“Chỉ bàn làm, không bàn lùi” vì quốc gia, dân tộc

Để hiện thực hóa khát vọng thành nước có thu nhập trung bình khá vào năm 2030, là nước có thu nhập cao vào năm 2045, bên cạnh sự đột phá về thể chế, công tác điều hành phải quyết liệt với tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi” như Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhiều lần đề cập là “chìa khóa” tạo các bước đột phá.
Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam

Trước sự thiếu hụt điện nghiêm trọng tại các tỉnh miền Bắc những tháng cao điểm năm 2023, không chỉ làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, tình hình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là đầu tư nước ngoài, bài toán đặt ra phải xây dựng gấp đường dây truyền tải điện từ miền Nam ra miền Bắc. Được sự đồng ý của Bộ Chính trị và Quốc hội, Chính phủ đã tiến hành triển khai xây dựng đường dây 500 kV mạch 3 (Quảng Trị - Hưng Yên) với tổng số vốn 22.300 tỷ đồng, kéo dài 519 km đi qua 6 tỉnh trong điều kiện địa hình phức tạp. Với dự án này, nhanh nhất phải mất 03 năm mới hoàn thành, song với sự điều hành quyết liệt của Chính phủ và Thủ tướng, sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị trên tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương/Làm việc ba ca bốn kíp”, nên chỉ đúng 6 tháng toàn bộ dự án đã hoàn thành. Dự án này chứng minh cho ý chí và nghị lực Việt Nam, con người Việt Nam không có gì là không thể, nếu quyết tâm.

“Chỉ bàn làm, không bàn lùi” vì quốc gia, dân tộc
Đồng chí Phạm Minh Chính - Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, bên cạnh tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, Chính phủ đang tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế dựa trên các trụ cột mang tính định hình, dẫn dắt, tiên phong, gồm: Phát triển kinh tế số; phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trí tuệ nhân tạo và cách mạng công nghiệp 4.0. Trong đó, ưu tiên trước mắt là đẩy mạnh hạ hầng số (chuyển đổi số), kết cấu hạ tầng (hạ tầng giao thông), phấn đấu đến năm 2030 cả nước có 5.000 km đường cao tốc.

Bên cạnh đó, Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư xây dựng dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, đẩy nhanh tiến độ dự án sân bay quốc tế Long Thành và các dự án quan trọng khác. Quan điểm của Thủ tướng Phạm Minh Chính cái gì đã rõ, đã chín thì phải làm quyết liệt; cái gì chưa rõ, chưa chín thì vừa làm, vừa rút kinh nghiệm… Tinh thần chung “chỉ bàn làm, không bàn lùi”.

Để tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam nhằm hiện thực hóa khát vọng vì đất nước hùng cường, tiến lên đài vinh quang để “sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới” như mong muốn của Bác Hồ kính yêu không còn cách nào khác: “Chủ trương một, biện pháp mười, quyết tâm phải hai mươi”. Thế nên, trong thời gian qua, với phương châm “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các bộ, ngành, địa phương đang “thần tốc” sắp xếp, tinh gọn bộ máy hành chính “hiệu năng- hiệu lực - hiệu quả” theo tinh thần Nghị quyết số 18 của Trung ương Đảng về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.

“Chỉ bàn làm, không bàn lùi” vì quốc gia, dân tộc
Với tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi", phát huy những thành quả đã được, năm 2025, Chính phủ quyết tâm đưa GDP tăng trưởng 2 con số

Tại buổi thăm và giao lưu với giảng viên, sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 7/10/2024 của Thủ tướng Phạm Minh Chính và nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Giáo sư Klaus Schwab, với chủ đề Định vị Việt Nam trong kỷ nguyên thông minh - Tầm nhìn cho thế hệ trẻ, Thủ tướng nhấn mạnh: Kỷ nguyên thông minh phải là kỷ nguyên phát triển vì con người, phục vụ con người, lấy con người làm trung tâm, làm chủ thể. Trong đó, với tinh thần "biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể", phát huy truyền thống văn hóa - lịch sử hào hùng, Việt Nam có bản lĩnh, tự tin để đi lên, vượt qua giới hạn của chính mình để thực hiện các mục tiêu trong kỷ nguyên mới.

