hiện vật thời Lý - Trần; Không gian giới thiệu hiện vật thời Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng và Không gian phía ngoài tạo điểm nhấn với các hiện vật lần đầu tiên giới thiệu tới công chúng như Chậu đất nung thời Trần có kích thước lớn nhất từ trước đến nay, mô hình kiến trúc men xanh thời Lê sơ... Nổi bật với những hình ảnh trình chiếu tái hiện cung điện nhà Lý và bức tường bao thể hiện sự tươi đẹp bốn mùa trong Hoàng cung xưa kia. |
Đặc biệt, đây là lần đầu tiên Ban tổ chức trưng bày giới thiệu công nghệ trình chiếu 3D mapping mô phỏng lại những hoa văn của hiện vật để khách tham quan nhận diện rõ hơn về vẻ đẹp của đồ gốm ngự dụng Hoàng cung Thăng Long. Đáng nói, các loại đồ gốm sứ hiếm quý này phần nhiều được tìm thấy và phục dựng từ các mảnh vỡ nhỏ. |
Đĩa hình rồng chân có 5 móng là đồ gốm quý giá của thời Lê sơ, được làm bởi bàn tay điêu luyện của các nghệ nhân xưa kia, ở một trình độ rất cao của thợ làm gốm sứ. Để có thể tạo ra một chiếc đĩa trên, thợ thủ công sẽ vẽ lớp màu xanh cô ban dưới lớp men gốm, sau đó đem đi nung ở nhiệt độ cao. Công đoạn tiếp theo là vẽ men màu đỏ, xanh lá cây và sử dụng vàng thật trên lớp men. Cuối cùng, họ đem đi nung ở nhiệt độ thấp hơn và cho ra tạo tác hoàn chỉnh, trở thành đồ ngự dụng của nhà vua. |
Lần đầu tiên Khu di sản Hoàng thành Thăng Long giới thiệu tới công chúng những di vật có chất liệu bằng vàng, bao gồm những hiện vật như: Thanh kiếm cẩn tam khí hình nhân vật và hoa lá thời Trần thế kỷ 13-14; mảnh lá vàng trang trí hình rồng và vân mây thời Lý thế kỷ 11-12; cúc áo vàng đúc nổi hình rồng và cánh sen thời Trần thế kỷ 13-14; lệnh bài "Cung nữ xuất mãi bài" nên hiệu Quang Thuận thứ 7 (1466); mảnh vàng trang trí văn mây thời Trần thế kỷ 13-14 và trâm đồng cài tóc thời Lê sơ thế kỷ 15-16. |
Dựa trên nhiều nguồn tư liệu, các chuyên gia gốm cổ Việt Nam đã tái tạo lại một số đồ án hoa văn vẽ trên loại đĩa lớn. Hiện vật chiếc đĩa lớn được phục dựng nhờ một mảnh đĩa nhỏ. Nếu được tái hiện hoàn chỉnh bằng công nghệ trình chiếu 3D mapping, chiếc đĩa lớn có miệng tạo cánh sen sẽ xuất hiện cảnh không gian sân vườn cùng lầu gác và nhân vật; tái hiện sự thanh bình, thơ mộng, sự hòa hợp thân thiện trong chốn Hoàng cung Thăng Long xưa. |
Nổi bật là hiện vật bát sứ thấu quang - bảo vật Quốc gia được làm bởi các nghệ nhân có trình độ tay nghề cao. Bát có xương gốm mỏng như vỏ trứng, nếu được soi sáng sẽ hiện lên hình rồng chân 5 móng, khắc chìm bên trong, biểu trưng cho quyền lực của Đế Vương thời đó. |
Bộ sưu tập bát, đĩa, đồ gốm hoa lam thời Lê sơ ở thế kỷ 15. Tất cả các hình rồng được trang trí trên bát đĩa đều là biểu tượng rồng có chân 5 móng, trong lòng bát có chữ "quan" nghĩa là đồ dùng của nhà vua. Bộ sưu tập hiện đang trong quá trình đề nghị công nhận bảo vật Quốc gia. |
Liễn gốm men ngọc, thân tạo nổi văn cánh cúc thời Trần, thế kỷ 13-14. Để tạo ra sản phẩm này, thợ thủ công phải sử dụng các lò cóc, lò nằm, có khi cả lò rồng để nâng nhiệt độ nung cho sản phẩm lên đến 1.200 - 1.300 độ C. Việc sử dụng bao nung và kỹ thuật nung chồng bằng con kê (lòng dong) cho thấy đạt trình độ sản xuất gốm cao cấp, nhất là gốm men ngọc thời đó rất phát triển. |
Bộ sưu tập đồ gốm chữ Hán như "Trường Lạc cung", "Kính". Trong đó, "Trường Lạc cung" vốn là cung lớn và đẹp nhất thời Lê sơ, đây là nơi ở của bà Nguyễn Thị Hằng, vợ vua Lê Thánh Tông. Theo giới khảo cổ, diện tích cung Trường Lạc không giới hạn tại khu vực đã khai quật mà mở rộng tới đường Hoàng Diệu. |
Bình rượu gốm hoa nâu, thân tạo hình bông sen, thời Lý, thế kỷ 11-12. Đây là loại đồ gốm được chế tạo công phu, cốt gốm dày dặn, dùng men nâu làm trang trí trên nền men ngà hoặc phủ toàn bộ men nâu, thường dùng làm đồ gia dụng và phục vụ tôn giáo. |
Chậu gốm men trắng, chân đế trổ thủng văn hoa cúc dây, thời Lý, thế kỷ 11-12. Nhờ sự đặc biệt của chân đế trổ thủng, đã tạo ra vẻ mềm mại, thanh thoát, cả khối chậu và đế xứng đáng trở thành một tác phẩm nghệ thuật của thời Lý. |
Mô hình kiến trúc men xanh lục thời Lê Sơ, thế kỷ 15 được tìm thấy tại khu phía Đông của Điện Kính Thiên. Mô hình đã cung cấp cho Khu di sản Hoàng thành Thăng Long nhiều tư liệu quý giá, nhất là về hình thái một cung điện thời Lê. Mô hình có mái lợp bằng ngói màu xanh và các ngói bóng trên kiến trúc gỗ, được xác định là ngói thanh lưu ly và hoàng lưu ly khi các nhà khảo cổ khai quật những mảnh vỡ tương tự ở khu vực lân cận Điện. |
Chậu gốm lớn đựng nước rộng 1m2, vai trang trí khắc chìm văn đồng tiền và đắp nổi văn cánh sen ở thời Trần thế kỷ 13-14, là chiếc chậu có kích thước lớn nhất từ trước đến nay. Căn cứ chất liệu, thể tích và một lỗ gần sát ở đáy, các nhà khảo cổ xác định đây chính xác là một chậu nước thời xưa. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51