Còn báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu năm 2025 tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng yêu cầu có các giải pháp đột phá trên tinh thần “chỉ tiêu nào chưa đạt thì phải đạt, chỉ tiêu đạt rồi thì phải nâng cao chất lượng, hiệu quả”, phấn đấu cao nhất hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Đồng thời, Thủ tướng lưu ý, bằng mọi biện pháp phải giữ đà, giữ nhịp và tăng tốc, bứt phá; bám sát thực tiễn, kịp thời ứng phó với những vấn đề phát sinh trên tinh thần “dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung”, “đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện; đã làm, đã thực hiện là phải có hiệu quả”, “Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, chỉ bàn làm, không bàn lùi”. Trên tinh thần, siết chặt kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm, Trung ương, Chính phủ, Quốc hội giữ vai trò kiến tạo”.

Theo Thủ tướng, phía trước còn rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng không khó khăn nào có thể cản được quyết tâm, sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân tộc. Mỗi thách thức là cơ hội để chúng ta trưởng thành, khẳng định sức mạnh và bản lĩnh của con người Việt Nam. Hãy thắp lên ngọn lửa quyết tâm mãnh liệt, cùng nhau tiến bước để xây dựng tương lai tươi sáng cho đất nước. Những nỗ lực không ngừng nghỉ hôm nay sẽ là nền tảng vững chắc cho sự thịnh vượng ngày mai, vì thế hệ tương lai như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn.

Là cơ quan hành pháp, từ Chính phủ đến cấp chính quyền địa phương đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, cụ thể hóa các nghị quyết của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp với tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, năng động, sáng tạo trong công tác điều hành đã thu được những kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Đây chính là tiền đề quan trọng, để đưa nền kinh tế phát triển lên tầm cao mới trong năm 2025 và cả nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ XIV (2026 - 2031) tới đây!

Đăng Hà

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Công an Hà Nội điều động 6 cán bộ đặc biệt tinh nhuệ sang Myanmar

Công an Hà Nội điều động 6 cán bộ đặc biệt tinh nhuệ sang Myanmar

Công an thành phố Hà Nội điều động 6 cán bộ tham gia Đoàn công tác cứu nạn, cứu hộ thuộc Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ tìm kiếm người bị nạn và khắc phục hậu quả, thiệt hại sau trận động đất tại Myanmar.
Dự báo giá USD tuần tới: Giá USD ngân hàng sẽ neo ở mức cao

Dự báo giá USD tuần tới: Giá USD ngân hàng sẽ neo ở mức cao

Nhiều tổ chức tài chính quốc tế dự báo giá USD sẽ chạm mốc 26.000 đồng, lãi suất duy trì mức thấp trong ngắn hạn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Dự báo giá xăng, dầu tuần tới có thể tăng nhẹ

Dự báo giá xăng, dầu tuần tới có thể tăng nhẹ

Dự báo trong kỳ điều hành tuần tới (3/4/2025), giá xăng, dầu có thể sẽ tăng nhẹ.
Người phụ nữ bị lừa 150 triệu khi nhận được cuộc gọi chuyển tiền cho con

Người phụ nữ bị lừa 150 triệu khi nhận được cuộc gọi chuyển tiền cho con

Công an thành phố Hà Nội thông tin, mới đây, một người phụ nữ ở quận Đống Đa (Hà Nội) đã bị lừa 150 triệu đồng khi nhận được cuộc gọi chuyển tiền cho con.
Phát huy giá trị cảnh quan không gian hồ Gươm

Phát huy giá trị cảnh quan không gian hồ Gươm

Nhằm phát huy giá trị văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh di tích quanh hồ Gươm, góp phần tạo không gian sinh hoạt cộng đồng và đẩy mạnh phát triển du lịch, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa giao các đơn vị liên quan đẩy nhanh việc lập quy hoạch, cải tạo không gian khu vực phía Đông hồ Gươm theo hướng xây dựng quảng trường - công viên đặc biệt. Thành phố cũng sẽ đầu tư cải tạo, chỉnh trang, tái thiết, khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
Phát triển nhà ở xã hội: Quyết tâm cao, nỗ lực lớn

Phát triển nhà ở xã hội: Quyết tâm cao, nỗ lực lớn

Trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước, cùng các bộ, ngành, địa phương luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến phát triển nhà ở xã hội với nhiều chính sách và nguồn lực ưu tiên. Đây cũng được xác định là nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ các ngành, địa phương. Để cụ thể hoá các chủ trương này, thành phố Hà Nội đã xây dựng nhiều chính sách đặc thù có đột phá với việc xác định rõ trách nhiệm của Thành phố, của địa phương, của cộng đồng và “cơ hội” đang dần đến nhiều hơn với người dân.
Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng dưới 1 triệu đồng nhập qua thương mại điện tử

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng dưới 1 triệu đồng nhập qua thương mại điện tử

Bộ Tài chính vừa thay đổi đề xuất hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử có trị giá theo từng đơn hàng từ 1 triệu đồng trở xuống được miễn thuế nhập khẩu, thay vì 2 triệu đồng như trước đó.

Tin khác

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Báo Lao động Thủ đô xin trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hỗ trợ tối đa cho sự phát triển của lĩnh vực dữ liệu

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hỗ trợ tối đa cho sự phát triển của lĩnh vực dữ liệu

Tổng Bí thư khẳng định Đảng và Nhà nước sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của lĩnh vực dữ liệu, để Việt Nam sớm trở thành một quốc gia số, một xã hội số, một nền kinh tế số thịnh vượng.
Tinh gọn bộ máy để đáp ứng yêu cầu đổi mới

Tinh gọn bộ máy để đáp ứng yêu cầu đổi mới

Việc tuyên truyền, quán triệt thực hiện Kết luận số 127-KL/TƯ được Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ thực hiện bằng nhiều hình thức; đưa vào nội dung sinh hoạt cấp ủy, thông tin kịp thời các phương án, mô hình hệ thống tổ chức, đề án sắp xếp; các chế độ, chính sách đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động. Qua đó đã động viên, khích lệ mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phát huy tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung.
Giải phóng kinh tế tư nhân

Giải phóng kinh tế tư nhân

Vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”. Với cách tiếp cận mới, đây thực sự là những nội dung mang tầm chiến lược để “tháo gỡ” các rào cản, mở đường “cao tốc” đưa kinh tế tư nhân trở thành một trong 3 chân kiềng quan trọng góp phần hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường.
Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Chặng đường gần 40 năm đổi mới đã ghi dấu một Việt Nam kiên cường, bứt phá và khát khao phát triển.
Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TƯ ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về "Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia", đúng như chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo 57 của Thành ủy - điều quan trọng phải xác định rõ trọng tâm, trọng điểm để tạo các bước đột phá.
Tinh gọn bộ máy mang lại lợi ích cho người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Tinh gọn bộ máy mang lại lợi ích cho người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Từ Kết luận số 126-KL/TW đến Kết luận số 127-KL/TW của Bộ chính trị, Ban Bí thư "về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị" đã hướng thẳng đến mục tiêu xây dựng một hệ thống chính trị gọn nhẹ, minh bạch; hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; tránh tình trạng chồng chéo chức năng, lãng phí nguồn lực. Đây chính là yêu cầu tất yếu để phát triển đất nước.
Đối ngoại và ngoại giao Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Đối ngoại và ngoại giao Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Ngày 7/3, tại Học viện Ngoại giao Việt Nam, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Đối ngoại và ngoại giao Việt Nam trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
GS.TS Hoàng Thế Liên: Cần giao việc hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật cho những chuyên gia giỏi

GS.TS Hoàng Thế Liên: Cần giao việc hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật cho những chuyên gia giỏi

Đẩy mạnh cải cách thể chế, pháp luật là yêu cầu quan trọng hàng đầu nhằm tạo dựng cho được hệ thống thể chế tổng thể, đồng bộ và vận hành hiệu quả, thúc đẩy phát triển đất nước.
Học tập suốt đời để có tư duy đổi mới, sáng tạo

Học tập suốt đời để có tư duy đổi mới, sáng tạo

Bài viết “Học tập suốt đời” của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã nhận được sự đồng tình và hưởng ứng tích cực từ cán bộ Công đoàn và đoàn viên, người lao động. Mỗi người đều cho rằng, cần thiết học tập suốt đời để có tư duy đổi mới, sáng tạo, không chỉ khẳng định bản thân mà còn góp phần thực hiện tốt mọi nhiệm vụ.
Xem thêm
Phiên bản di động